Nga - Mỹ - EU và những được mất sau đàm phán Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mô tả buổi đàm phán hôm qua là “ngày làm việc tốt đẹp”. Theo đó, Ukraine, Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu đều bước đầu được đáp ứng về một số vấn đề và không bên nào quá thua thiệt.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc đàm phán 4 bên về Ukraine ở Geneva, Thụy Sĩ hôm qua (17/4). |
Theo hãng tin AP (Mỹ), dưới đây là những “được, mất” của các bên tham gia cuộc đàm phán.
NGA
Bị phương Tây và Kiev lên án là kẻ kích động bạo loạn ở phía đông Ukraine, việc Nga kí kết vào một tuyên bố chung với tinh thần hòa giải là thắng lợi quan trọng về hình ảnh quốc gia. Hành động này đã thúc đẩy uy tín của Nga trên trường quốc tế sau khi cho phép các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), một nhóm mà từ trước tới nay Nga vẫn chỉ tích là “thiên vị” cho phương Tây.
Về vấn đề trong nước, cuộc đàm phán đã giúp Nga gạt bỏ mối đe dọa trước mắt là các lệnh cấm vận mới của Mỹ và EU. Dù ít nhiều, các lệnh cấm vận của phương Tây cũng đã gây tổn hại tới nền kinh tế Nga.
Nga vẫn thúc đẩy một thể chế liên bang cho Ukraine – theo đó chính quyền trung ương sẽ chuyển giao bớt quyền lực cho chính quyền địa phương - với mục tiêu được cho là nhằm duy trì ảnh hưởng của Mátxcơva tại các miền đông Ukraine. Mặc dù tuyên bố chung của các cuộc đàm phán không đề cập cụ thể về vấn đề này, văn bản này có nói về một “tiến trình hiến pháp toàn diện, minh bạch và đáng tin cậy”. Điều đó có nghĩa quá trình thế chế hóa theo hướng liên bang sẽ vẫn là vấn đề hàng đầu.
Đáng chú ý là tuyên bố chung không đề cập gì tới Crimea, bán đảo sát nhập vào Nga tháng trước. Điều đó có nghĩa là các bên tham gia đàm phán ngoài Nga trước đây lên án giờ đã chấp nhận động thái này của Mátxcơva.
Tuy nhiên, văn bản này không “đả động” chút nào về một trong những mong muốn chính của Nga – không cho Ukraine gia nhập NATO.
UKRAINE
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang leo thang từng ngày, chính quyền lâm thời ở Ukraine có vẻ trở nên “mờ nhạt”. Nhưng tuyên bố chung về Ukraine kêu gọi nước này tiến hành “đối thoại toàn quốc” đặt trách nhiệm lên vai chính quyền mới ở Kiev.
Chính quyền Ukraine cũng có nhiệm vụ khó khăn hơn là thực thi lời kêu gọi của thỏa thuận tiến hành giải giáp vũ khí các nhóm bất hợp pháp hay chiếm lại các tòa nhà chính quyền và khu vực công cộng bị người biểu tình chiếm đóng. Giới chức Ukraine sẽ bị thử thách ở cả miền đông – nơi những người biểu tình thân Nga đang chiếm đóng các tòa nhà – và cả thủ đô nơi các nhóm tự vệ vẫn tuần tra ở các khu vực trung tâm và những người biểu tình cực đoan vẫn cắm trại bên ngoài quảng trường chính.
Sau khi các bên đạt được thỏa thuận, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu rằng Nga không có ý định điều quân tới miền đông Ukraine. Mặc dù các quan chức Nga vẫn liên tục nhắc lại lời đảm bảo này nhưng chính quyền Ukraine tỏ ra không mấy tin tưởng. Nhưng dù sao, việc ông Lavrov đưa ra lời cam đoan trên trong một cuộc đàm phán quốc tế quan trọng như vậy có thể giúp Kiev phần nào “thở phào nhẹ nhõm”.
Thỏa thuận ngày hôm qua cũng mở ra triển vọng hỗ trợ tài chính cho Ukriane nếu một số điều kiện được thực thi. Đây sẽ có thể là chiếc “phao cứu sinh” cho nền kinh tế “sập xệ” của Ukraine.
Người biểu tình thân Nga tại Donetsk, miền đông Ukraine. |
MỸ
Trước mắt, Washington không phải ra quyết định khó khăn là áp đặt các lệnh cấm vận mới hay gây thêm sức ép với Nga.
Mặc dù Mỹ cũng muốn Nga không sát nhập với Crimea, tuyên bố chung không đề cập gì tới vấn đề này.
Về cơ bản Mỹ muốn Nga chấm dứt các hoạt động khiêu khích và gây bất ổn ở đông Ukraine –một cáo buộc mà Nga vẫn luôn phủ nhận. Việc Nga tham gia vào các cuộc đàm phán quốc tế nhằm làm giảm căng thẳng ở Ukraine cũng giúp Mỹ “nhẹ gánh”, không phải áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
LIÊN MINH CHÂU ÂU
Giống như Mỹ, Liên minh châu ÂU (EU) với 28 quốc gia thành viên có thể không phải áp đặt thêm các lệnh cấm vận nữa, một quyết định khó khăn đối với các quốc gia lệ thuộc vào khí đốt từ Nga.
EU cũng muốn lực lượng biểu tình thân Nga dừng chiếm đóng các tòa nhà ở phía đông Ukraine để những người biểu tình thân Nga tuân thủ lời kêu gọi của tuyên bố Geneva hoặc Ukraine có thể thực thi thỏa thuận này thì điều đó sẽ giúp EU “nhẹ đầu”.
Câu hỏi bỏ ngỏ là Ukraine có nên tăng cường quan hệ kinh tế với khối EU, một trong những vấn đề mà Nga.