Bệnh nhi 13 tuổi suýt chết vì sốt xuất huyết

Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh vừa cấp cứu một bé trai 13 tuổi sốt xuất huyết biến chứng suy đa cơ quan, dịch tràn đầy màng phổi, màng bụng, truyền hơn 2 lít máu và chế phẩm máu…

Nguy kịch vì sốt xuất huyết

Bé trai B.M.M (13 tuổi, ở Trà Vinh), được chuyển viện đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.

Khi nhập viện, bệnh nhi được điều trị tích cực chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện hồi sức tích cực như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, hỗ trợ hô hấp thở áp lực dương liên tục..

Tuy nhiên, sau 1 ngày nhập viện, diễn tiến bé phức tạp, tái sốc 1 lần, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, xuất huyết tiêu hóa nặng, bé suy hô hấp nặng dần sau đó được đặt nội khí quản thở máy xâm lấn kiểm soát áp lực.

{keywords}
Trẻ bị sốt xuất huyết đang điều trị tại BV

Bệnh nhi được truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc tổng cộng hơn hai lít để giải quyết tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa nặng, chọc dò dịch ổ bụng để giải áp tình trạng tăng áp lực ổ bụng do tràn dịch màng bụng lượng nhiều, truyền dịch chống sốc, truyền các chế phẩm máu theo mục tiêu.

BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng khoa Hồi sức tích cực & Chống độc cho biết, đây là một trong những trường hợp rất nặng được các bác sĩ khoa Cấp cứu và Hồi sức Tích cực cứu sống thành công, do ca này thất thoát huyết tương nặng và kéo dài, thể hiện qua tràn dịch màng phổi và màng bụng rất nhanh, Albumin máu giảm rất thấp. Tuy nhiên bé được giúp thở đúng thời điểm, dẫn lưu ổ bụng có kiểm soát đảm bảo tưới máu ổ bụng và điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu kịp thời, nhờ vậy tránh được tình trạng sốc kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan...

Gần đây, số ca sốt xuất huyết tăng nhiều và dễ trở nặng được chuyển từ tuyến trước lên khá nhiều. Người dân không nên lơ là và phải luôn chủ động phòng chống bệnh, phải luôn để ý theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi con sốt.

Các bậc phụ huynh cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến bệnh viện kịp thời khi nghi ngờ sốt xuất huyết.

Nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có các biểu hiện sau cần phải đưa đến cơ sở y tế thăm khám: quấy khóc, bứt rứt, lăn trở, khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, phân đen. Có bé có biểu hiện tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống… Nếu để sang ngày thứ 4, thứ 5 bé có thể rơi vào sốc sốt xuất huyết thì sẽ nguy hiểm.

Khi nào cần cho trẻ đi viện 

ThS.BS CK2 Nguyễn Trần Nam – trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh hiện nay khoa đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Hiện đang có dịch Covid-19 nên số ca bệnh tự điều trị ở nhà cũng nhiều.

Bác sĩ Nam cho biết hiện đã ghi nhiều ca tử vong do sốt xuất huyết nên người dân không được lơ là với dịch.

Bình thường, dấu hiệu sốt  là biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ em cảnh báo cơ thể của trẻ đang gặp trục trặc, nhiễm khuẩn.

Tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, mỗi ngày có 50 % trẻ đến khám vì sốt. Nguyên nhân đa phần diễn tiến cấp tính như nhiễm trùng, nhiễm siêu vi và một số  nguyên nhân khác. 

Có những bé vào viện trong tình trạng nặng nhưng ba mẹ không biết con có sốt không nhưng cũng có bé vào viện diễn tiến nhanh không đáp ứng với thuốc hạ sốt. 

Bác sĩ Nam nhấn mạnh khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần nhớ kỹ các điều kiện sau để cho con đi viện, bé sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, bé sốt trên 2 ngày, bé li bì, nôn ói, khó thở.

BS Nam cho biết đến nay sốt xuất huyết là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin để phòng bệnh. Bệnh xảy ra ở những nơi đông dân thì bệnh dễ lây lan thành dịch hơn những nơi khác và dễ gây ra dịch lớn. 

Trung bình có 1 trẻ sốt xuất huyết phải nhập viện thì có 200 – 300 trẻ nhiễm vi rút không có triệu chứng, không phát bệnh hoặc chỉ sốt sơ sài tại cộng đồng vì vậy cha mẹ cần hết sức chú ý.

BS Nam cũng nhấn mạnh bệnh sốt xuất huyết thường khó phân biệt với các bệnh cảm, cúm nhiễm vi rút khác.

Để phòng bệnh cách tốt nhất là không để muỗi đốt, loại trừ nơi sinh sản của muỗi, không cho muỗi phát triển, tiêu diệt muỗi.

Khánh Chi

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !