Thuốc lá điện tử: “Bẫy”chết người với giới trẻ

Hình thức bắt mắt, mùi vị hấp dẫn, thuốc lá thế hệ mới đang được giới trẻ ưa dùng bất chấp những cảnh báo nguy hại đến sức khoẻ và chưa được phép sử dụng ở nước ta.

{keywords}

Thực tế ghi nhận tại các bệnh viện đã có những ca ngộ độc thuốc lá điện tử xảy ra. Ngày 1/10, khoa Cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn đã tiếp nhận một nam sinh Đ.X. Đ, sinh năm 2006 ở Thạch Thất, Hà Nội, được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất trong tình trạng lơ mơ, đồng tử giãn tối đa, bệnh nhân đã được đặt ống nội khí quản. Qua thăm khám, các bác sỹ khoa Cấp cứu chẩn đoán: Bệnh nhân hôn mê chưa rõ nguyên nhân.

Theo chia sẻ của gia đình, khoảng 13h người nhà phát hiện thấy bệnh nhân ngã từ trên ghế đập đầu xuống nền cứng kèm theo co giật 3 – 4 lần, mỗi cơn kéo dài 3 – 5 phút. Với tình trạng như gia đình chia sẻ, sau khi tiến hành chụp CT sọ loại trừ tổn thương não, xét nghiệm khí máu cho kết quả bình thường, các bác sỹ cai an thần để bệnh nhân tự thở qua ống và tỉnh trước khi rút ống nội khí quản.

Sau khi tỉnh lại, bệnh nhân khai đã hút thuốc lá điện tử có bơm tinh dầu tự mua trên thị trường.

{keywords}

Đáng lưu ý, đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc lá điện tử mà Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận. Bệnh viện này cũng thông tin, một tháng trở lại đây, khoa Cấp cứu bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca ngộ độc thuốc lá điện tử.

Tương tự, mới đây nhất, một nam thanh niên 22 tuổi, hút thuốc lá điện tử, sau đó rối loạn tâm thần, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp. Xét nghiệm tinh chất mà bệnh nhân này sử dụng trong thuốc lá điện tử, các bác sĩ phát hiện thành phần có chứa 5-fluoro-adbica - một dạng ma túy tổng hợp thế hệ mới. Sau khi được cấp cứu ổn định sức khỏe tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân chuyển sang Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia điều trị tiếp tục.

Một học sinh cấp 3 cũng mất kiểm soát, kích thích vật vã, loạn thần, xuất hiện ảo giác sau khi hút thuốc lá điện tử do bạn mời. Bác sĩ xét nghiệm mẫu thuốc lá bệnh nhân đã sử dụng, kết quả không thể xác định được thành phần chứa loại ma túy cụ thể nào.

{keywords}
{keywords}

Theo Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), hiện nay Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới, trong đó, 2/3 phụ nữ và ½ trẻ em thường xuyên hút thuốc thụ động.

Đáng ngại là tỷ lệ hút thuốc lá điếu thông thường đang có xu hướng giảm, nhưng số người sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT, còn gọi là vape) đang tăng nhanh. Trong đó tại nước ta, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên 2,6% vào năm 2019 và có xu hướng ngày càng tăng trong giới trẻ. Nguyên nhân chính là do giới trẻ tin rằng thuốc lá điện tử an toàn, ít độc hại hơn so với thuốc lá truyền thống.

{keywords}

Ông Đào Thế Sơn, Tổ chức Liên minh Quốc tế phòng chống lao và bệnh phổi cho biết, hằng năm trên thế giới có khoảng 8,2 triệu người chết vì thuốc lá; đồng thời số người sử dụng các sản phẩm có nicotin tăng khoảng trên 8 triệu người để bù vào số người đã chết. Nguyên nhân số người sử dụng nicotin tăng thêm phần lớn là do việc xuất hiện các sản phẩm thuốc lá độc hại mới là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng… được quảng cáo là cai nghiện thuốc lá thông thường.

Hiện nay, đang có nhiều sản phẩm thuốc lá được bán qua mạng, được quảng cáo sai sự thật rằng ít gây hại, giúp cai nghiện thuốc lá thông thường, có thể thay thế thuốc lá thông thường và không gây nghiện như: thuốc lá điện tử, shisa… Tuy nhiên, ông Sơn khẳng định sự thật không phải như quảng cáo, mà các sản phẩm thuốc lá mới vẫn có hại như thuốc lá điếu thông thường, không có công dụng cai nghiện như quảng cáo. Các sản phẩm thuốc lá mới đang nhắm vào giới trẻ để tạo ra một thế hệ nghiện thuốc lá mới. Sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử cũng như hút thuốc lá thụ động đều có hại cho hệ tim mạch và hô hấp.

Ths.BS Nguyễn Tuấn Lâm (Cán bộ Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam) cho hay, nếu như trước kia, người sử dụng thuốc lá truyền thống còn e dè, tránh cho người thân không bị ảnh hưởng bởi tình trạng khói thuốc thụ động thì ngày nay, do tin vào lời quảng cáo rằng thuốc lá thế hệ mới không nguy hại, họ vô tư hút trong phòng kín, mà không lo ảnh hưởng đến người xung quanh.

Nhưng thực tế, thuốc lá điện tử là thiết bị làm nóng dung dịch lỏng dưới dạng tinh dầu, người sử dụng thường hút dung dịch này thành hơi và hít vào phổi. Những dung dịch này thường có vị hoa quả, khiến người dùng chủ quan, hút với nồng độ rất đậm đặc vì lầm tưởng rằng nó vô hại.

Tuy nhiên, hầu hết các loại dung dịch này đều có chứa nicotine – một chất gây nghiện tương tự như heroin và cocaine. Hàm lượng nicotine trong một lọ dung dịch nhỏ tương đương với 3 bao thuốc lá truyền thống.

Với thanh thiếu niên thường xuyên hút thuốc lá điện tử sẽ có nguy cơ nghiện thuốc lá sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và khả năng duy trì nòi giống. Với những đối tượng hút thụ động phải những khói thuốc này như trẻ em, phụ nữ có thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ trẻ và thai nhi.

Đồng tình với quan điểm này, Ths.BS Nguyễn Tuấn Lâm (chuyên viên Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam) nhấn mạnh, thuốc lá điện tử với các ống dung dịch được đóng gói cho hàng trăm hơi hút, hầu như không có định lượng về nồng độ nicotine trong mỗi ml. Điều này dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng, mức độ dung nạp nicotine và gây nguy cơ ngộ độc cấp tính.

“Khi sử dụng thuốc lá là nghiện nicotin, mà nghiện nicotin thì thuốc lá điếu truyền thống hay thuốc lá mới đều tác hại như nhau. Nhiều người nhầm tưởng rằng nicotin không gây hại, nhưng nó rất độc hại”, BS Tuấn Lâm bày tỏ.

Thêm vào đó, thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải là từ nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường. Do nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn. Người sử dụng có thể tự ý tăng tỷ lệ nicotine quá mức hoặc thêm ma túy và các chất gây nghiện khác vào để sử dụng mà khó bị phát hiện.

{keywords}

Các bác sĩ kiến nghị mỗi gia đình cần tăng cường giáo dục trẻ, thanh thiếu niên, cần cho trẻ hiểu rõ sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây nên nhiều bệnh lý đáng tiếc.

Hiện trên thế giới đã có 24 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, 17 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá nung nóng và phần lớn các quốc gia ASEAN đều ban hành quy định cấm các sản phẩm thuốc lá mới.

Dưới góc độ là đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện huyết học Truyền máu Trung ương, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cũng nhấn mạnh thuốc lá điện tử rất nguy hại, gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm như hô hấp, tim mạch, ung thư.., làm ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân.

Thuốc lá điện tử đang nhắm chủ yếu đến người trẻ tuổi và lan rất nhanh, vì vậy gây hại rất nghiêm trọng cho thế hệ trẻ. Thuốc lá điện tử là điều kiện thuận lợi để cho người hút sử dụng ma túy do đó cần cấm, đừng để phải giải quyết hậu quả khi tác hại đã quá lớn.

Trước những tác hại to lớn, đại biểu Nguyễn Anh Trí trước diễn đàn Quốc hội từng đề nghị Quốc hội, Chính phủ vì sinh mạng của nhân dân nên có quy định cấm ngay, cấm tuyệt đối thuốc lá điện tử.

“Xin đừng chậm trễ. Nếu chúng ta chậm trễ có thể sẽ phải trả giá bằng sự băng hoại sức khỏe của nhân dân và rồi đây có thể phải tốn một khoản kinh phí khổng lồ để chấm dứt một loại hình độc hại giết người có tên là thuốc lá điện tử” – đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ý kiến.

Box: Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết, thuốc lá thế hệ mới vẫn chứa nicotine, glycerin, propylene glycol - một chất gây ung thư khi được nung nóng, gây hại sức khỏe như thuốc lá điếu thông thường. Đặc biệt, thuốc lá điện tử nhắm vào giới trẻ thông qua hình ảnh, phong cách tạo gu thẩm mỹ, theo xu hướng.

Nguy hiểm nhất là thanh, thiếu niên học theo thần tượng thì đây là điều mà các ca sĩ, người nổi tiếng cần cân nhắc khi quảng cáo thuốc lá. Do đó, bà Hương cho rằng cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, kể cả người bán lẫn người sử dụng; có thể cấm sử dụng hình ảnh các loại thuốc lá trong những sản phẩm nghệ thuật.

{keywords}

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Bác sĩ tim mạch chỉ ra loại rượu gây hại cho huyết áp nhất

Rượu pha với soda, cocktail, rượu có hàm lượng cồn cao dễ làm trầm trọng thêm tình trạng cao huyết áp.

Đang cập nhật dữ liệu !