Mời báo chí Trung Quốc đưa tin về Hoàng Sa của Việt Nam

Từ nay đến giữa tháng 5-2013, tỉnh Quảng Ngãi và TP Đà Nẵng tổ chức nhiều sự kiện đáng chú ý về chủ đề Hoàng Sa – Trường Sa. Các sự kiện đang thu hút mối quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.

“Quảng Ngãi - Hoàng Sa, Trường Sa và Di sản văn hóa biển đảo”

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chuyên gia Nhật: Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”

Nga muốn trở lại Cam Ranh để chặn Trung Quốc?
Ngày 25-4, Ban tổ chức Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa và Tuần Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi năm 2013 tổ chức lễ khai mạc các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhân Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa và Tuần Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi.

Trong khuôn viên của Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi cùng một lúc đã diễn ra nhiều triển lãm nghệ thuật và các hoạt động văn nghệ phong phú, đa dạng như: Triển lãm chuyên đề “Quảng Ngãi- Hoàng sa, Trường Sa và Di sản văn hóa biển đảo”; triển lãm ảnh nghệ thuật về biển đảo với chủ đề “Đất nước và con người trên quê hương Hải đội Hoàng Sa”; trưng bày giới thiệu 3.000 bản sách về biển đảo Việt Nam; triển lãm gần 150 bức tranh về biển đảo do thiếu nhi vẽ; giới thiệu các đặc sản Quảng Ngãi; sinh hoạt bài chòi...

Mời báo chí Trung Quốc đưa tin về Hoàng Sa của Việt Nam - ảnh 1
Người dân và du khách tham dự triển lãm “Quảng Ngãi- Hoàng Sa, Trường Sa và Di sản văn hóa biển đảo” ngày 25-4. Ảnh: Trí Dũng

Đặc biệt là triển lãm chuyên đề “Quảng Ngãi - Hoàng Sa, Trường Sa và Di sản văn hóa biển đảo” giới thiệu các bộ sưu tập cổ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa được phát hiện ở vùng biển Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn; trưng bày một số vật dụng mà các binh phu đội Hoàng Sa sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa; mô hình thuyền lễ dùng trong Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa; mô hình ghe bầu, ghe câu; mô hình Tứ linh Long, Ly, Quy,  Phụng làm bằng hành tỏi...

 BTC cũng đã trưng bày, giới thiệu một số bản đồ, tư liệu lịch sử về việc xác lập, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam; gia phả các dòng họ khai cơ lập nghiệp ở vùng ven biển, hải đảo Quảng Ngãi; một số hình ảnh về di tích, nhà thờ các Cai đội Hoàng Sa và Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa tại H. Lý Sơn; một số tư liệu, hiện vật, hình ảnh về đời sống văn hóa tinh thần và tín ngưỡng của ngư dân vùng ven biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi...

Theo BTC, các hoạt động này sẽ diễn ra từ ngày 25-4 đến 29-4 và qua đó, giúp cho người dân và du khách cảm nhận sâu sắc nhất những giá trị vô giá trong di sản văn hóa mà tổ tiên đã tạo tác và lưu truyền từ hàng trăm năm trước. Đồng thời, qua đó nâng cao nhận thức cho người dân và du khách, nhất là thế hệ trẻ về ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung và tỉnh nhà nói riêng...

“Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”

Cùng ngày, Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng cho biết về thành phần khách mời quốc tế được mời đến dự triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam -Những bằng chứng lịch sử” (Paracel of Viet Nam-Historical Evidence)” tổ chức từ ngày 29-4 đến 15-5 tại TP Đà Nẵng. Sở Ngoại vụ Đà Nẵng cho biết đã gửi giấy mời đến 26 phóng viên, trưởng đại diện của các cơ quan báo chí nước ngoài khác có văn phòng tại Việt Nam.

Về phía báo chí Trung Quốc, Sở Ngoại vụ mời phóng viên của Nhân dân nhật báo và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Economic Daily, Xinhua News Agency (Trung Quốc), CAN (Đài Loan, Trung Quốc). Cùng với báo chí Trung Quốc, Sở Ngoại vụ cũng đã mời các hãng tin lớn như Reuters (Anh), AFP (Pháp), AP (Mỹ), Istar-Tass, NHK và Asahi Shimbun (Nhật Bản), Yonhap (Hàn Quốc)...

Khách mời tham quan triển lãm khoảng 350 người nước ngoài đại diện cho một số Đại sứ quán tại Hà Nội gồm: Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Australia và các chuyên gia, giảng viên, sinh viên người nước ngoài đang công tác, học tập tại Đà Nẵng. Sở Ngoại vụ sẽ bố trí đội ngũ hướng dẫn viên thuyết minh cho khách tham quan, phóng viên nước ngoài bằng các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan để giới thiệu các tư liệu bằng chứng lịch sử khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam.

Nội dung triển lãm bao gồm các bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong bộ sưu tập của Đề tài nghiên cứu “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa-Thành phố Đà Nẵng”; các bản đồ được xuất bản ở: Anh, Pháp, Đức, Canada, Mỹ và Hồng Kông trong khoảng thời gian từ năm 1626-1980 do ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ gửi tặng; 3 tập bản đồ do Trung Quốc xuất bản năm 1908, 1919, 1933 trong đó chỉ rõ cương giới cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam; các tư liệu của Đề tài “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu, của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954-1975).

Nguồn: Công an Đà Nẵng

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !