'Lướt' điện thoại trong bao lâu trước khi đi ngủ?

Hầu như tất cả mọi người đều có thói quen lướt điện thoại trước khi ngủ, điều đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ hoặc làm mất ngủ.

Tìm tới bác sĩ, chị Lê Thu Hương (trú tại Phú Nhuận, TP.HCM) than thở tình trạng mất ngủ kéo dài tới 3 năm. Chị Hương cho biết chị rất khó ngủ dù bản thân mệt mỏi, rất buồn ngủ.

Hàng ngày, khi vào phòng ngủ chị Hương đều mang theo điện thoại và nằm lướt điện thoại xem hết phim lại tới lướt mạng xã hội.

Khi mỏi mắt chị đặt điện thoại xuống nhưng vẫn không vào giấc ngủ được nên lại lấy điện thoại ra xem, cả đêm, chị chỉ làm bạn với chiếc điện thoại.

Thiếu ngủ nên cơ thể chị lúc nào cũng mệt mỏi, da sạm, mắt thâm. Trí nhớ lúc nào cũng nhớ nhớ, quên quên không còn như trước.

Bác sĩ cho biết chị bị rối loạn giấc ngủ. Để điều trị dứt điểm tình trạng mất ngủ, ngoài thuốc, bác sĩ yêu cầu chị bỏ điện thoại ở phòng khách trước khi đi ngủ để tránh lệ thuộc vào điện thoại mà quên đi giấc ngủ. Ngoài ra, chị Hương được tư vấn chạy bộ 30 phút mỗi ngày để ngủ sâu hơn.

Giúp dễ ngủ và ngủ ngon với công thức 10-3-2-1

Giúp dễ ngủ và ngủ ngon với công thức 10-3-2-1

Có nhiều người rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Công thức 10-3-2-1 dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết mọi tình trạng trên.

Thạc sĩ, BS Hoàng Đình Hữu Hạnh – Đơn vị điều trị rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết giấc ngủ có vai trò trong việc phục hồi thể chất, tái tạo năng lượng hoạt động cả ngày, loại bỏ và bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không quan tâm tới giấc ngủ.

BS Hạnh thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân mất ngủ, ngủ không sâu giấc và 99% đều có thói quen mải miết lướt điện thoại trước khi ngủ.

Người lớn hay trẻ đều thích xem điện thoại và trong điện thoại có nhiều thứ hấp dẫn khiến họ quên đi giờ cần ngủ và vô tình trở thành “cú đêm”, khi ngủ thì lơ mơ khó ngủ sâu hơn. 

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Thiếu ngủ gây ra nhiều vấn đề cho sức khoẻ. Theo các khuyến cáo y khoa, con người cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày nếu thiếu ngủ gây ra mệt mỏi, trầm cảm, suy kiệt.

BS Hạnh cho biết bạn chỉ nên xem điện thoại trước khi đi ngủ dưới 1 tiếng đồng hồ. Cố gắng xem càng ít càng tốt để có giấc ngủ sâu. Ngoài ra, nên chọn các dinh dưỡng tốt cho giấc ngủ. Không sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ. Ví dụ như cafein, thuốc lá…

Để giấc ngủ sâu, ngon giấc hơn, BS Hoàng cho biết mọi người nên tăng cường vận động thể chất để tăng cường trao đổi chất, giúp giấc ngủ ngon hơn.

Ngoài việc tăng cường chăm sóc giấc ngủ bằng dinh dưỡng, luyện tập, cai điện thoại, BS Huỳnh Tấn Vũ – Đơn vị điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cũng cho biết người mất ngủ có thể tự xoa bóp để nhanh vào giấc ngủ hơn.

BS Vũ lý giải y học hiện đại cho rằng cortisol là hormone stress chính của cơ thể, cao hơn khoảng 50% ở những người ngủ chỉ sáu giờ một đêm. Mức cortisol tăng có liên quan đến lượng đường trong máu, nồng độ cao của chất béo trong cơ thể, mệt mỏi và trầm cảm, vì vậy, massage giúp giảm được nồng độ cortisol.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng massage làm tăng serotonin, làm tăng melatonin và giúp nhịp sinh học được thiết lập lại, giúp điều hòa giấc ngủ.

Theo y học cổ truyền, xoa bóp giúp sơ thông kinh lạc, lưu thông khí huyết vùng đầu, làm cho dinh vệ được điều hòa, âm dương được thăng bằng, qua đó thiết lập lại sự cân bằng cho cơ thể, tạo điều kiện để có được giấc ngủ ngon.

Tùy vị trí mà sử dụng huyệt hợp lý, bạn có thể thực hiện ấn day các vị trí sau:

Ấn day chân tóc: Dùng đầu ngón tay thực hiện kỹ thuật ấn theo hình lò xo.

Chải đầu: Dùng các ngón tay chải đầu, theo hướng chải thẳng và chải ngang, vùa chải vừa kéo nhẹ chân tóc.

Vỗ đầu: Dùng đầu các ngón tay vỗ quanh đầu, theo hai hướng ngược chiều nhau, vỗ hai vòng.

Gõ đầu: Dùng thủ thuật chặt bằng ngón tay - 2 bàn tay chập lại tác động vùng đầu.

Bóp đầu: Ngón cái 1 bên, các ngón tay còn lại 1 bên và thực hiện bóp, hai bàn tay bóp đầu theo hướng từ dưới lên trên.

Tìm điểm đau (a thị huyệt) và day điểm đau: Tùy điểm đau cự án hay thiện án mà day cho thích hợp.

Ấn day huyệt: Đầu duy, Bách hội, Phong phủ, Phong trì, Tứ thần thông, Thái dương, Ế phong.

Khánh Chi  

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !