Truyền thông y tế là con đường ngắn nhất truyền tải kiến thức

Chính từ sự nhận thức khả năng đóng góp quan trọng của báo chí với lĩnh vực y tế, cho nên trong thời gian qua các cơ quan báo chí đã dành một thời lượng, một diện tích đáng kể thông tin về y tế.

Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế là một trong những chiến lược hợp tác quan trọng giữa Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Y tế. Báo Infonet xin trích đăng những bài phát biểu có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu quả tuyên truyền trong lĩnh vực y tế. 
Đây là những bài phát biểu nằm trong hội thảo Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế.

Dưới đây là bài phát biểu của TS. Nguyễn Trí Nhiệm Trưởng khoa Phát thanh- Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Truyền thông y tế là con đường ngắn nhất truyền tải kiến thức - ảnh 1

Y tế và các vấn đề phòng chống dịch bệnh luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành và các tổ chức trong toàn hệ thống chính trị. Trong Quyết định số 255/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ: Dự phòng tích cực,chủ động là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.

Trên thế giới và ở Việt Nam, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, ngoài việc khả năng lây lan nhanh chóng trên phạm vi rộng còn xuất hiện nhiều loại dịch bệnh lạ có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe cộng đồng như dịch sars, H5N1, H1N1, Ebola, dịch tay chân miệng...

Hàng năm, Đảng và Nhà nước đã chi một khoản lớn ngân sách cho lĩnh vực y tế, đầu tư các cơ sở khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, với một nền kinh tế còn khó khăn, dân số đông, các điều kiện chăm sóc sức khỏe chưa đảm bảo; sự tác động của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đã trở thành một gánh nặng cho ngân sách, ảnh hưởng dến sự phát triển.

Để giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực y tế đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức y tế, các phương tiện truyền thông. Truyền thông y tế nói chung và y tế dự phòng nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, không những giúp người dân nâng cao hiểu biết về các loại bệnh, tật, chứng đã và đang tồn tại mà còn giúp thay đổi nhận thức, tăng thêm kiến thức và hành vi trong phòng bệnh, phòng dịch giảm gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Mặc dù thế kỷ XX, XXI là thế kỷ bùng nổ các phương tiện truyền thông, con người có thể tiếp nhận và trao đổi thông tin trên nhiều phương tiện khác nhau nhưng báo chí vấn là những phương tiện truyền thông thiết yếu đối với con người và xã hội. 

Báo chí không chỉ là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, có khả năng khơi nguồn, phản ánh, định hướng dư luận xã hội; báo chí còn là một phương tiện cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác, khách quan; báo chí là phương tiện để mọi người tham gia quản lý và giám sát xã hôi một cách hữu hiệu. Báo chí trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân, tổ chức.

Đối với lĩnh vực thông tin về y tế, thông tin phòng chống dịch bệnh báo chí có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; pháp luật, chính sách của Nhà nước về vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe; hướng dẫn mọi người cách phòng, chống dịch bệnh, sử dụng thuốc an toàn; những thành tựu về lĩnh vực y tế. 

Bên cạnh đó, thông tin báo chí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cảnh báo những việc làm, những hành động không tốt cho việc chăm sóc, bảo vệ  và nâng cao sức khỏe; cảnh báo về dịch bệnh, cách phòng bệnh và xử lý khi phát sinh các dịch bệnh, về vấn đề an toàn trong việc sử dụng thuốc, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Có thể khẳng định, trong thời gian qua báo chí đã thông tin nhanh chóng, kịp thời về dịch bệnh như dịch sởi, dịch tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết, dịch ebola.

Báo chí cũng đã vào cuộc quyết liệt trong việc chống hàng giả, hàng nhái; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, những vấn đề liên quan đến sức khỏe; tích cực trong việc cung cấp thông tin có tính chỉ dẫn, định hướng liên quan đến vấn đề sức khỏe của cộng đồng.

Chính từ sự nhận thức khả năng đóng góp quan trọng của báo chí với lĩnh vực y tế, cho nên trong thời gian qua các cơ quan báo chí đã dành một thời lượng, một diện tích đáng kể thông tin về y tế. 

Ngoài những tờ báo, tạp chí chuyên về lĩnh vực y tế như Báo Sức khỏe đời sống, Tạp chí Y tế công cộng, Tạp chí Y dược, Tạp chí Y học dự phòng... các đài phát thanh, truyền hình, phát thanh- truyền hình đã có. những chương trình, chuyên mục, kênh về lĩnh vực y tế như ) 02TV của Đài Truyền hình Việt Nam, kênh Joy FM của Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội... 

Có thể khẳng định, thời gian gần đây, công chúng có thể tiếp nhận thông tin về lĩnh vực y tế một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Trong thời gian qua, vấn đề thông tin về lĩnh vực Y tế trên báo chí vẫn còn những khiếm khuyết phải khắc phục. Một nguyên tắc thuộc phạm trù đạo đức là khi đưa tin về y tế không được thông tin giật gân câu khách, không cần thiết khi nó có thể dẫn tới những hy vọng hoặc sợ hãi vô căn cứ cho công chúng đặc biệt là những người có liên quan; các kết quả nghiên cứu ở giai đoạn đầu không được đăng tải và thể hiện như là kết quả cuối cùng hoặc gần hoàn thành. 

Tuy nhiên, nhiều vụ việc liên quan đến y tế, nhiều bài viết đã thiếu cân nhắc đến sự tác động tiêu cực của thông tin, làm phức tạp vấn đề và gây mất lòng tin đối với công chúng. Đây là một điều đáng sợ đối với báo chí. Điều đáng sợ nhất của báo chí là đánh mất lòng tin của công chúng.

Nhiều bài viết đã làm công chúng có những hoài nghi về những thành công của nền y tế Việt Nam đang được thế giới đánh giá cao, những đánh giá không tích cực đến những người đang công tác trong lĩnh vực y tế...

Lĩnh vực y tế là một lĩnh vực bao hàm nhiều vấn đề và nhạy cảm, phức tạp. Thông tin về lĩnh vực y tế đòi hỏi nhà truyền thông, nhà báo, cơ quan báo chí phải có sự am hiểu về lĩnh vực y tế và có kỹ năng truyền thông phù hợp, phải có đạo đức và khả năng đánh giá được sự tác động của thông tin. Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế trong thông tin về y tế có mấy vấn đề cần phải giải quyết:

Thứ nhất, không cần tăng thêm các ấn phẩm, chương trình, chuyên mục, kênh nhưng vấn đề cốt yếu là phải nâng cao chất lượng, đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời, thiết thực, đảm bảo các nguyên tắc thông tin về y tế và dễ hiểu đối với mọi người. Thời điểm phát sóng đối với phát thanh, truyền hình phải phù hợp với đối tượng tiếp nhận.

Thứ hai, để thực hiện được điều trên, các cơ quan báo chí cần tổ chức đội ngũ chuyên sâu về lĩnh vực y tế. Sai lầm của một bác sỹ có thể ảnh hưởng đến một người nhưng một thông tin sai có thể gây hậu quả cho nhiều người, cho xã hội.

Thứ ba, các cơ quan báo chí nên xây dựng bộ quy tắc thông tin về lĩnh vực y tế. Nếu có bộ qui tắc chuẩn mực và cụ thể sẽ giúp người viết, người biên tập định hướng cho mình trong quá trình lựa chọn và cung cấp thông tin.

Thứ tư, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan y tế và các cơ quan báo chí, nhà báo trong việc cung cấp thông tin, xử lý thông tin về lĩnh vực y tế. 

Hiện nay, vấn đề phòng chống dịch bệnh, chất lượng dịch vụ y tế, quá tải bệnh viện, chất lượng thuốc, vắc xin ...luôn được cộng đồng quan tâm trong các hoạt động của ngành Y tế. 

Vì vậy, để cộng đồng hiểu rõ về những vấn đề này, ngành Y tế cần có chiến lược, kế hoạch truyền thông dài hạn, ngắn hạn, nhằm định hướng thông tin cho báo chí. 

Thực tế trong thời gian qua đã khẳng định: Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành Y tế đến với người dân chủ yếu thông qua báo chí, đặc biệt đối với thông tin về dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh đây là con đương hiệu quả nhất. 

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, những người làm báo và ngành Y tế phải cùng đồng hành để phụng sự nhân dân. Chỉ khi nào nhận thức đúng và có kiến thức để hành động đúng thì mới thực thi đúng pháp luật và có đạo đức. 

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !