Thầy cúng "cầu cứu" bác sĩ nam khoa: Bởi "điệu tango cần có hai người"

Nhìn bề ngoài, quý ông tóc bóng mượt, chải ngược hất lên, giọng nói sang sảng, nghe có gang có thép lắm nhưng khi vào chuyện, giọng ông trầm hẳn xuống: "Tôi bây giờ cứ 4 giờ chiều là cảm thấy như hết hơi. Riêng chuyện ấy, không còn ham muốn mà cố thì cũng...không làm bà ấy vui."

*** Đằng sau mỗi người đàn ông đi khám nam khoa là một câu chuyện

Đó là một ca mà bác sĩ “bugi” Nguyễn Thế Lương ấn tượng ngay từ lần gặp đầu tiên. Ông nói biết đến bác sĩ (BS) qua mạng internet. Nhìn bề ngoài, quý ông tóc bóng mượt, chải ngược hất lên, giọng nói sang sảng, nghe có gang có thép lắm. Đặc biệt, bàn tay ông ta không khép lại được, mỗi ngón đều đeo một nhẫn mặt ngọc to bằng nửa bao diêm.

Ấy vậy nhưng khi vào chuyện, giọng ông trầm hẳn xuống: Tôi bây giờ cứ 4 giờ chiều là cảm thấy như hết hơi. Riêng chuyện ấy, không còn ham muốn mà cố thì cũng..., không làm bà ấy vui.

BS. Nguyễn Thế Lương

Bà ấy của thầy cúng là một phụ nữ trí thức, có 2 bằng đại học. Bà đi theo chồng đến gặp BS. Lương. Không, đúng hơn là ông chồng đã buộc phải đến đây dưới sự áp giải của bà vợ. Theo kiến thức bà thu lượm được từ sách vở thì ông chồng mới 51 tuổi của bà mà đã đòi nghỉ ngơi cho thảnh thơi là không chuẩn với các thống kê khoa học. Trong khi bà hơn ông đến vài tuổi mà vẫn còn đam mê lắm.

BS. Lương bắt đầu hỏi han bệnh nhân như thường lệ. Ở đây xin mở ngoặc để hé mở với bạn đọc một số chi tiết đằng sau cánh cửa phòng khám nam khoa. Khác với hình dung của nhiều người về... hoạt cảnh diễn ra trong những căn phòng bí ẩn ấy, đi khám nam khoa không có nghĩa là... tuột luôn ra mà bệnh nhân sẽ được khám toàn thân.

Việc đầu tiên khi tiếp xúc bệnh nhân, bao giờ BS cũng sẽ thăm khám thông qua hình thức hỏi chuyện. Những câu hỏi thường được đặt ra với bệnh nhân rối loạn cương như trường hợp của thầy cúng này - thường là: Có hút thuốc/ uống rượu không? Dậy thì năm bao nhiêu tuổi? Có bị bệnh quai bị biến chứng không? Có bệnh lý toàn thân nào không? Có đang sử dụng thuốc gì không (vì một số thuốc cũng gây tác dụng phụ xìu xìu ển ển với các quý ông)? Đã xét nghiệm để biết có bị suy thận hay không? Rồi là các câu hỏi về lịch sử quan hệ tình dục/thực tế công việc đang làm...

Sau đó, bệnh nhân sẽ được phát một bảng trắc nghiệm để tự đánh dấu. Có một số bảng thông dụng nhưng phổ biến nhất là bảng IIEF - Bảng đánh giá chức năng cương tiêu chuẩn thế giới. Sau khi có câu trả lời 15 câu hỏi đầy đủ hoặc 5 câu hỏi rút gọn, bác sĩ sẽ tính điểm và lấy đó làm cơ sở cho phác đồ điều trị cụ thể.

Về lĩnh vực này, còn nhiều câu chuyện thú vị khi đi vào chi tiết và chúng tôi sẽ trở lại cùng bạn đọc ở một bài viết khác của chuyên mục Câu chuyện giới tính này. Chẳng hạn như, bác sĩ nam khoa đã phát hiện ra rằng, mặc dù cần phải nói thật với bác sĩ như khi xưng tội với linh mục, nhưng kha khá quý ông ban đầu đều... nói dối về tình trạng ủ ê của mình.

Trong điều trị nam khoa có câu nói rất nổi tiếng: 'điệu tango phải có hai người', nếu không có sự phối hợp của đối tác thì kiểu gì cũng hỏng. Ảnh minh họa

Trở lại với câu chuyện của thầy cúng. Qua phần hỏi - đáp, BS. Lương nhận thấy công việc của thân chủ không căng thẳng. Mỗi ngày ông chỉ hành nghề từ 12 giờ và làm trong 4, 5 tiếng. Sau khi một số nguyên nhân được loại bỏ, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám trực tiếp và làm một số xét nghiệm. Kết quả cho thấy, nội tiết tố nam thấp và được chỉ định điều trị bằng một đơn thuốc. Vợ ông ta đọc đơn thuốc khá chăm chú. BS. Lương biết bệnh nhân nhiều khả năng hồi phục nhanh do có một “nữ điều dưỡng” đắc lực như vậy bên cạnh.

Sáng hôm sau, BS. Lương nhận điện thoại của thầy cúng rất sớm. Ông hồ hởi khoe: Thuốc của anh uống tốt lắm, rất có kết quả. Đang thắc mắc tại sao thuốc vừa kê mà bệnh nhân đã thông báo kết quả tốt thì ông ấy đã giải tỏa cho BS. Lương: Sáng nay, tôi mới uống thuốc nhưng tối qua tôi đã xin... thánh. Thánh cho ngay một quẻ nhất âm - nhất dương. Vậy là chắc chắn có kết quả tốt đấy. Tôi xin cho bao nhiêu người rồi, tôi biết.

Luôn tiện, bệnh nhân cho bác sĩ biết đài âm dương là cách mà người gieo hỏi ý “bề trên”. Hai đồng tiền trinh hình tròn, giữa có lỗ rộng, một mặt phẳng được quy định là mặt âm, còn mặt khắc chữ Hán gọi là mặt dương. Nếu một mặt sấp, một mặt ngửa là thuận: âm dương đồng nhất lí hay như ông thầy cúng nói là nhất âm - nhất dương. Hoặc nếu hai đồng khi gieo xuống đĩa đều sấp là “bề trên” báo không được, không cho. Còn nếu hai đồng đều ngửa là “bề trên” cười. Một là “bề trên” vui hoặc có thể là cười chê. Nếu xin đài âm dương mà được một lần nhất âm - nhất dương luôn là tuyệt.

Đúng như BS. Lương dự đoán, chỉ sau hơn 1 tháng điều trị, bệnh nhân đã trở lại hoạt động bình thường. Anh biết rằng, chẳng phải do “bề trên” nào ban cho ông thầy cúng điều tốt đẹp đó. Cái chính là ông ta may mắn gặp thầy gặp thuốc và đặc biệt là có bà vợ khôn ngoan. Thật tuyệt vời nếu như người đàn ông có được người vợ hay bạn tình hiểu biết.

Suy cho cùng, đàn bà hành động thông minh trong chuyện này cũng còn vì quyền lợi của chính họ nữa. Điệu tango nào cũng luôn cần có 2 người. Mọi chuyến bay trong mơ, phiêu bồng trên tầng mây thứ 9 hẳn là không ai có thể cất cánh một mình. BS. Lương đã gặp khá nhiều đàn ông đến khám nam khoa lần đầu không đi một mình. Đó là những người may mắn. Họ sẽ vượt qua mặc cảm nhanh hơn những bạn đồng cảnh ngộ.

Theo Võ Hồng Thu/SKĐS

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !