Libya - Mảnh đất "vàng" nuôi IS khủng bố, đẩy lùi kinh tế châu Âu

Thủ lĩnh IS ở Libya đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng khi tận dụng vị trí địa lý và nguồn dầu mỏ dồi dào của quốc gia này để đẩy lùi kinh tế cũng như làm bàn đạp tổ chức các cuộc tấn công khủng bố khắp châu Âu.

Trước thời điểm các quốc gia phương Tây đẩy mạnh không kích và quân sự nhằm tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq và Syria, nhóm khủng bố này đã mở rộng địa bàn hoạt động sang Libya đồng thời thành lập căn cứ mới ngay sát châu Âu nhằm thực hiện các thương vụ mua bán dầu mỏ phi pháp và tổ chức tấn công khủng bố. 

Theo tờ The Wall Street Journal, IS xuất hiện lần đầu tiên tại Sirte, thành phố bên bờ Địa Trung Hải của Libya hồi tháng Hai năm nay. Đây cũng là căn cứ hoạt động đầu tiên của IS bên ngoài lãnh thổ Iraq và Syria. Theo ước tính của giới chức tình báo Libya, so với khởi đầu 200 tay súng hồi năm ngoái, nay IS đã có tới gần 5.000 thành viên tại Libya. 

Libya - Mảnh đất

Ngoài căn cứ ở Iraq và Syria, IS đang mở rộng hoạt động tại Libya.

Lợi dụng những chia rẽ chính trị sâu sắc ở Libya, IS đã tạo ra một thành trì mới dọc bờ biển Địa Trung Hải nối từ Italy. Thậm chí, IS còn giành được nhiều thắng lợi lớn như đánh bại một trong những lực lượng đối lập hùng mạnh nhất ở Libya và nhanh chóng đập tan làn sóng phản đối ở địa phương. 

Sự xuất hiện của IS cũng đã khiến các quốc gia láng giềng gần Libya không khỏi lo lắng. Điển hình, Tunisia đã đóng cửa biên giới với Libya trong vòng 15 ngày kể từ hôm 25/11, đúng ngày IS nhận trách nhiệm là thủ phạm gây ra vụ đánh bom trên xe buýt ở thủ đô Tunis, khiến 12 nhân viên bảo vệ tổng thống thiệt mạng.  

Thậm chí, Tunisia còn cho xây một bức tường an ninh dọc 1/3 chiều dài biên giới với Libya nhằm ngăn chặn các tay súng IS tràn sang lãnh thổ. Theo chính phủ Tunisia, một tay súng được chi nhánh của IS ở Libya đào tạo đã thực hiện 2 vụ tấn công ở Tunisia, khiến hàng chục du khách thiệt mạng hồi đầu năm nay. Còn hiện tại, hàng trăm công dân Tunisia đang bị IS lôi kéo gia nhập lực lượng khủng bố. 

Việc mở rộng địa bàn hoạt động ở Libya đã chứng minh khả năng thích nghi và phát triển nhanh chóng của IS ngay cả trong thời điểm Nga, Pháp cùng liên quân do Mỹ dẫn đầu liên tiếp không kích tiêu diệt IS ở Syria. Trong khi đó, các nhóm vũ trang của người Kurd và chính phủ Iraq cũng đang triển khai chiến dịch trên bộ nhằm trấn áp lực lượng IS ở Iraq. 

Hôm 26/11, sau gần 2 tuần IS tổ chức các cuộc tấn công và khủng bố liên hoàn ở Paris, Tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Ý Matteo Renzi đã có buổi gặp gỡ ở thủ đô nước Pháp. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng châu Âu cần chuyển hướng tập trung vào sự trỗi dậy của IS ở Libya. Nhà lãnh đạo Ý còn khẳng định mối đe dọa từ IS ở Libya sẽ trở thành "điểm nóng tiếp theo" nếu như không được ưu tiên xử lý.  

Ở Libya, IS đã tìm cách tránh né va chạm với các nhóm vũ trang đối lập đồng thời tuyển dụng những nhân tài có khả năng đưa các cơ sở khai thác dầu mỏ vào hoạt động. Theo giới chức Libya, vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi các tay súng cực đoan IS giành quyền kiểm soát thêm nhiều bãi khai thác và lọc dầu gần thành phố Sirte để tăng doanh thu. Số tiền này sẽ được dùng để hỗ trợ cho các cuộc tấn công khủng bố ở Trung Đông và châu Âu. 

IS "đục nước béo cò"

Sirte được xem là cửa ngõ dẫn tới một số bãi khai thác và lọc dầu mới ở phía đông Libya và trong năm 2014, IS đã nhắm tới những khu vực này. Ngoài ra, IS còn hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột ở Libya khi chính phủ nước này đang mất dần quyền kiểm soát đất nước. 

Kể từ đầu năm 2014, Libya bị chia cắt dưới sự thống trị của hai nhóm đối lập. Ở phía đông, một chính phủ được cộng đồng quốc tế công nhận hoạt động ở thị trấn Toburk, đã giành được sự ủng hộ của các nước trong khu vực như Ai Cập và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ở phía tây, một chính phủ dựa vào cộng đồng người Hồi giáo thuộc nhóm vũ trang Misrata hoạt động ở Tripoli để duy trì quyền lực. Tuy nhiên, thành phố Misrata, nằm cách phía tây Sirte 150 dặm, hiện đang nằm trong vòng tấn công của IS. Đáng nói, hồi đầu tháng này, chính phủ ở Tripoli đã dùng các thành viên của nhóm vũ trang Misrata để trao đổi tù nhân với IS. 

Libya - Mảnh đất

Hình ảnh một cuộc giao tranh giữa lực lượng vũ trang ở Libya với nhóm khủng bố IS ở Sirte.

Trong tháng 11, Mỹ cũng đã thực hiện một cuộc không kích nhằm tiêu diệt lực lượng IS ở Libya. Đây là đợt tấn công đầu tiên tiêu diệt IS ngoài lãnh thổ Iraq và Syria. Giới chức Mỹ cho rằng cuộc tấn công này đã tiêu diệt một trong những trợ lý hàng đầu của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi là Abu Nabil al-Anbari. Người này đã tới Libya hồi năm ngoái để xây dựng mạng lưới IS ở Libya. 

Thông tin trên vẫn không ngăn nổi làn sóng các tay súng nước ngoài cùng gia đình đã đổ xô tới Sirte trong những tuần gần đây. Theo giới chức tình báo Libya, IS đã kêu gọi các tay súng nước ngoài di chuyển tới Libya thay vì tiến vào Syria trong khi những chiến binh Libya chiến đấu tại Syria và Iraq được đưa trở về nước. 

Tương tự quy mô điều hành ở Syria, IS đã chỉ định các tay súng ở nước ngoài tới Sirte làm thủ để kiểm soát hoạt động xã hội trong từng chi nhánh. Cụ thể, các chương trình biểu diễn âm nhạc, hút thuốc lá và điện thoại di động hoàn toàn bị cấm trong khi phụ nữ chỉ được phép ra đường khi trùm kín từ đầu tới chân. Các căn cứ tại Libya cũng sử dụng lực lượng cảnh sát đạo đức di chuyển trên những chiếc xe gắn logo của IS để đi tuần tra và áp dụng luật Hồi giáo để cai trị. 

Với dân số khoảng 700.000 người, một thời gian dài trong quá khứ, Sirte được biết tới là quê hương của cố Tổng thống Muammar Gadhafi. Nhưng sau hơn 40 năm thống trị, chính quyền của Gadhafi đã bị lật đổ và ông này bị chính những tay súng Misrata sát hại ở Sirte. 

Một điểm khác biệt với các căn cứ ở Syria, bản thân lực lượng IS tại Libya đang phải vật lộn để tự cung tự cấp các dịch vụ cơ bản. Bởi các trạm xăng dầu giờ đã cạn kiệt. Trong khi các bệnh viện giờ bị bỏ hoang sau khi IS ra lệnh tách biệt hoạt động của nam nữ nhân viên y tế. dDo đó, bệnh nhân phải di chuyển hàng dặm đường để tới các thành phố khác chữa bệnh. Hành trình di chuyển lại vấp phải hàng loạt trạm kiểm soát của IS. 

Song bất chấp những khó khăn thách thức, IS đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng ở Sirte. Mới đây, tạp chí tuyên truyền của IS là Dabiq đã cho đăng tải bài phỏng vấn Abu Mughirah al-Qahtani, người được xem là "thủ lĩnh IS ở Libya". 

Theo đó, al-Qahtani tuyên bố tận dụng vị trí địa lý của Libya cùng nguồn dầu mỏ dồi dào ở quốc gia này để gây rối loạn cho nền an ninh và kinh tế của châu Âu. Bởi trong năm 2014, khoảng 85% sản lượng dầu thô của Libya được xuất sang châu Âu và Italy là khách hàng lớn nhất. Thậm chí, gần nửa sản lượng khí đốt tự nhiên của Libya cũng được xuất sang Italy. 

"Việc IS giành quyền kiểm soát trong khu vực sẽ tạo ra những bước lùi kinh tế đặc biệt với Italy và các nước châu Âu", al-Qahtani khẳng định. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !