Mỗi ngày 4.000-5.000 hồ sơ xin vay ngang hàng hạn mức 70.000 tỷ, ngang 1 ngân hàng
"Hiện nay thực tế nhiều hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) chưa đúng pháp luật, tuy nhiên nếu tuân thủ đúng pháp luật thì lợi ích thu về sẽ rất lớn, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn, nhiều hơn cũng như với chi phí rẻ hơn", TS Cấn Văn Lực cho biết.
Hoạt động cho vay của P2P hiện nay tương đương một ngân hàng nhỏ
Mô phỏng hoạt động P2P.
Lĩnh vực thứ ba liên quan đến hoạt động cho vay, hiện nay cho vay ngang hàng (P2P) đang phát triển rất mạnh, trước hết phải nói đến Trung Quốc và thời gian gần đây bắt đầu bùng phát ở Việt Nam. Thống kê Việt Nam đâu đó có khoảng 38-40 công ty trong nước cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng.
Đặc biệt, ông Lực còn cho biết có một vài công ty đang xử lý đến 4.000-5.000 hồ sơ xin vay vốn thông qua P2P mỗi ngày. Trong đó, hạn mức cho vay khoảng 65.000-70.000 tỷ đồng VND trong thời gian vừa qua, tức tương đương với một ngân hàng cỡ nhỏ tại Việt Nam.
"Cái này chắc chắn thời gian tới sẽ rất nhiều công ty tham gia. Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét là quản lý làm sao cho hiệu quả. Hiện nay thực tế nhiều hoạt động cho vay ngang hàng chưa đúng pháp luật, tuy nhiên nếu tuân thủ đúng pháp luật thì lợi ích thu về sẽ rất lớn, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn, nhiều hơn cũng như với chi phí rẻ hơn", ông Cấn Văn Lực bình luận.
Cuối cùng liên quan đến huy động vốn cộng đồng cũng rất phổ biến, tuy nhiên một số đơn vị chưa làm đúng bản chất của hoạt động này - hiểu nôm na hoạt động giống như một công ty đa cấp và dĩ nhiên điều này không đúng với pháp luật.
Song, về lâu về dài với nền tảng Blockchain thì việc huy động vốn cộng đồng sẽ rất hiệu quả, bởi vì sẽ thông qua các bên trung gian như ngân hàng, công ty tài chính. Nhìn chung, Blockchain giúp tiết giảm chi phí, thời gian giao dịch, an toàn hơn do giảm thiểu rủi ro tương tác, mức độ tuân thủ hợp đồng tốt hơn, tăng tính minh bạch cũng như tăng khả năng tiếp cận của Bộ Tài chính…
Nguồn: Bảo An/Theo Trí thức trẻ