Viettel biến công nghệ thành “vũ khí” trong cuộc chiến chống virus Corona

Để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra, mọi nguồn lực của xã hội đã được huy động. Công nghệ cũng đang dần trở thành một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn này.
Viettel biến công nghệ thành “vũ khí” trong cuộc chiến chống virus Corona - ảnh 1

Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về điều trị phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra.

Sáng 8/2, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về điều trị phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra. Hội nghị được kết nối từ đầu cầu Hà Nội đến 700 điểm cầu truyền hình tuyến xã, huyện, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và 23 điểm cầu tại các bệnh viện.

Đứng đằng sau yêu cầu “khủng” về hạ tầng kết nối, lên đến 723 điểm cầu, với thời gian chuẩn bị chưa tới 2 ngày chính là Viettel. Ngày 5/2, đơn vị này đã nhận công văn đặc biệt từ Bộ Y tế, gửi gắm công tác hỗ trợ hạ tầng, đảm bảo sự kiện được diễn ra thông suốt.

Thời gian rất ngắn trong khi khối lượng và áp lực công việc cực lớn, nhưng với tinh thần “chống dịch như chống giặc” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề ra, Viettel đã đáp ứng ngay đề nghị của Bộ Y tế.

Đây cũng không phải là hànhđộng “tham chiến” đầu tiên của Viettel. Ngay từ khi dịch mới “chớm” Việt Nam, trong Tết, hàng trăm cán bộ, kỹ thuật Viettel đã lập cầu truyền hình tại 21 bệnh viện viện lớn chống dịch Corona chỉ trong 1,5 ngày.

“Mặc dù công việc rất vất vả nhưng chúng tôi rất vui vì hệ thống này đang hoạt động hiệu quả cho Bộ Y tế để kịp thời chỉ đạo phòng chống dịch Corona”, ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nói.

Cùng với việc xây dựng cầu truyền hình cho các bệnh viện, Viettel còn hỗ trợ Bộ Y tế chuyển hướng toàn bộ các cuộc gọi đến hotline 19003228 của Bộ Y tế sang tổng đài đường dây nóng 19009095 do Viettel vận hành. Trước đó, với nhu cầu quá lớn của người dân hotline này liên tục bị nghẽn.

Viettel cũng đã miễn phí tất cả cuộc gọi của khách hàng đến tổng đài 19009095 giải đáp các thông tin liên quan đến dịch Corona cũng như cách thức phòng chống dịch.

Cùng với hệ thống này, Viettel đã bố trí tổng đài viên có thể đáp ứng được 1.000 cuộc gọi đồng thời để kịp thời giảiđáp tất cả các thắc mắc của người dân về dịch Corona. Kết quả, trong 3 ngày, đã có 43.000 cuộc gọi đến hotline tư vấn về phòng chống dịch, theo số liệu của Bộ Y tế.

Không dừng ở đó, Viettel cùng Bộ Y tế đã phát triển app trên điện thoại bản Android và iOS, để giúp người dân biết cách đánh giá nguy cơ của mình cũng như cách phòng chống dịch, cách ly khi có dấu hiệu. Sau 6 ngày triển khai, đến ngày 7/2, app này đã được chính thức hoàn thiện với tên gọi “Sức khỏe Việt Nam”.

Đây là ứng dụng thông tin chính thức duy nhất của Bộ Y tế giúp người dân tự đánh giá về nguy cơ dịch bệnh, trang bị kiến thức phòng chống dịch bệnh, cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh. Đồng thời, thông qua ứng dụng, người dân có thể tìm kiếm cơ sở y tế gần nhất để đăng ký thông tin nếu có nguy cơ lây nhiễm, hướng dẫn phương pháp cách ly và báo cáo ca bệnh nghi ngờ.

Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Tất cả thông tin trên App chỉ nhằm phục vụ cho phòng chống dịch. Bộ Y tế sẽ đẩy tất cả những thông tin, những khuyến cáo của ngành Y tế, những điều mà người dân quan tâm nhất trên app Sức khỏe Việt Nam. Đây cũng có thể coi là môi trường tác nghiệp của ngành Y tế, để nắm bắt kịp thời các thông tin về dịch bệnh”.

Viettel cũng đang gấp rút triển khai một ứng dụng khác là Chatbot thông minh (Cyberbot) tích hợp vào Fanpage Sức khỏe toàn dân. Ứng dụng này sẽ giúp cung cấp các thông tin chính thống từ Bộ Y tế theo kịch bản linh hoạt và phù hợp thực tế, hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin chínhxác, mới nhất về dịch bệnh và biện pháp phòng dịch.

Chatbot này sẽ hỗ trợ việc tư vấn, trả lời tự động một cách nhanh chóng các thông tin cơ bản liên quan đến dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Crona. Điều này có được nhờ tính năng nổi bật của Cyberbot như tạo và quản lý bot một cách dễ dàng, khả năng nhận diện ý định người dùng cao, việc áp dụng các công nghệ Trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất (Machine Learning, Text Pattern, Spelling Check..), khả năng Quản lý hội thoại thong minh (liên kết câu, nhớ ngữ cảnh, xử lý những câu phức tạp nhiều ý định/thực thể, truy vấn và gợi ý các sản phẩm theo các thuộc tính..)…

Viettel biến công nghệ thành “vũ khí” trong cuộc chiến chống virus Corona - ảnh 2

Viettel cùng Bộ Y tế đã phát triển app trên điện thoại bản Android và iOS, để giúp người dân biết cách đánh giá nguy cơ của mình cũng như cách phòng chống dịch, cách ly khi có dấu hiệu. Sau 6 ngày triển khai, đến ngày 7/2, app này đã được chính thức hoàn thiện với tên gọi “Sức khỏe Việt Nam”.

Bên cạnh việc phát triển những sản phẩm mới, trên nền tảng cũ, Viettel cũng đang làm hết sức mình để những hoạt động thường nhật diễn ra suôn sẻ trong mùa dịch. Đơn cử, trong thời gian ngành giáo dục cho phép học sinh nghỉ học để phòng dịch, hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh và công tác quản lý của nhà trường vẫn có thể tiếp tục diễn ra trên hệ thống mạng xã hội học tập trực tuyến ViettelStudy do Viettel triển khai. Đây là mạng xã hội học tập duy nhất Đông Nam Á với nguồn học liệu chất lượng, tin cậy đến từ cộng đồng giáo viên của hơn 40.000 trường học trên cả nước. Sử dụng ViettelStudy, giáo viên có thể chủ động tạo bài giảng, giao bài, đánh giá chấm điểm và tương tác với nhiều học sinh cùng một lúc. Từ đó, học sinh có thể ôn luyện, học tập từ xa mà vẫn đảm bảo kiến thức trong thời gian tạm nghỉ.

Đặc biệt hơn, với ViettelStudy, phụ huynh học sinh cũng sẽ có môi trường thân thiện để tương tác với giáo viên và nhà trường khi cần sự trợ giúp, cùng nắm được học lực của con, xây dựng kế hoạch học tập cùng con.

“Chúng tôi đã tập trung toàn bộ nguồn lực, đưa công nghệ trở thành một trong những giải pháp phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn này”, ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel nhấn mạnh.

Thúy Hằng

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !