Trẻ 7 tháng tuổi nguy kịch vì nhầm sốt xuất huyết với rối loạn tiêu hóa

BS Nguyễn Văn Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vừa qua Khoa Cấp cứu Hồi sức Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận một trường hợp trẻ nhũ nhi sốc sốt xuất huyết nặng.

 

Đó là trẻ CB. NG. T. D. 7 tháng tuổi, nam, ngụ tại Đồng Tháp. Bệnh sử ghi nhận trẻ bệnh 4 ngày, ngày 1-3: sốt nhẹ, tiêu lỏng hơn 10 lần/ ngày, phân vàng sệt nhày không máu, lượng vừa, ói 3-4 lần/ngày

Ngày 4: sốt giảm, tiêu lỏng 4-5 lần từ sáng, không máu, ói 1 lần, đến phòng khám tư cho uống thuốc không rõ loại, về nhà em đang ngủ thì co giật 1 lần trợn mắt tím môi, người nhà đưa trẻ đến phòng khám đa khoa gần nhà, được xử trí thở oxy, chống co giật bằng diazepam, rối chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, trên đường chuyển trẻ tiếp tục co giật.

Tại khoa cấp cứu, trẻ còn co giật toàn thân, tím tái, sốc chi mát, CRT 3-4 giây mạch quay bắt nhẹ 200 lần/ph, huyết áp khó đo được chẩn đoán: sốc giảm thể tích – Tiêu chảy nhiễm trùng – Nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa. Chẩn đoán phân biệt với sốc nhiễm trùng, sốc sốt xuất huyết dengue nặng.

{keywords}
Ảnh bệnh nhi đang dần bình phục. 

Bệnh nhi nhanh chóng được xử trí đặt nội khí quản thở máy, truyền dịch chống sốc, chống co giật, kháng sinh, điều chỉnh nước điện giải toan chuyển hóa máu. Xét nghiệm máu cho kết quả test nhanh kháng nguyên NS1 chẩn đoán sốt xuất huyết dương tính, tổn thương gan nặng men gan tang trên 4000 đv/L (bình thường < 40 đv/L), tối loạn đông máu nặng, albumin máu giảm nặng.

Trẻ được tiếp tục truyền dịch chống, truyền albumin, sử dụng thuốc vận mạch, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc, điều trị hỗ trợ gan. Tình trạng suy hô hấp nặng, được chọc dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp, tiếp tục điều chỉnh rối loạn toan chuyển hóa, điện giải. Kết quả sau hơn 1 tuần điều trị tình trạng em cải thiện dần, được cai máy thở, tỉnh táo, bú được.

Đây là một trong các trường hợp sốc sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi, biểu hiện sốt không cao kèm với triệu chứng tiêu hóa nên phụ huynh, ngay cả nhân viên y tế dễ mất cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, chỉ nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiễm trùng dẫn đến đưa trẻ nhập viện trễ.

BS Tiến cho biết hiện nay đang vào mùa mưa, là lúc muỗi vằn phát triển, truyền bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em, quí phụ huynh cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như diệt muỗi, lăng quăng, ngủ mùng,… và khi thấy con em mình sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện

Bứt rứt, lăn lộn hoặc li bì, lơ mơ, nói sảng; Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; Đau bụng, ói; Tay chân lạnh; Lừ đừ, nằm một chỗ không chơi hoặc bỏ bú, bỏ ăn uống.

Trong đợt dịch sốt xuất huyết lần này rơi đúng vào dịch Covid-19 nên nhiều người chủ quan giữa bệnh sốt xuất huyết và Covid-19. Cả hai bệnh này khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn, do đó phụ huynh cần hết sức lưu ý theo dõi sát sao, tránh để trẻ rơi vào tình huống nguy kịch.

Cách phân biệt sốt trong sốt xuất huyết  và sốt trong Covid-19: Cả hai bệnh khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn (sốt, đau đầu, mỏi người, ớn lạnh), tuy nhiên khác nhau ở các triệu chứng đi kèm và diễn biến của sốt.

Sốt xuất huyết:

Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 - 40 độ C trong 2 - 7 ngày liền. Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng.
Ban xung huyết và/ hoặc xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ tiêm, chảy máu cam, nôn ra máu.

Bệnh  Covid-19:

Sốt (≥ 37,5 độ C), ở trẻ em khởi phát thường sốt cao (≥ 38,5 độ C) trong 2 ngày đầu sau đó tự hết sốt. Đau đầu, đau họng, đau cơ hoặc đau cả người. Cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi. Ho, hụt hơi hoặc khó thở. Mất vị giác hoặc khứu giác. Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi. Các triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.


Khánh Chi  

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !