Loại quả đến mùa hầu như nhà nào cũng có nhưng là 'khắc tinh' của nhiều người, đặc biệt là bà bầu

Cùng với sấu, dâu…thì sơn tra (táo mèo) cũng là loại quả được nhiều bà nội trợ mua về sử dụng, tuy nhiên phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn nhiều loại quả này.

Loại quả dân gian áp dụng chữa nhiều bệnh

TS. lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, táo mèo là loại cây có quả ăn được mọc hoang dã ở vùng núi phía bắc nước ta.

Từ thời xa xưa, táo mèo là một phần không thể thiếu của y dược dân tộc bản địa và được dân gian áp dụng để chữa nhiều loại bệnh.

Đây là một cây thuốc dân tộc quý giá, có nguồn khoáng chất và vitamin quan trọng, các hợp chất tự nhiên chiết xuất từ quả táo mèo chứa polyphenol, đặc biệt là các alkaloid và flavonoid có đặc tính chống tăng đường huyết và chống tăng lipid máu.

Quả táo mèo có thể ăn được, có nhiều món ăn, thức uống ngon từ quả táo mèo như táo muối chua, muối xổi, chấm muối ớt, xí muội, siro, ngâm rượu…

Ngoài ra, táo mèo còn được dùng trong y học dân tộc để chữa nhiều loại bệnh. Táo mèo có chứa hàm lượng cao các hợp chất hóa học như flavonoid và anthocyanins có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn cùng với các hoạt tính sinh học đáng chú ý khác.

Các hợp chất phenolic cùng với các thành phần khác của các chất chuyển hóa thứ cấp trong táo mèo hoạt động như một nguồn chất chống oxy hóa nổi bật.

Alkaloids, anthocyanin, cyanogenic glycoside, carotenoids, flavonoid, axit phytic và terpenoids là những chất chuyển hóa thứ cấp quan trọng có trong táo mèo có khả năng chống oxy hóa, chống tăng sinh, chống vi khuẩn, chống viêm, chống ung thư, hấp thụ tia UV.

Táo mèo là một nguồn chất xơ, khoáng chất và vitamin đáng kể. Carotenoids (Pro -vitamin A), Vitamin A và E là các hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và hoạt động thu dọn gốc tự do và đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các bệnh khác nhau.

{keywords}
Loại quả đến mùa nhà nào cũng có nhưng là “khắc tinh” của bà bầu

Axit ascorbic (Vitamin C) là vitamin chính có trong táo mèo. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần khoảng 50 mg Vitamin C mỗi ngày là nhu cầu cơ bản đối với một người trưởng thành tiêu chuẩn để phát triển. Axit ascorbic hoạt động như một chất khử mạnh liên kết với các gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi những hậu quả bất lợi của chúng.

“Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy quả táo mèo có đặc tính chống tăng lipid máu, hạ đường huyết, giảm trọng lượng, kháng vi khuẩn kháng kháng sinh và hoạt tính gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào ung thư Hela và HepG-2”, TS, lương y Phùng Tuấn Giang thông tin.

Ông cho biết, ở nước ta táo mèo được dùng làm thuốc với tên là sơn tra nam. Sơn tra có vị chua, ngọt, hơi chát; tính ấm; quy các kinh can, tỳ, vị; có tác dụng kiện vị, tiêu thực. Theo “Bản thảo bị yếu – Uông Ngang”, sơn tra có tác dụng kiện tỳ, tả khí trệ, tiêu tích, tán ứ, hóa đàm.

Quả táo mèo được dùng làm dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Vị thuốc sơn tra có thể dùng dưới dạng quả tươi hoặc khô, thuốc sắc, tán bột, ngâm rượu, siro, cao đặc… với liều dùng 3 – 12g mỗi ngày quy đổi sang dược liệu khô.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ quả táo mèo:

Chữa thực tích, ăn uống không tiêu: Táo mèo (sơn tra) 2 phần, bạch truật 2 phần, thần khúc 1 phần. Tán bột mịn, chưng lên làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 70 hoàn uống cùng nước cơm.

Chữa đái dầm và kiết lỵ: Vỏ quả táo mèo phơi khô, nghiền thành bột. Mỗi ngày sử dụng hai lần bằng cách pha một thìa cà phê bột (khoảng 10g) vào nước nóng.

Chữa buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu: Quả táo mèo tươi cắt thành miếng, ngâm trong đường tạo thành siro.

Chữa sỏi tiết niệu: Quả táo mèo được ngâm thành siro trong 2 tuần và sau đó có thể uống được.

Hỗ trợ tiêu hóa: Táo mèo (sơn tra) 10g, hoàng liên 2g, trần bì 5g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán bột sơn tra, mộc hương, thanh bì với lượng bằng nhau, ngày uống 2 lần mỗi lần 4g với nước sôi.

Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu: Táo mèo, mạch nha đem chế thành dạng trà và hãm uống ngày 2 lần, mỗi lần 30g trong 3 – 4 tuần.

Giảm béo phì, mỡ máu: Táo mèo 15g, thảo quyết minh 15g, mạch nha 30g, lá sen 3g, trà xanh 3g, đường phèn 10g. Đầu tiên bỏ táo mèo, thảo quyết minh, mạch nha vào nồi đun 1 tiếng, sau đó cho lá sen, trà xanh đường phèn vào đun thêm khoảng 5 phút, lọc lấy nước uống thay trà.

Những ai cần lưu ý khi sử dụng?

Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, táo mèo thích hợp dùng cho những người bị đầy bụng, đầy hơi, đặc biệt là những người ăn uống không tiêu; người trung niên và người già mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường; bệnh nhân ung thư các loại; phụ nữ không có kinh nguyệt hoặc sau sinh bị tắc kinh và đau bụng kinh; ngoài ra còn thích hợp cho người béo phì, bệnh dinh dưỡng (thiếu vitamin C); người mắc các bệnh viêm gan siêu vi, gan nhiễm mỡ, viêm thận cấp và mãn tính, nhiễm trùng đường ruột. 

Lương y Phùng Tuấn Giang cũng nhấn mạnh, dù táo mèo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe tuy nhiên cần sử dụng cho đúng để có hiệu quả tốt và hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Theo đó, nhóm những người sau cần lưu ý khi sử dụng táo mèo:

Người có tiền sử mắc bệnh lý về dạ dày nặng như viêm loét hoặc xuất huyết không nên sử dụng táo mèo quá nhiều, đặc biệt là các món ăn chua, cay từ nó. Theo đó, không nên dùng táo mèo khi đói bụng;

Người bị sâu răng và trẻ em đang trong thời kỳ đang thay răng không nên ăn nhiều táo mèo, điều này sẽ làm hỏng răng và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc và phát triển răng của trẻ;

Đặc biệt mọi người không nên ăn táo mèo cùng gan lợn;

Không nên ăn táo mèo cùng các loại rau củ có chứa enzyme thủy phân vitamin C như dưa chuột, bí ngô, cà rốt… vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của táo mèo;

Không nên ăn táo mèo cùng hải sản giàu calci, sắt, carbon, iod và các khoáng chất, protein khác. Trong táo mèo có chứa axit tannic, nếu ăn chung với hải sản sẽ tổng hợp ra protein tannin, chất này có thể gây táo bón, gây buồn nôn, nôn, đau bụng;

Đáng lưu ý, táo mèo có tác dụng thúc đẩy co bóp tử cung, phụ nữ mang thai ăn không nên ăn nhiều loại quả này;

Không nên lạm dụng rượu táo mèo, uống quá nhiều sẽ gặp phải những tác hại của rượu nói chung.

“Cũng như các dược liệu khác, đối với vị thuốc sơn tra, trước khi sử dụng cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá tình trạng bệnh và có bài thuốc phù hợp”, TS, lương y Phùng Tuấn Giang nói.

Về dinh dưỡng, 100g quả táo mèo chứa khoảng 62,2 Kcal, 203 mg kali, 15 mg natri và 200 mg calci, 15 - 17 mg Vitamin C cùng các khoáng chất khác như magie, sắt, coban, đồng, kẽm, mangan; chứa khoảng 75 - 85% nước, chất béo thô tối thiểu và hàm lượng protein tương ứng là 0,17% và 1,94%, hàm lượng tro khoảng 2,64% và kết quả chiết xuất N2 tự do là 13,48%. Táo mèo khi ăn tươi làm giảm đáng kể bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh tiêu hóa và các bệnh tim mạch.

N. Huyền 

 

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !