Thượng tọa Thích Thanh Quyết kêu gọi phật tử hiến máu

Sáng nay, hơn 500 tăng ni, phật tử ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã tham gia hiến máu cứu người hành Bồ Tát đạo. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương hòa Bình; Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng đại diện một số bộ, ngành đã tới dự.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết sau khi kêu gọi phật tử đã trực tiếp tham gia hiến máu.

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội nhấn mạnh: Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân hiến máu” của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội kết hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức “Ngày hội Hiến máu cứu người-Hành Bồ Tát đạo” và đăng ký hiến tặng mô, tạng nhân đạo. Đây là chương trình có ý nghĩa sâu sắc về đạo pháp và nhân văn cao cả; đây là đại thuận duyên để thực hiện hạnh Bồ Tát của mình bằng việc làm thiết thực.

Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết, dù khoa học y học có những tiến bộ vĩ đại nhưng hằng ngày, hằng giờ, chúng ta vẫn luôn gặp phải những hoàn cảnh đau lòng, vì không có đủ máu hay những bộ phận của cơ thể người để kịp thời cung cấp cho những ca cấp cứu để giành lại sự sống cho bệnh nhân hay nạn nhân. Tại các trung tâm hiến máu có câu “Máu có thể chờ người bệnh, nhưng người bệnh không thể chờ máu”, thôi thúc lương tâm chúng ta hãy hành động.

“Cuộc sống thật hạnh phúc và ý nghĩa biết bao khi biết chắc chắn rằng đâu đó trên cuộc đời này, một phần cơ thể hay dòng máu của ta đang hòa chung vào sinh mệnh, vào nhịp thở của ai đó đã từng được ta cứu sống”.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, đây là sự kiện mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc; đồng thời nêu rõ: Máu là một loại thuốc đặc biệt không có chế phẩm nào thay thế được. Máu cần cho nhiều chuyên khoa, cả khoa điều trị hằng ngày cũng như cho cấp cứu ngoại khoa, sản khoa, nội khoa… và cũng cần thiết để sẵn sàng dự trữ cho thảm họa an ninh, quốc phòng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủTrương Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ.

Bên cạnh đó, với diễn biến ngày càng nguy hiểm của bệnh tật, hiện nay số người cần được cấy ghép mô tạng ngày càng gia tăng, trở thành nhu cầu thực tế hiện hữu. Hàng ngày, hàng giờ ở Việt Nam có hàng ngàn người bệnh đang mòn mỏi chờ ghép tạng những rất ít người trong số họ có cơ may đó vì số người hiến rất khan hiếm.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phạt giáo Việt Nam tiếp tục duy trì và nhân rộng hoạt động rất có ý nghĩa này ở tất cả các cơ sở phật giáo trên cả nước.

Theo Thượng tọa Thích Quảng Tùng, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Từ thiện Xã hội-Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam: Năm 2018, Phật giáo toàn quốc đã huy động được gần 525 tỷ đồng đầu tư cho hoạt động nhân đạo, ích đời lợi đạo.

“Việc chia sẻ tấm áo, đồng tiền, bát gạo… với những cảnh đời bất hạnh là vô cùng trân quý, nhưng bố thí nội tài - tức là sẵn sàng hoan hỉ hiến từ giọt máu hồng đến bộ phận cơ thể của mình để đem lại sự sống cho người khác, là việc làm với tâm vô ngã vị tha cao cả nhất”.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong 4 Học viện Phật giáo triển khai việc hiến máu nhân đạo. “Hiến máu cứu người-Hành Bồ Tát đạo” bao hàm ý nghĩa sâu sắc cả đạo lẫn đời.

“Tôi cũng tin tưởng chủ trương coi đây là một nội dung quan trọng trong Chương trình giáo dục-đào tạo của Thượng tọa Viện trưởng Học viện sẽ trở thành hiện thực. Bởi vì, các vị tăng ni sinh cũng đồng thời là những vị trụ trì hoặc làm Phật sự hoằng pháp ở khắp mọi miền của đất nước, có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng Phật tử.

N. Huyền

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !