Trung Quốc dùng ứng dụng nào đối phó virus Corona?

Khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới gây ra tiếp tục lan rộng, các hãng công nghệ Trung Quốc đã ra mắt nhiều nền tảng, dịch vụ cung cấp thông tin xác thực về căn bệnh này.
Trung Quốc dùng ứng dụng nào đối phó virus Corona? - ảnh 1

Người đàn ông đeo khẩu trang trên một chuyến tàu tại Bắc Kinh hôm 28/1. Ảnh: AFP

Chủng mới của virus Corona (nCoV) đã càn quét Trung Quốc từ tháng 1 và tước đi 636 mạng sống chỉ riêng tại đây. Nhằm giúp người dân đối phó với dịch bệnh, đặc biệt khi tin giả và tin đồn tràn lan, các hãng công nghệ nước này đã giới thiệu nhiều giải pháp cập nhật tình hình, tư vấn sức khỏe miễn phí và trả lời câu hỏi về nCoV.

1. Theo dõi virus thời gian thực

Qihoo 360 và NoSugar Tech phát triển nền tảng cho phép người dùng kiểm tra xem họ có di chuyển cùng người nhiễm virus Corona hay không. Dữ liệu trên nền tảng đến từ các nguồn xác thực như báo chí nhà nước, website địa phương. Nền tảng được hỗ trợ bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Qihoo 360 nhằm đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác. NoSugar Tech hợp tác với People’s Daily để đánh giá tính chính xác của nguồn tin.

Người dùng chỉ cần nhập khu vực, ngày di chuyển, số hiệu chuyến bay/chuyến tàu để xem bệnh nhân nhiễm virus có cùng hành trình hay không. Nền tảng hỗ trợ tìm kiếm nhiều phương tiện giao thông công cộng như tàu hỏa, máy bay, xe buýt, taxi, tàu điện ngầm. Từ ngày 31/1, đã có hơn 55 triệu người sử dụng dịch vụ.

Người dân tại Quảng Châu, Thâm Quyến có thể biết được có bệnh nhân nào sống gần họ không qua tiểu chương trình trên WeChat. Nó lập bản đồ các ca nhiễm nhờ tổng hợp báo cáo từ nhà chức trách.

Công ty bản đồ QuantUrban cũng ra mắt công cụ theo dõi tương tự trên bản đồ của mình, bao quát 9 thành phố khác tại Quảng Đông.

2. Tư vấn bác sỹ qua mạng miễn phí

Baidu giới thiệu nền tảng tư vấn bác sỹ qua mạng cho người dân để hỏi đáp liên quan tới dịch viêm phổi Corona. Nhờ tư vấn trực tuyến, nền tảng phần nào xóa bỏ sự lo lắng của mọi người và giảm tải cho bệnh viện. Người dùng từ Vũ Hán được ưu tiên khám trên nền tảng.

Dịch vụ miễn phí được cung cấp trên ứng dụng Baidu. Tính tới ngày 6/2, có hơn 92 triệu người ghé thăm và hơn 2,7 triệu câu hỏi được đưa ra. Baidu còn bắt tay với các dịch vụ chăm sóc y tế online khác như Ping An Good Doctor và WeDoctor để tích hợp nguồn lực bác sỹ của họ vào nền tảng, nâng cao chất lượng tư vấn.

3. Hỏi đáp trí tuệ nhân tạo

Viện nghiên cứu Damo Academy của Alibaba phát triển công cụ dịch vụ y tế công cộng AI, ban đầu được chính quyền tỉnh Chiết Giang triển khai vào ngày 27/1. Nó cung cấp thông tin liên quan tới virus Corona mới. Hệ thống có thể trả lời hầu hết mọi câu hỏi về dịch bệnh qua ứng dụng.

Nhờ tích hợp AI và nhận diện giọng nói, nó trả lời được các câu hỏi khác nhau nhờ vào thông tin được nhà chức trách cung cấp như bệnh viện lân cận, cách chọn khẩu trang y tế đạt chuẩn. Trong trường hợp không giải đáp được, nó sẽ chuyển câu hỏi sang con người. Theo Alibaba, hệ thống xử lý thành công hơn 92% câu hỏi qua mạng vào ngày đầu tiên hoạt động trên nền tảng của chính quyền tỉnh Chiết Giang.

Tính tới ngày 1/2, hệ thống được triển khai tại hơn 30 tỉnh, khu vực khắp Trung Quốc, bao gồm cả Hồ Bắc, nơi phát hiện virus đầu tiên.

Du Lam (Theo KrASIA)

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !