Thói quen “chứa” 7000 chất độc hại gây ung thư mà nhiều người Việt mắc phải

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi và các bệnh ung thư khác. Ước tính hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi đều có liên quan tới khói thuốc lá.

Các cầu thủ bóng đá đã đến dự sự kiện mít tinh hưởng ứng tuần lễ không hút thuốc.

7.000 hóa chất độc hại

Sáng 26/5, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ 25 - 31/5/2019).

Theo GS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi, điển hình là ung thư phổi và các bệnh lý tắc nghẽn mãn tính trên toàn thế giới.

Trong khói thuốc lá chứa 7.000 chất hóa học, với 69 chất gây ung thư. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Hít phải khói thuốc thụ động độc hại không kém người hút thuốc. Theo nghiên cứu của WHO, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào.

Do đó người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điều thuốc một ngày và tăng hơn 30% nguy cơ mắc ung thư phổi. Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi cap gấp 22 lần người không hút.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 90% trong số hơn 600.000 người mắc ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Hút thuốc còn là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bệnh viện K Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có tới 165.000 trẻ em chết trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút thuốc thụ động gây ra.

Tại các nước phát triển, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi trong những thập kỷ qua, ngược lại, tại các nước đang phát triển, việc sử dụng thuốc lá có xu hướng gia tăng. Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới và tỷ lệ hút ngày càng trẻ hóa. Hút thuốc lá ở Việt Nam được coi như nét văn hóa trong giao lưu, gặp gỡ, cưới hỏi, lễ lạt.

Hãy từ bỏ thuốc lá 

Thứ trưởng Tiến kêu gọi: Hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay, ngừng hút thuốc sớm là phương pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của bệnh tật do việc hút thuốc. Chúng ta hãy cùng chung tay cùng xây dựng cuộc sống không khói thuốc để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, cho gia đình và cho cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi luật phòng chống tác hại thuốc lá, đồng thời kêu gọi mọi người bỏ thuốc lá vì sức khỏe mỗi người, gia đình và cộng đồng.


Cũng trong buổi lễ mít tinh cầu thủ Quang Hải, Tiến Dũng, Văn Hậu - bộ ba đại sứ đồng hành cùng chiến dịch “Nói không với thuốc lá” tham gia sự kiện. Buổi lễ thu hút đông đảo người dân tham gia. Là những tài năng trẻ, trụ cột bóng đá nước nhà, mang lại niềm cảm hứng lớn lao, niềm tự hào dân tộc thông qua bóng đá.

Với vai trò đại sứ, Quang Hải đem đến thông điệp ngắn gọn nhưng ý nghĩa: "Không phải suy nghĩ sâu xa mà chúng ta hãy hành động. Bỏ thuốc ngay ngày hôm nay vì bản thân và cộng đồng. Mong mọi người không ai hút thuốc, để cuộc sống khỏe mạnh và luôn đầy ắp tiếng cười. Hãy để 365 ngày đều là ngày không thuốc lá nhé".

Còn thủ môn Bùi Tiến Dũng gửi đến thông điệp: "Mong đợi một môi trường trong lành không khói thuốc lá cho tất cả mọi người, vì một cuộc sống khỏe mạnh, vì một tinh thần thể thao bất diệt".

Cũng trong sáng nay, sau chương trình mít tinh là phần biểu diễn nhảy flasmob của 500 sinh viên và hoạt động đi bộ của 1.000 người, nhằm hưởng ứng chiến dịch truyền thông 2019 với chủ đề: Cuộc sống không khói thuốc.

Ngày Thế giới thông thuốc lá năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”.

Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới muốn thông tin tới cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về phổi, đồng thời kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Nguyễn Văn Tuấn

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !