Chị em liều lĩnh tiêm thuốc tan mỡ bụng không phép tại spa

Thân hình thừa cân, béo phì khiến nhiều người mất tự tin trong cuộc sống. Họ tìm mọi cách để giảm cân, bất chấp hậu quả.

{keywords}
Hình ảnh được cắt từ clip của một cơ sở thẩm mỹ giới thiệu thực hiện biện pháp tiêm thuốc giảm mỡ bụng. 

Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, dịch vụ tiêm tan mỡ trực tiếp lên các vùng khách hàng muốn giảm béo đang được các spa, cơ sở thẩm mỹ quảng cáo rầm rộ.

Tại hầu hết các cơ sở làm đẹp, phương pháp này được quảng cáo cho kết quả giảm cân nhanh, ít đau đớn. Trước những lời quảng cáo "có cánh" này không ít phụ nữ chi vài chục triệu đồng để làm đẹp. Tuy nhiên, loại thuốc này là gì và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Muốn giảm mỡ bụng nhanh, chị Nguyễn Thu Tr. đã tìm đến một cơ sở thẩm mỹ trên đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy) để thực hiện liệu trình tiêm thuốc giảm béo kết hợp quấn nóng…

Chị kể, theo lời nhân viên giới thiệu, liệu trình của chị sẽ được thực hiện trong vòng 1 tuần với cam kết giảm vòng eo từ 80 xuống còn 65cm với giá tiền 15 triệu đồng. Chị Tr. đặt trước 5 triệu và hẹn tuần sau quay lại làm.

Tuy nhiên, khi được nhân viên giới thiệu về các loại thuốc để tiêm, nhân viên chỉ giới thiệu chung chung là nhập khẩu, hàng đảm bảo…"cứ yên tâm” nhưng lại không chứng minh cho chị Tr. thấy xuất xứ rõ ràng của thuốc tiêm vào bụng mình.

Cảm thấy không yên tâm, chị từ chối và chấp nhận mất số tiền đã đặt cọc. Chị bảo, nhìn thấy nhân viên cứ thẳng tay tiêm những ống thuốc trắng như nước cất vào bụng khách hàng mà không biết bên trong nó là thành phần gì tôi phát hoảng.  “Mất tiền còn hơn mất mạng”, chị Tr. cho hay.

Trao đổi với phóng viên,TS. BS Hoàng Thanh Tuấn, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh Viện bỏng Quốc gia (Hà Nội), cảnh báo hiện dịch vụ này chưa có trong các danh mục kỹ thuật nên chưa được làm. Do đó, các chị em cần phải lưu ý, tránh nghe những lời quảng cáo “mùi mẫn” khiến tiền mất, tật mang thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Giải thích về điều này, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn cho biết, tiêm thuốc tan mỡ không chỉ phá hủy màng tế bào mỡ mà còn ảnh hưởng đến các tổ chức mạch máu, thần kinh, gây hiện tượng u nang tại chỗ, viêm mô tế bào, hoại tử da.

“Nguy hiểm khôn lường khi tiêm chất tan mỡ để giảm cân hay nói cách khác là giảm cân bằng cách tiêm chất tan mỡ có thể gây nhiều biến chứng như u nang tại chỗ, viêm mô tế bào, hoại tử, sốc phản vệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí tử vong.

{keywords}
Tiêm thuốc tan mỡ bụng giảm béo chưa được cấp phép nhưng vẫn nhiều người làm (Ảnh minh họa)

Chúng tôi cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị viêm, abces sau tiêm tan mỡ. Nhiều bệnh nhân vào với nhiều ổ viêm ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể từ: nọng cằm, bụng, đùi, bắp tay, bắp chân.... nhiều trường hợp viêm nặng vào viện với tình trạng viêm nhiễm lan toả, nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, nguy hiểm đến tính mạng”, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn nhấn mạnh.

Theo vị bác sĩ chuyên ngành thẩm mỹ, bản chất các thuốc tiêm tan mỡ là các thuốc chống đông tắc mạch máu - không phải và không được sử dụng trong tiêm tan mỡ.

“Vì thuốc phân huỷ mỡ nhưng không tiêu tan mỡ phân huỷ đó, dẫn đến hình thành các ổ đọng mỡ dễ bị viêm, abces.

Hiện tại Bộ Y tế chưa cấp phép cho kỹ thuật tiêm giảm béo này, trên thế giới cũng không  cho phép làm việc này nên người đi làm đẹp tuyệt đối không nên lựa chọn phương pháp này”, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn nhấn mạnh.

Một lần nữa, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn cho rằng “cái gì nhanh cũng không tốt: giảm cân nhanh, giảm mỡ nhanh”.

Do đó, để giảm cân nói chung và giảm mỡ nói riêng phải xuất phát từ nguồn gốc của nó, đó là sự bất hợp lý đầu vào, đầu ra hay quá trình hấp thu. Tuy nhiên, phần lớn là sự mất cân bằng đầu vào và đầu ra. Tức là giữa việc cung cấp năng lượng (ăn, uống) và tiêu thụ năng lượng (làm việc, vận động, tập luyện...)

“Giảm cân giảm mỡ khoa học nhất là phải bám sát vào cân bằng việc cung cấp và tiêu thụ này”, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn cho hay.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, những chị em có nhu cầu giảm mỡ hãy trách nhiệm với sức khoẻ của mình, các bạn nên tìm hiểu và nhờ bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng thăm khám để có quyết định đúng đắn, đưa ra được biện pháp thích hợp và an toàn cho việc giảm mỡ của mình.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia thẩm mỹ, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn cũng nhấn mạnh, làm đẹp là để đẹp hơn, khoẻ hơn cho nên làm đẹp phải an toàn và cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện.

“Mong mọi người có thêm kiến thức, kinh nghiệm làm đẹp để lựa chọn một cách sáng suốt nhất biện pháp phù hợp để làm đẹp cho mình”, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn nhấn mạnh.

H. Anh 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !