"Lầu Năm Góc không cần tăng chi tiêu quốc phòng"

Cựu Trợ lý quốc phòng dưới thời Tổng thống Ronald Reagan nhận định việc trao thêm tiền cho Lầu Năm Góc sẽ chỉ làm gia tăng tình trạng hỗn loạn và phí phạm ngân sách quốc phòng trong khi năng lực của quân đội Mỹ không được cải thiện.

Năm tài khóa 2016 của Mỹ sẽ bắt đầu vào ngày 1/10 tới và một lần nữa, việc quốc gia này sẽ chi tiêu bao nhiêu tiền cho ngân sách quốc phòng và số tiền này được giải ngân như thế nào, trở thành đề tài nhận được nhiều sự quan tâm. 

Những bất ổn và thách thức an ninh toàn cầu đang ngày càng lớn mạnh do đó, phần lớn các ứng cử viên đảng Cộng hòa chạy đua chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2016 đều đưa vấn đề quy mô của ngân sách quốc phòng ra làm đề tài tranh cử. Về phần mình, Tổng thống Barack Obama đã bác bỏ ý kiến không cho Lầu Năm Góc tăng mức chi tiêu quốc phòng vượt khuôn khổ do giới hạn liên bang vạch ra. 

Chi tiêu ngân sách quốc phòng của Lầu Năm Góc bị đánh giá là quá phung phí.

Chia sẻ trên National Interest, ông Lawrence Korb, cựu Trợ lý quốc phòng dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung Tâm Nghiên cứu vì sự Tiến bộ của nước Mỹ nhận định Mỹ sẽ chưa thể thông qua khoản chi tiêu liên bang trước thời điểm năm tài khóa 2016 bắt đầu. Do đó, mọi cơ quan liên bang bao gồm Lầu Năm Góc buộc phải hoạt động với ngân sách eo hẹp hiện thời. 

Trước đó, tại phiên điều trần của 5 thành viên trong Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, giới chức quân sự nước này nhận định tình hình thế giới đang ở trong giai đoạn hỗn loạn nhất kể từ trước tới nay. Đặc biệt, họ nhìn nhận Nga là mối đe dọa nguy hiểm nhất, theo sau là Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và IS. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter còn gọi Nga là "mối đe dọa hiện hữu". 

Hiện nay, các ứng cử viên đảng Cộng hòa lại đang tranh luận về đề tài dưới thời Tổng thống Obama, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng mạnh tay đã khiến Washington không kịp trở tay trước các mối đe dọa an ninh hiện thời. 

Nhưng vấn đề lớn đặt ra là Mỹ sẽ giành bao nhiêu cho ngân sách quốc phòng và cách chi tiêu như thế nào? Thực tế, mức chi tiêu quốc phòng hiện nay đã vượt mức giới hạn. Và ngân sách chi tiêu quốc phòng cho năm tài khóa 2016 dự kiến sẽ vào khoảng 600 tỷ USD. Mức tăng chi tiêu này chiếm 1/3 cho tới 1/2 trong tổng ngân sách quân sự trên cả thế giới. 

Ngay cả Nga, quốc gia bị Mỹ coi là mối đe dọa an ninh chiến lược cũng chỉ chi 80 tỷ USD, ít hơn cả Ả Rập Xê-út, một đồng minh của Washington. Nhưng tình hình này cũng chỉ mang tính tạm thời do đồng rúp và giá dầu giảm cũng như Moscow tạm hoãn kế hoạch hiện đại hóa sức mạnh quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc cũng chỉ chi số tiền cho ngân sách quốc phòng bằng 1/3 so với Mỹ. 

Nhưng theo ông Korb, muốn giải quyết tình trạng rối loạn an ninh trên thế giới, trước hết, Mỹ cần xử lý những bất ổn ở Lầu Năm Góc. Ví dụ, nếu Bộ trưởng Quốc phòng Carter tin rằng Nga là "mối đe dọa thường trực", tại sao ông này vẫn theo đuổi chính sách "trục châu Á" trong khi cắt giảm chi tiêu ngân sách giành cho các lực lượng trong nước vốn chịu trách nhiệm giải quyết các mối đe dọa từ Nga?

Thứ hai, phần lớn các ứng cử viên đảng Cộng hòa tranh ghế Tổng thống đều hối thúc Mỹ cần tăng thêm sức mạnh cho quân đội nước nhà. Song những ứng cử viên này lại không gắn lời kêu gọi với những chiến lược quân sự cụ thể cũng như khoản chi dự tính. 

Điển hình, một số ứng cử viên cho rằng Mỹ cần tăng quy mô hoạt động của lực lượng Hải quân từ con số 275 tàu chiến hiện thời lên 350 tàu. Nhưng họ lại không đưa ra ý kiến về loại tàu, thời điểm cũng như vị trí triển khai. Tại sao lại là 300 tàu chứ không phải 400 hay 200 chiếc? Và họ muốn có thêm 25 hay 50 tàu chiến ven bờ hay tàu khu trục Arleigh Burke hay tàu sân bay, tàu ngầm và tàu tuần tra bờ biển?

Cuối cùng, các ứng cử viên này cũng phớt lờ thực tế rằng Mỹ sẽ cần rất nhiều thời gian để đóng thêm tàu. Trong khi, quy mô của lực lượng Hải quân giờ đã vượt qua quyết định phê chuẩn dưới thời Tổng thống Bush. Thực tế, chính quyền của Tổng thống Obama đã quyết định sẽ tăng số tàu thuyền của lực lượng Hải quân lên 308 chiếc vào đầu thập niên tới. 

Ngoài ra, những người ủng hộ việc tăng chi tiêu quốc phòng cũng không thể đưa ra được câu trả lời thỏa đáng cho việc tại sao cần phải tăng chi thêm 350 tỷ USD cho 10 năm tới và hàng trăm tỷ USD tiếp theo? Tại sao trong thời đại ngày nay, Mỹ vẫn cần tới gần 5.000 vũ khí hạt nhân?

Những người này vẫn không thể giải thích Lầu Năm Góc đang làm gì để kìm hãm khoản tiền chi cho nhân sự khi mà ngày càng nhiều lực lượng có quy mô nhỏ hơn ra đời. Cũng như tại sao các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc và giới chuyên gia vẫn than vãn quân đội Mỹ hiện có quy mô nhỏ nhất kể từ sau cuộc chiến Trân Châu Cảng, còn Hải quân có quy mô nhỏ nhất kể từ trước Thế chiến thứ Nhất và Không quân hiện có quy mô nhỏ nhất trong lịch sử. Trong khi, họ không nhận ra rằng những đội quân hiện nay giờ có quy mô nhỏ nhưng năng lực lại lớn hơn rất nhiều. 

Đặc biệt, Lầu Năm Góc đang làm gì khi mà mức chi tiêu cho hệ thống vũ khí tăng mạnh? Theo ước tính, khoảng 450 tỷ USD đang được chi cho sản xuất 80 hệ thống vũ khí hiện thời. Nhưng tại sao Hải quân Mỹ phải mua chiến đấu cơ F-35 dù biết rằng lực lượng này không cần tới chúng? Tại sao Hải quân Mỹ không mua những thế hệ máy bay giá rẻ hơn như F/A-18E/F? 

Dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.

Thậm chí, tại sao Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (OSD) lại chuyển F-35 sang giai đoạn sản xuất trước khi quá trình phát triển hoàn thành? Tại sao Lầu Năm Góc không giảm số lượng mua tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới bằng cách lắp đặt 24 ống tên lửa trên một tàu ngầm thay vì 16? 

Trong bức thư trình lên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ mới đây cũng đã chỉ trích việc Lầu Năm Góc kiểm soát chương trình tên lửa tấn công tầm xa và máy bay tiếp dầu KC 46. 

Ông McCain viết: "Tại thời điểm ngân sách quốc phòng tiếp tục bị cắt giảm trong khi còn các mối đe dọa toàn cầu ngày càng lớn, điều quan trọng là Bộ Quốc phòng cần chấm dứt việc phung phí tiền thu thuế mà chuyển sang đầu tư tăng cường năng lực và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các binh sĩ". 

Theo ông Korb, rõ ràng, tình hình thế giới giờ đang trong thời kỳ bất ổn nhưng không nguy hiểm hơn giai đoạn Chiến tranh Lạnh, thời điểm mà Mỹ chỉ phải chi ít tiền hơn để đối phó với các mối đe dọa thường trực. Nếu biết cách chi tiêu khôn ngoan, Lầu Năm Góc sẽ có đủ ngân sách để giải quyết tình hình hiện nay mà không cần xây dựng chính sách ngoại giao biện minh cho việc Mỹ có quyền và trách nhiệm thiết lập trật tự an ninh thế giới. Đây chính là quan điểm đẩy Mỹ rơi vào cuộc chiến ở Iraq.

Nhà nghiên cứu Korb kết luận Quốc hội Mỹ nên thông qua ngân sách quốc phòng đúng lúc và phù hợp với đề xuất của chính quyền Tổng thống Obama cũng như mọi cấp trong cơ quan liên bang. Nhưng Quốc hội cũng phải buộc Lầu Năm Góc đưa ra những quyết định "chắc chắn" về cách chi tiêu ngân sách. Bởi theo ông Korb, việc trao thêm tiền cho Lầu Năm Góc sẽ chỉ làm gia tăng tình trạng hỗn loạn và phí phạm ngân sách quốc phòng. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.


MINH THU (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !