Mang thai 5 tháng phát hiện bị ung thư, người mẹ chịu mù mắt, thà chết vẫn sinh con!

Chị Nguyễn Thị Yên, 38 tuổi ở Đông Lao, Hoài Đức, Hà Nội là một người phụ nữ giàu nghị lực. Chị từng trải qua những quyết định thập tử nhất sinh khi cố gắng giữ cho con bằng được dù phát hiện mình bị ung thư khi mang bầu.

Chị Yên và bé Tôm trong căn nhà ở nhờ chị gái

Bị ung thư khi mang thai 5 tháng

Những ngày này, cả nước đang xôn xao câu chuyện về sản phụ Nguyễn Thị Liên bị ung thư vú giai đoạn cuối vẫn cố sinh con. Người mẹ ấy chỉ mong con ra đời, bất chấp bệnh tật. Câu chuyện của người phụ nữ đó cũng giống như chị Yên cách đây 6 năm. Hôm trước, chồng chị về cũng khoe với vợ: "Này em, hôm nay có bà mẹ giống em lắm, thà chết vẫn phải sinh con."

Tại căn nhà ở nhờ của người chị gái ở quê ngoại, chị Yên kể, chị lấy chồng đầu năm 2013, chị làm công nhân còn anh làm nghề lái taxi. Khi mang thai, chị Yên vẫn đi làm bình thường. Lúc đó, chị thường bị chảy máu mũi nhưng cứ ngửa mặt lên thì hết. Đến lúc mang thai 5 tháng chảy máu mũi nhiều. Chị nằm nghỉ cũng không hết.

Chị được những người làm cùng đưa vào phòng khám tai mũi họng khám. Bác sĩ chỉ soi tai mũi họng cho biết trong mũi có u nên khuyên chị Yên vào bệnh viện lớn khám.

Chị Yên vào Bệnh viện Bạch Mai khám. Ban đầu, bác sĩ cho biết có u ở vùng vòm. Tuy nhiên, bác sĩ và gia đình giấu chị Yên vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Chị Yên cảm giác có gì lạ lắm. Chị chỉ bị chảy máu mũi nhưng người nhà vào viện rất đông cả bên ngoại và bên nội. Linh cảm có gì đó bất ổn. Chị cầm đơn thuốc ra mua thuốc mới biết đó là thuốc của bệnh nhân ung thư.

Khi chị biết mình bị ung thư, con gái trong bụng chị vẫn đạp mạnh. Dù bác sĩ cũng gợi ý việc đình chỉ thai nghén chữa trị bệnh nhưng chị gạt đi vì chị nghĩ mình sống được bao nhiêu thì được nhưng con nhất định phải sống. Mặc dù bác sĩ nói chị chỉ sống cùng lắm được 2 tháng nữa.

“Lúc ấy chị mang bầu 5 tháng và chị nghĩ dù mang bầu 8 tuần hay 5 tháng chị đều phải bảo vệ con mình. Cuộc sống của con đã đến với mình rồi. Mình cố gắng bảo vệ con tối đa nhất, nếu trường hợp xấu nhất hai mẹ con cùng chết” – chị Yên nhớ lại.

Bà mẹ kể về quãng thời gian vừa chiến đấu với ung thư vừa mang thai.

Với quyết định đó, cả gia đình đều xúm vào chăm sóc chị những ngày thai kỳ.

Chị Yên bị nôn không ăn được gì. Khối u vùng vòm họng gây đau đầu và khi đó đã có hạch nhưng vì nghĩ tới con, chị cầu nguyện chỉ cần cho chị ăn chút cơm. Ăn rồi nôn ít thôi vì con chị phải lớn. Mỗi tuần đi kiểm tra thai nhi, bà mẹ là cầu mong con lên thêm một lạng. Với bà mẹ ung thư không ăn được thì chỉ tăng 10 gram mỗi lần đi siêu âm  cũng trở nên quý giá.

Khi mang thai 32 tuần, chị Yên cảm giác không chịu đựng nổi nữa vì ung thư đã lan rộng, di căn hạch và mắt chị đã mờ một bên. Chị xin bác sĩ mổ nhưng vì em bé mới chỉ 1,4 kg. Chị Yên nghĩ con ở trong bụng mẹ thêm ngày nào tốt ngày ấy. Người mẹ ấy cho rằng dù mình sống hay chết thì con vẫn phải nuôi bộ nên cố gắng cho con thêm ngày nào hay ngày đó.

Chị gái rồi các cháu chỉ ngồi xoa đầu, xoa bụng để chị Yên quên đi cơn đau. Thuốc giảm đau không có tác dụng vì chỉ được 30 phút lại đau đớn. Nhiều người đến thăm trách bảo sao không bỏ con đi cứu mẹ, điều trị xong rồi lại sinh con nữa. Người thì bảo khó mà sống được lại còn bụng mang dạ chửa.
Đến khi thai được 36 tuần, cũng là lúc chị Yên không chịu nổi, không ăn được, người mẹ ấy yếu ớt, chỉ thở cũng khó khăn vô cùng.

Chị Yên được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương mổ lấy thai. Ca mổ lấy thai cũng đặc biệt bởi khi bác sĩ gây tê, mổ lấy thai cũng là lúc ánh sáng khép lại với chị Yên. Chị không thể nhìn thấy gì nữa. Giây phút con chào đời cũng là giây phút trước mắt chị là bóng tối. Lúc ấy, có người bảo nếu mổ lúc 32 tuần, chị Yên điều trị ngay thì chỉ bị mù 1 mắt, 1 bên còn ánh sáng. Nhưng bà mẹ này chấp nhận đánh đổi hết.

Nghị lực phi thường

Sau khi sinh con, bé phải nằm lồng ấp còn chị vừa hồi phục sau ca sinh mổ lại phải chuyển sang điều trị ung thư. Vừa tia xạ vừa hóa chất, chị Yên nghĩ rằng mình khó qua khỏi vì đã có hạch di căn.

Thật may mắn, trải qua 40 mũi xạ trị, cùng với 7 liệu trình hóa chất, chị Yên tiêu hết u. Tuy nhiên, sau điều trị ung thư cũng rất vất vả bởi chị không ăn được gì do tác dụng phụ của việc tia xạ. Hầu như chị chỉ ăn được chút cháo loãng.

Cuộc sống của chị Yên ngày càng khác vì có tiếng khóc của con trong nhà. Bé Bống mới ngày nào giờ đã học lớp 1. Còn chị Yên đã quyết định sinh thêm một bé nữa.

Thật may mắn, cuối năm 2018, chị sinh thêm bé trai kháu khỉnh. Khi mang thai lần 2, chị Yên cũng xin tư vấn bác sĩ rất kỹ. Chị biết mang thai nguy hiểm vì bệnh có thể tái phát nhưng chị muốn sinh thêm bé nữa cho con gái có chị có em và chồng chị cũng vui hơn.

“Mình muốn nếu mình có chết thì chồng vẫn có các con, chị em vẫn nương tựa vào nhau. Cả thai kỳ chị chỉ cầu nguyện để chị sinh con an toàn” – chị Yên tâm sự.

Bé Tôm chào đời trong niềm hân hoan của cả gia đình. Với chị Yên hạnh phúc không có gì đánh đổi được. Dù không được nhìn thấy con nhưng nghe mọi người khen con trắng lắm, giống bố lắm bà mẹ này cũng vui mừng quên hết khó khăn của mình.

Hàng ngày, chị Yên ở nhà chăm con với sự hỗ trợ của chị gái và bố đẻ của chị. Chồng chị đi lái taxi tới 10h về sẽ trông con cho vợ. Bé thứ hai đã được 6 tháng, chị Yên lo khi bé biết bò, biết đi thì chị không thể chạy theo bé được. Bà mẹ trẻ vịn tay vào tường, lấy quần áo mặc cho bé và luôn cười vì ông trời vẫn thương chị vượt qua được bạo bệnh, có thêm thiên thần nhỏ.

Chị Yên kể từ chỗ biết bệnh chơi vơi không định hướng và chị chỉ biết sinh con theo bản năng của người mẹ thì đến nay chị vẫn có thể ở bên các con là điều kỳ diệu nhất.




Nguyễn Văn Tuấn

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !