Điều trị lao phổi nhầm đến khi tìm ra hạt hồng xiêm bị hóc

Hóc hạt hồng xiêm vào phế quản nhưng bệnh nhân không biết mình bị bệnh gì và ròng rã thời gian dài đi điều trị viêm phổi, lao phổi mà không tiến triển. Cuối cùng thủ phạm được xác định là hạt hồng xiêm.

Viêm phổi do dị vật

Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM từng tiếp nhận một bệnh nhân nam tên T.V.T., 65 tuổi, vào viện với triệu chứng chính đau lưng khoảng 1 tuần. Sau đó bệnh nhân kèm triệu chứng đau ngực âm ỉ sau xương ức, sốt nhẹ.

Các bác sĩ cho chụp phim X Quang phổi ghi nhận cơ hoành trái kéo cao, trung thất kéo sang trái theo dõi xẹp thuỳ dưới phổi trái. Người bệnh được chụp CT scan ngực ghi nhận xẹp đông đặc phân thuỳ trên của thuỳ dưới bên trái, theo dõi dị vật.

Khi đó, bệnh nhân cho biết ông cũng không rõ các dấu hiệu của hội chứng xâm nhập. Khoảng  1 năm nay ông T. hay sốt, ho thỉnh thoảng tức ngực được chẩn đoán và điều trị viêm phổi ở tuyến trước nhưng không hết. Sau đó bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi và điều trị lao phổi 9 tháng tại tuyến trước nhưng triệu chứng lâm sàng không cải thiện.

Người bệnh được tiến hành nội soi phế quản phát hiện dị vật là hạt sapoche ở phế quản phân thuỳ trên của thuỳ dưới bên trái, có mô hạt tăng sinh và nhiều dịch tiết đục vàng xung quanh.

Trước đó, tại Bệnh viện quận Thủ Đức cũng tiếp nhận và can thiệp cho trường hợp hóc dị vật rất hi hữu. Nữ bệnh nhân là bà M.L. (48 tuổi, ngụ tại TP.HCM) đến bệnh viện trong tình trạng ho, sốt kéo dài nhiều năm, điều trị lui bệnh thời gian ngắn lại tái phát.

Khi vào viện bệnh nhân được nhập viện chụp CT và kết quả ghi nhận trong lòng phế quản thùy dưới phổi phải có một dị vật không rõ bản chất. Các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản bằng ống nội soi mềm thì phát hiện dị vật có màu đen, dạng elip, kích thước khoảng 2cm. Dị vật được gắp ra ngoài qua ống nội soi được xác định là 1 hạt của trái hồng xiêm.

Lúc này bà L. kể khoảng 4 năm trước, trong lúc hai mẹ con vừa ăn hồng xiêm (sapôchê) vừa trò chuyện thì không may bị ho sặc. Chị bị hạt trái cây vướng vào cổ họng nên dùng tay cố móc nhưng không được. Cô con gái đã lấy cơm và nước cho mẹ nhai nuốt để đẩy hạt xuống bao tử. Sau khi chữa “mẹo” người mẹ hết ho sặc và nghĩ đã không còn hạt hồng xiêm.

{keywords}
 
{keywords}
Hình ảnh hạt hồng xiêm trong phế quản bệnh nhân T. và hạt đã gắp ra.

Dị vật nguy hiểm thế nào

Theo BSCKI Lê Thị Xuân Mai, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM, dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt thường gặp và có thể gây tử vong hay di chứng nặng nề ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 4 tuổi. Tai nạn cũng có thể xảy ra ở người lớn với tần suất thấp hơn.

Nguy cơ xảy ra biến chứng và tổn thương phổi sẽ tăng lên với thời gian dị vật đường thở được lấy ra nên điều quan trọng là cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Các biến chứng khi phát hiện muộn có thể là viêm phổi, giãn phế quản và xẹp phổi.

Các triệu chứng có thể thay đổi đáng kể tùy theo vị trí của dị vật trong đường hô hấp. Khi dị vật bị kẹt lại ở thanh quản hay khí quản, người bệnh có biểu hiện suy hô hấp hay thở rít. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp, dị vật đi xuống phế quản và các dấu hiệu lâm sàng thay đổi hơn nhiều. Chẩn đoán dị vật đường thở ở phế quản do đó sẽ khó khăn hơn do ít hay không có triệu chứng.

Bác sĩ Mai cho biết dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhất là khò khè, âm phế bào giảm hay mất khu trú, co kéo cơ hô hấp phụ. Ở giai đoạn trễ hơn, khi không phát hiện được hội chứng xâm nhập, người bệnh thường có bệnh sử viêm phổi tái phát ở cùng một vị trí.

Để phòng dị vật đường thở, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng, khi ăn uống cần tránh cười đùa. Trường hợp chẳng may bị sặc, ho, có triệu chứng đau tức ngực, ho dữ dội, cần đi khám ngay, không nên cố lấy dị vật ra, nhất là khi dị vật đã đi vào đường hô hấp. Nếu để lâu, dị vật sẽ gây viêm phổi tái phát nhiều lần.

Với những bệnh nhân bị sặc hoặc hóc dị vật cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra như: rách, xước đường thở, đường tiêu hóa, gây nhiễm trùng, áp xe…

Khánh Chi

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !