Treo biển “bán phiếu”, Bệnh viện bị Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc nhở

Sáng ngày 16/1/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi kiểm tra công tác trực Tết Nguyên đán của một số bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội, trong đó có Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương.
Treo biển “bán phiếu”, Bệnh viện bị Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc nhở - ảnh 1

Biển ghi "Khu bán phiếu khám theo yêu cầu" của BV Tai Mũi Họng trung ương bị Bộ trưởng Bộ Y tế chê "phản cảm"

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, đoàn của Bộ trưởng đã tiến hành thị sát khu vực phòng khám bệnh. Khu vực khám bệnh của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương khá vắng vẻ. Bệnh nhân không có nhiều người xếp hàng đợi.

Theo ban lãnh đạo bệnh viện, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 600 - 700 lượt người tới khám bệnh. Vì là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối về các bệnh tai mũi họng nên bệnh nhân bao gồm cả người lớn và trẻ em.

Trong buổi kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Y tế “giật mình” với tấm biển treo “Khu bán phiếu khám theo yêu cầu”.

Treo biển “bán phiếu”, Bệnh viện bị Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc nhở - ảnh 2

Khu vực đóng tiền vào viện được bao kín bằng kính

Tấm biển này được treo ở khu khám bệnh của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương. Theo Bộ trưởng, việc treo biển "Khu bán phiếu khám theo yêu cầu" nghe rất phản cảm và trong các bệnh viện, không có khái niệm bán phiếu.

Bộ trưởng Tiến yêu cầu Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương phải thay biển khác ngay và tham khảo các đơn vị thiết kế thi công lại khu vực khám bệnh để trông bớt nhếch nhác hơn. Dù chật chội, bệnh viện vẫn phải có thiết kế chuẩn.

Treo biển “bán phiếu”, Bệnh viện bị Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc nhở - ảnh 3

Quầy dịch vụ nhếch nhác.

Nhìn tấm biển trên, PGS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho rằng, rất phản cảm và không biết từ bao giờ bệnh viện “sáng tác” ra từ "bán phiếu". Bệnh viện có thể để lại biển "Nơi đăng ký khám dịch vụ".

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, thị sát, đoàn của Bộ Y tế không hài lòng với khu vực thu tiền viện phí của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương bởi cách thiết kế khu vực thu tiền như thế này, bệnh nhân phải khom lưng, cúi mình xuống mới đóng được tiền. Nhìn khu vực thu tiền viện phí không tạo được cảm giác “gần gũi” với người bệnh.

Ở khu vực phòng khám bệnh, chậu hoa, cây cảnh không được chăm sóc, lá rụng. PGS Khuê cho rằng cần chăm sóc, dọn vệ sinh từ cái nhỏ nhất.

Treo biển “bán phiếu”, Bệnh viện bị Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc nhở - ảnh 4

Chậu cảnh lá rụng, bẩn

Tại khu vực căng tin của Bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát qua và bà không bằng lòng với cửa hàng tạp hoá được bắn tôn, dựng khung sắt giáp ranh giữa Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và Viện Tim mạch Quốc gia.

Bộ trưởng Tiến yêu cầu bệnh viện phải dỡ bỏ quầy dịch vụ này. Bà cho rằng một bệnh viện tuyến trung ương không thể nhếch nhác như thế này được. Nếu đơn vị muốn bán hàng trong viện phải xây dựng lại căng tin, cửa hàng bằng kính và sạch sẽ hơn.

Sau đợt kiểm tra này, Bộ trưởng Tiến cho biết, bộ mặt của Bệnh viện đã thay đổi so với đợt kiểm tra trước, cơ sở vật chất khang trang hơn. Tuy nhiên khoa khám bệnh theo yêu cầu cần thiết kế lại. Một bệnh viện muốn phát triển thì khâu hạ tầng cần phải khang trang, sạch đẹp.

Việc thiết kế khoa khám bệnh phải mời chuyên gia tư vấn để đạt chuẩn về quy trình, thời gian, chữ nghĩa.

Phương Thuý

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !