PGS Nguyễn Hữu Minh - Viện truởng Viện nghiên cứu Gia đình và Giới cho biết nhiều chị em phụ nữ cho rằng việc bị chồng đánh khi không hoàn thành nhiệm vụ là đương nhiên.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có khoảng 8.000 vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Còn một kết quả nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì cho biết có tới 72% số vụ xung đột có nguyên nhân từ sự mặc cảm của những ông chồng khi cảm thấy địa vị trụ cột gia đình của mình bị lung lay.
Bạo lực gia đình để lại những hậu quả hết sức tiêu cực: 87,5% số vụ gây tổn hại về sức khỏe, thể chất; 89% gây tổn thương về tâm lý, tinh thần, 90% gây tan vỡ gia đình; 89% gây rối loạn trật tự, an toàn xã hội; 91% ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, gây mất niềm tin vào gia đình, dẫn đến chán học, dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp luật.
Theo Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là do tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng ở nước ta. Từ lâu nay, chế độ phụ hệ, tư tưởng 'trọng nam, khinh nữ' kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào chồng. Khi nền kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ có nhiều thay đổi và thành đạt hơn chồng thế nhưng họ vẫn bị chồng ngược đãi. Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình mà nguyên nhân là một số ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình bị lung lay.
Điều tra tại 4 tỉnh thành về bạo lực gia đình năm 2012 của Viện Nghiên cứu gia đình và giới
PGS Nguyễn Hữu Minh cho biết năm 2012, theo điều tra khảo sát của Viện nghiên cứu gia đình và giới tại 4 tỉnh về bình đẳng giới với các chỉ số như tỷ lệ đồng ý chồng có thể đánh/chửi vợ ở các tiêu chí như vợ không biết cách ứng xử với nhà chồng. Trong đó số đó chỉ có 7 % đàn ông cho rằng chồng có thể đánh vợ nhưng số phụ nữ cho rằng đáng bị đánh lên đến 12 %, vợ không nghe lời chồng thì đàn ông chỉ có 7 % nhưng phụ nữ đồng ý chồng có thể đánh lên đến 15 %. Hay như việc vợ không chung thủy 50 % chị em phụ nữ cho rằng đáng bị đánh/chửi, đàn ông chỉ có 24,2 %. Như vậy, bản thân chị em phụ nữ cho rằng việc bị chồng đánh khi không làm tốt nghĩ vụ làm vợ là đương nhiên.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền và hoàn thiện luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7/2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết, BV đa khoa Đức Giang cho biết nguyên nhân của tình trạng này là do luật chưa đuợc tuyên truyền nhiều nhất là ở các vùng nông thôn. Hơn nữa, luật còn nhiều điều không hợp nên nhiều nguời thà cam chịu bạo lực còn hơn là ra tố cáo chồng.
Ví dụ như việc ly hôn, nguời thiệt thòi vẫn là phụ nữ. Chỉ khi nào nạn nhân chứng minh được là thương tích 11% trở lên mới truy cứu. Song không phải lúc nào nạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương cũng không đủ khả năng làm điều này. Nhiều trường hợp cơ quan chức năng phạt tiền người chồng đánh vợ, song người vợ phải đứng ra nộp tiền thay, vì ông chồng không có khả năng kiếm tiền. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực nhưng không chủ động về tài chính rơi vào tình trạng bị chồng đánh thập tử nhất sinh vẫn chỉ có giám định 10 % tổn hại.Điều này khiến nhiều chị em chấp nhận, cam chịu bị bạo lực còn hơn để mọi việc vừa tiền mất, tật mang.
Ảnh minh họa
Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89%. Với tuổi thơ hậu quả là hết sức nguy hại vì nó làm cho các em mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp.
Phòng, chống bạo lực gia đình phải được kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp, song lấy phòng ngừa là chính, cần chú trọng trước hết là công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt công tác tư vấn hòa giải và đi đôi với phòng, chống tệ nạn xã hội
Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.
Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.
Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.
Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".
Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.
Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.