Lúa gạo khuấy đảo chính trị Thái Lan, Philippines

Chương trình trợ giá lúa gạo thất bại và nạn buôn lậu gạo hoành hành đang ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình an ninh chính trị tại hai quốc gia Đông Nam Á gồm Thái Lan và Philippines.

Lâu nay, gạo được coi là nguồn thực phẩm chính yếu tại Đông Nam Á. Đây chính là lý do giải thích tại sao nhiều chính trị gia lo sợ mỗi khi người nông dân bất bình hay người dân phàn nàn về giá gạo tăng cao. 

Thực tế, những người nông dân Thái Lan đang tổ chức biểu tình sau khi chương trình trợ giá lúa gạo của chính phủ thất bại, khiến người nông dân không nhận được số tiền bán lúa gạo đúng thời hạn. Còn tại Philippines, nạn buôn lậu gạo hoành hành đang khiến giới chức này đau đầu tìm cách giải quyết bởi nó đang ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều lĩnh vực kinh tế. 

Lúa gạo khuấy đảo chính trị Thái Lan, Philippines - ảnh 1

Nông dân Thái Lan biểu tình tập trung trước tòa nhà Bộ Thương mại

Sau khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2011, chương trình trợ giá lúa gạo của chính phủ Thái Lan đã thu mua sản phẩm của người nông dân với giá cao hơn thị trường trước khi cho xuất khẩu nước ngoài. 

Theo chính phủ Thái Lan, mục đích của chương trình này nhằm tăng khoản tiền tiết kiệm cho người nông dân. Song một số nhà phê bình cho rằng đây là một chính sách theo chủ nghĩa dân túy lãng phí. 

Cách đây 6 tháng, chính phủ Thái Lan đã buộc phải tuyên bố giảm giá thu mua lúa gạo để bù lại số tiền thất thu lớn khi áp dụng chính sách trợ giá. Giới chức Thái Lan còn cam kết đảm bảo trả đủ số tiền mà người nông dân được hưởng. Song thực tế không như vậy. Người nông dân thì không nhận được tiền còn số tiền mà chính phủ nợ đã lên tới 130 tỷ bath (4 tỷ USD), đẩy cuộc sống của hơn một triệu người trồng lúa bị ảnh hưởng. 

Sự bức xúc tăng tới tột đỉnh khi hồi tuần trước, những người nông dân đã quyết định diễu hành biểu tình tới thủ đô Bangkok yêu cầu chính phủ trả số tiền nợ trong thời gian sớm nhất. Thậm chí, họ còn phong tỏa một số con đường tại thủ đô Bangkok và dựng lều trước tòa nhà Bộ Thương mại Thái Lan.  

Mặc dù, phần lớn những người nông dân biểu tình không thuộc lực lượng phe đối lập trong chiến dịch "đóng cửa Bangkok", nhưng sự xuất hiện của họ đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan. 

Thậm chí, phe đối lập còn bày tỏ sự ủng hộ với những người nông dân biểu tình và đề xuất tài trợ giúp chiến dịch biểu tình đường phố được kéo dài. Phe đối lập còn cáo buộc chính quyền của Thủ tướng Yingluck đã tham nhũng dẫn tới tình trạng nợ tiền của người nông dân. 

Về phần mình, chính phủ Thái Lan khẳng định họ không thể trả tiền đúng thời hạn cho nông dân vì các cuộc biểu tình kéo dài suốt thời gian qua, và yêu cầu người biểu tình không phong tỏa hay chiếm đóng các ngân hàng chính phủ. Chính phủ Thái Lan còn khẳng định họ sẽ tìm cách chuyển tiền tới người nông dân và phủ nhận cáo buộc chương trình trợ giá lúa gạo là một chính sách dân túy thảm hại.

"Mục tiêu cơ bản của chương trình trợ giá lúa gạo không nhằm giành sự yêu mến của chính phủ mà đơn giản là nâng thu nhập và tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nông dân, tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ con cháu. Do đó, những biện pháp hỗ trợ nông dân sẽ giúp đất nước gây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cũng như không gây ảnh hưởng tới các quy tắc tiền tệ và tài chính của đất nước", chính phủ Thái Lan tuyên bố. 

Thực tế, Thủ tướng Yingluck không thể làm ngơ trước sự bất bình của những người nông dân bởi nhiều người trong số họ tới từ những địa phương giành lá phiếu ủng hộ bà trong cuộc bầu cử hôm 2/2. Tuy nhiên, bà Yingluck cũng cần cân nhắc lời khuyên của nhiều chuyên gia kinh tế - những người từng cảnh báo chính quyền của bà về việc điều chỉnh chương trình trợ giá lúa gạo. 

Lúa gạo khuấy đảo chính trị Thái Lan, Philippines - ảnh 2

Nông dân Philippines vất vả trên cánh đồng trồng lúa trong khi nạn buôn lậu gạo hoành hành

Trong khi đó, tại Philippines, nạn buôn lậu gạo đang trở thành vấn đề chính trị trọng tâm quốc gia sau khi một báo cáo tiết lộ trong năm 2013, hàng tuần, khoảng 50.000 tấn gạo được đưa vào Philippines theo con đường nhập lậu. Hiện nay, Philippines cũng là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. 

Thậm chí, quốc hội Philippines đã tiến hành một cuộc điều tra nhằm xác định các đối tượng buôn lậu gạo tình nghi. Cơ quan này còn hối thúc chính phủ cần nhanh chóng đưa ra xét xử lưu động 157 trường hợp buôn lậu gạo. 

"Tình trạng buôn lậu đang đe dọa nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người nông dân nghèo khổ - những người lao động quần quật cả ngày dưới cái nắng gay gắt mà miếng cơm lại bị những kẻ buôn lậu gạo cướp mất", Thượng nghị sĩ Franklin Drilon nói.

Mới đây, Bộ Tư pháp Philippines tuyên bố họ đã bắt giữ được "trùm buôn lậu gạo". Song, một số người nghi ngờ về tính chân thật của nguồn thông tin này. Thậm chí, những thương lái địa phương còn yêu cầu chính quyền bắt giữ các nghiệp đoàn buôn lậu gạo vốn móc ngoặc với giới chính trị gia địa phương và các quan chức hải quan. 

Chiến dịch biểu tình của những người nông dân Thái lan và bê bối buôn lậu gạo tại Philippines đã minh chứng cho một thực tế rằng giờ đây, gạo không chỉ là nguồn thực phẩm chính mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tình hình chính trị tại Đông Nam Á. Mặt hàng này còn có khả năng ảnh hưởng tới kết quả của các cuộc bầu cử và nguy cơ bùng phát thành một cuộc nổi dậy trong xã hội. 
Minh Thu

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !