Lo Tết thiếu thịt, vì sao doanh nghiệp còn e ngại không tham gia cấp đông thịt lợn?

Cho rằng cấp đông thịt lợn là giải pháp cấp bách, trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp như hiện nay, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho biết, việc cấp đông thịt lợn tạo nhiều rủi ro cho họ vì chi phí cao, đầu tư lớn nhưng không biết đầu ra như thế nào...

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh (đã có 52/63 tỉnh thành có dịch-PV), tại cuộc họp mới đây, lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT đã đề xuất các hộ gia đình cùng doanh nghiệp giết mổ tham gia thực hiện cấp đông thịt lợn để dự trữ.

Tuy nhiên, đề nghị này lại không được các doanh nghiệp mặn mà hưởng ứng. Ví dụ, tại Hà Nội số kho lạnh trên địa bàn tương đối đủ, nhưng theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, hiện mới chỉ có 1 doanh nghiệp tham gia.

Doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia cấp đông thịt lợn vì còn nhiều rủi ro

Theo ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội, công ty cũng đã nghĩ đến việc cấp đông thịt lợn, nhưng chưa tham gia vì còn nhiều lo lắng. Theo ông Dũng, điều khiến doanh nghiệp e ngại chính là vì người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng thịt đông lạnh.

“Chúng ta cấp đông thịt lợn trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi, khác hoàn toàn khác dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh… vì không có vắc xin để phòng chống, nguy cơ lây lan nhanh. Ở góc độ doanh nghiệp, khi làm gì cũng phải nghĩ đến an toàn, hiệu quả. Hiệu quả nhưng không an toàn, chúng tôi cũng không làm. Cái doanh nghiệp cần không phải chỉ là hỗ trợ về tiền bạc mà cần bảo hiểm”, ông Dũng cho hay.

“Ai sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện cấp đông với số lượng lên tới hàng trăm tấn, thậm chí là hàng ngàn tấn?”, ông Dũng đặt vấn đề. Theo ông Dũng, để doanh nghiệp yên tâm tham gia cấp đông thịt lợn thì Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế phải xây dựng hướng dẫn các công đoạn, bao gồm: tổ chức giết mổ, bảo quản, lưu thông. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng phải có chính sách bảo hiểm cho thịt lợn cấp đông.

“Vì có thể con lợn bắt ở Tuyên Quang, theo kiểm tra của Chi cục Thú y là sạch, an toàn nhưng vận chuyển qua Phú Thọ lại bị nhiễm dịch thì thế nào? Nếu không có quy định về mặt pháp lý, pháp luật để bảo vệ những người thực thi như chúng tôi, thì sẽ có mấy vấn đề xảy ra: Chúng tôi sẽ thành tội đồ, ai là người bảo vệ chúng tôi?" - ông Dũng lo lắng.

"Phải có các chế tài, có các văn bản pháp luật bảo vệ doanh nghiệp từ khâu thu mua, giết mổ, bảo quản, lưu thông. Trường hợp phát hiện dịch ở công đoạn nào, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ và hỗ trợ ra sao cũng cần phải rõ ràng”, ông Dũng nói.

Mặt khác, ông Dũng cũng kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi. Bởi theo ông Dũng, nếu như mọi năm các ngân hàng tìm đến các doanh nghiệp này để mời chào vay vốn, thì nay các ngân hàng lại xếp nhóm đó vào nhóm rủi ro cao.

Là doanh nghiệp đang tham gia cấp đông thịt lợn, đại diện Công ty Vinh Anh (Hà Nội) cũng cho biết, riêng tiền điện, tiền thuê kho mỗi tháng công ty phải trả là 200 triệu đồng. Công ty này đề xuất cần có chính sách hỗ trợ về giá cho các doanh nghiệp thực hiện chương trình này; được vay vốn với lãi suất ưu đãi và phải được giải ngân nhanh chóng.

“Hiện nay, công ty không còn tài sản để thế chấp, vì vậy chúng tôi mong được vay không thế chấp hoặc thế chấp bằng hàng hóa và thời gian vay tối thiểu là 9 tháng”, đại diện công ty Vinh Anh cho hay.

Trước đó, ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty Vissan cũng chia sẻ rủi ro của doanh nghiệp khi tham gia cấp đông là chi phí cao, trong khi không biết khi nào thì có thể giải phóng hàng tồn kho?

Chính vì thế lãnh đạo Visann đề xuất, Nhà nước phải xác định lãi suất cho vay bằng 0, tiến độ trả nợ ngân hàng phải trên cơ sở tiến độ giải phóng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đồng thời Nhà nước cũng phải có cam kết về kênh tiêu thụ hàng tồn kho cho doanh nghiệp, có như vậy nhiều doanh nghiệp mới dám tham gia chương trình.

D. Thùy
Từ khóa: cấp đông thịt lợn dịch tả lợn Châu Phi Hà Nội doanh nghiệp cấp đông thịt lợn dự trữ thịt lợn giải pháp

Một cổ phiếu tăng vọt hơn 400%, bất động sản 'dậy sóng'

Nhiều cổ phiếu bất động sản trong tháng 5 tăng 100% giá trị. Đáng chú ý, một cổ phiếu tăng hơn 400%.

Đại gia đình đám một thời Trầm Bê trở lại thương trường

Trầm Bê, đại gia nổi đình đám một thời với thương vụ thâu tóm Sacombank, trở lại thương trường với việc gia nhập HĐQT Bệnh viện Triều An. Gia đình ông từng chi phối 2 ngân hàng, 1 doanh nghiệp bất động sản, một bệnh viện, một công ty chứng khoán,...

Xe hàng ùn ùn sang Trung Quốc, tiền bán sầu riêng tăng vọt 573%

Xe chở sầu riêng ùn ùn lên cửa khẩu để xuất sang Trung Quốc. Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng đột biến 573,1%, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tới 84,5%.

Doanh nghiệp các ngành và mức vốn nào rút khỏi thị trường nhiều nhất?

"Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu hướng tăng nhanh hơn so với số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo.

Những loại gia vị rừng 'rẻ như cho' bỗng trở nên đắt đỏ

Trước kia, những loại gia vị này chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng một kg, thậm chí được cho không. Nhưng giờ đây, chúng trở nên đắt đỏ, có loại giá tới vài triệu đồng một kg.

Phó Thống đốc: 'Chúng tôi tin lãi suất còn tiếp tục giảm'

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cho biết thời gian tới, lãi suất sẽ tiếp tục giảm để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế.

Giá vàng hôm nay 4/6: Kết thúc tuần giảm giá

Giá vàng thế giới giảm trong phiên cuối tuần sau khi báo cáo việc làm công bố và thị trường đồn đoán Fed giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng này.

Bản tin tài chính sáng 4/6: Giá vàng giảm, dầu và USD đi lên

Giá vàng thế giới giảm khi báo cáo việc làm của Mỹ được công bố. Giá xăng dầu thế giới đi lên sau khi dự luật về trần nợ của Mỹ được thông qua. Còn giá USD tiếp tục tăng mạnh.

Áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu

Áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu; thu hơn 663.000 tỷ đồng tiền thuế sau 5 tháng; đề xuất giảm tới 50% nhiều khoản thu phí, lệ phí... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.

Giá vàng giảm, mua từ đầu tháng 5 lỗ 300.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước giảm, khách hàng lỗ 300.000 đồng/lượng nếu mua sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.