Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ chính sách Biển Đông
Căng thẳng đã gia tăng mạnh mẽ từ sau khi Trung Quốc áp đặt “vùng nhận diện phòng không” trên biển Hòa Đông, bao gồm cả một phần lãnh hải do Nhật Bản quản lý. Mối lo ngại tương tự hiện ngày càng gia tăng tại khu vực Biển Đông, nơi hiện vẫn xảy ra tranh chấp giữa các nước Đông Nam Á và Bắc Kinh, đặc biệt là Philippines.
Để giải quyết những rạn nứt, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ phụ trách khu vực đã phản đối cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc – một phương thức tuyên bố chủ quyền đầy thách thức của Bắc Kinh đối với phần lớn Biển Đông.
Danny Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng những tuyên bố chủ quyền hàng hải theo luật lệ quốc tế cần phải được dựa trên các tính năng về đất đai.
![]() |
Tàu sân bay USS George Washington và lực lượng của mình trên Biển Đông hôm 24/10/2013. |
"Bất kỳ tuyên bố quyền hàng hải nào của Trung Quốc không dựa trên tính năng đất tuyên bố sẽ không phù hợp với luật pháp quốc tế", Russel nói với một ủy ban của Quốc hội Mỹ, "Trung Quốc có thể khẳng định sự tôn trọng đối với luật pháp quốc tế bằng cách làm rõ hoặc điều chỉnh yêu sách của mình cho phù hợp với pháp luật biển quốc tế".
Ông Russel cũng thể hiện sự đồng tình với việc Philippines đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền cùng Trung Quốc ra một toàn án Liên Hợp Quốc, xem đó là một phần nỗ lực tìm kiếm một “giải pháp hòa bình không cưỡng chế”.
“Thiếu sót của Trung Quốc rõ ràng liên quan đến tuyên bố Biển Đông vì nó đã tạo ra sự thiếu ổn định trong khu vực, hạn chế triển vọng hòa giải giữa các bên về việc chấp nhận hoặc hợp tác phát triển công bằng”, ông Russel cho biết.
Nhận xét của Russel tiếp tục khẳng định lập trường của Mỹ trên Biển Đông. Trong năm 2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton tới thăm Việt Nam và tuyên bố Mỹ tự do hàng hải là lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông, nơi hơn một nửa hàng hóa thương mại trên thế giới được vận chuyển qua lại.
Tuy nhiên, Mỹ cũng thường nhấn mạnh rằng sẽ không tham gia vào các cuộc tranh chấp chủ quyền ở châu Á, và ông Russel cũng nhắc lại điều này tại cuộc họp với Quốc hội. Trong khi đó, Washington vẫn thúc đẩy hợp tác quân sự với các đồng minh Nhật Bản và Philippines.
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ New York Times, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới không nên "xoa dịu" Trung Quốc và xem những chính sách ngoại giao của Bắc Kinh không khác gì tư tưởng của nhà độc tài Adolf Hitler.
Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản cách đây không lâu thông báo rằng Trung Quốc đã soạn thảo một đề nghị xác lập “vùng nhận diện phòng không” mới trên Biển Đông, tương tự với một động thái đã từng được tiến hành cuối năm 2013 và tạo sóng gió trong quan hệ Trung-Nhật.
Trung Quốc đã phủ nhận thông tin trên, cáo buộc “các lực lượng cánh hữu” Nhật Bản cố tình gây căng thẳng. Tờ Tân Hoa Xã thì tấn công ông Aquino, nói rằng những nhận xét của ông cho thấy ông là "một chính trị gia nghiệp dư, không biết gì về lịch sử và thực tế".
Ông Russel lặp đi lặp lại cảnh báo rằng Trung Quốc không nên áp đặt một “vùng phòng không” trên Biển Đông. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận tuyên bố vùng phòng không của Trung Quốc”, ông nói, “Chúng tôi đã nói rõ với Trung Quốc rằng họ không nên cố gắng thiết lập vùng phòng không đó và nên tránh hành động tương tự ở những nơi khác trong khu vực”.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc từng thách thức “vùng phòng không” của Trung Quốc ở biển Hoa Đông bằng cách đưa các máy bay chiến đấu bay qua khu vực mà không thông báo với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, nghị sỹ Steve Chabot, Chủ tịch Hạ viện phụ trách ngoại giao ở Tiểu ban Châu Á và là thành viên của Đảng Cộng hòa, cáo buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama gửi đi "các tín hiệu hỗn hợp" đã khuyến khích Trung Quốc.
“Đã đến lúc chính quyền nên bỏ qua các bài phát biểu và tìm cách trấn an khu vực, khẳng định tương lai của Mỹ ở châu Á là mạnh mẽ, cam kết và rõ ràng”, ông Chabot nói.