Giao lưu trực tuyến: Ứng phó với dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết

Dịch tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ lan rộng, làm thế nào để phòng các dịch bệnh này, mời độc giả tham gia giao lưu trực tuyến cùng báo điện tử Infonet.vn vào lúc 15h chiều nay (9/10//2018).

Sốt xuất huyết và tay chân miệng là hai bệnh truyền nhiễm hiện nay chưa có vắc xin dự phòng, vì thế, để phòng bệnh hiệu quả, ngoài các hoạt động của các đơn vị y tế, cần tuyên truyền để người dân cũng cần có ý thức phòng bệnh cho bản thân và gia đình, tránh để dịch bệnh lây lan.

Theo Cục Y tế dự phòng, 9 tháng đầu năm cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp bị tay chân miệng tại 63 tỉnh thành, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và 6 ca tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Tổng Biên tập Báo điện tử Infonet Võ Đăng Thiên (giữa) cùng các chuyên giaPGS. TS Bùi Vũ Huy (thứ 3 từ phải qua) – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương vàTh.s. Bs. Phạm Hùng (thứ 3 từ trái qua) – Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và các phóng viên, biên tập viên của Infonet trước buổi tọa đàm.

So với cùng kỳ 2017, số nhiễm bệnh cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%; tuy nhiên tại một số tỉnh, thành phố ghi nhận số nhiễm bệnh tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Hà Nội. Đặc biệt với sự quay trở lại của vi rút EV 71 khiến số trẻ biến chứng do tay chân miệng gia tăng.

Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh tập trung vào năm học mới và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, tại TP.HCM kết quả giám sát dịch tễ cho thấy, trong 8 tuần gần đây, số ca bệnh nhập viện hàng tuần có khuynh hướng đi ngang, tương đương năm 2017.

Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch vẫn luôn tồn tại như tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ....là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển, theo nhận định dịch bệnh này có thể gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2018.

Để phòng chống dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa đông xuân, Báo điện tử Infonet.vn phối hợp cùng với Bộ Y tế tổ chức Giao lưu trực tuyến về phòng, chống dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết trong cộng đồng.

Th.s. Bs. Phạm Hùng (ngồi giữa) – Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Thời gian được tổ chức vào 15h ngày 9/10/2019 với sự tham gia của hai khách mời gồm:

PGS. TS Bùi Vũ Huy – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương.

Th.s. Bs. Phạm Hùng – Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Ngay từ bây giờ, mời quý độc giả theo dõi nội dung giao lưu trực tuyến:

PGS. TS Bùi Vũ Huy (bên phải) – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương.

Câu hỏi: Qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi được biết năm nay dịch tay chân miệng có dấu hiệu bất thường, bùng phát mạnh. Xin chuyên gia có thể giải thích lý do vì sao lại như vậy?

Chu Thu Hằng (Ba Vì, Hà Nội)

Ths Phạm Hùng: Chào bạn Thu Hằng !

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra quang năm và lây truyền theo đường tiêu hóa và có khả năng gây thành dịch lớn, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, bệnh ghi nhận ở nước ta từ năm 2005, tuy nhiên số mắc tăng cao chủ yếu từ năm 2011 với số ca mắc hàng năm khoảng 100 nghìn trường hợp.

Năm 2018, bệnh tay chân miệng lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố ở nước ta, so với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 18,9%, tuy vậy có xu hướng gia tăng cục bộ tại một số địa phương.

Số mắc chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).

Các type vi rút chủ yếu là EV71 chiếm 21%, EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của vi rút gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam.

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng; bệnh thường ghi nhận cao vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn thấp kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên trong nhà trẻ, trường mẫu giáo nên nguy cơ lây truyền trong cộng đồng còn cao trong thời gian tới nếu không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.

Dịch sốt xuất năm nay diễn biến như thế nào thưa bác sĩ phải làm gì để phòng sốt xuất huyết?

 Bùi Hải Hà (Hà Đông, Hà Nội)

Tại Việt Nam, bệnh SXHD là bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Bệnh có tính chất chu kỳ bùng phát 4 – 5 năm/lần, dịch thường gia tăng vào mùa mưa, miền Bắc vào khoảng tháng 4 đến tháng 10, miền Nam vào khoảng tháng 4 đến tháng 11, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 100 nghìn trường hợp mắc và có khoảng 100 trường hợp tử vong.

Tích luỹ 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong tại Bình Dương (2), Đồng Nai (2), Bình Phước, Cà Mau, Khánh Hòa, An Giang, Bình Định, Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh. So với cùng kỳ 2017 (145.258/33) số mắc cả nước giảm 53,6%, số tử vong giảm 22 trường hợp.

Để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả cần sự chung tay của chính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình với mục tiêu“Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.

Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

          - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

          - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

          - Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Câu hỏi: Năm ngoái, gia đình tôi bị sốt xuất huyết cả nhà, năm nay nghe thời sự nói dịch có thể xảy ra nên cả nhà tôi rất lo lắng, tôi có thuê người về phun thuốc muỗi trong nhà nhưng xung quanh nhà tôi còn nhiều khu đất trống, công trình xây dang dở nên chỉ được vài hôm muỗi lại về. Tôi có hỏi trên trạm y tế phường người ta nói khi nào có dịch mới phun còn không nhà tôi phải tự bỏ tiền ra phun quanh nhà. Với khoảng diện tích rộng như thế nếu phun tôi sợ không được lâu muỗi lại có. Việc phường chỉ phun khi có dịch  cho tôi hỏi có đúng không?

Đoàn Đức Hải (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội)

Ths. Phạm Hùng: Để phòng chống dịch SXH hiệu quả cần thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng bệnh như tôi đã trả lời ở trên. Các hoạt động này cần phải được thực hiện thường xuyên liên tục để loại bỏ ổ bọ gậy nguồn, và phòng tránh muỗi đốt.

Ngành Y tế thường xuyên giám sát, kiểm soát mật độ muỗi bằng việc phun hóa chất diệt muỗi tại cộng đồng và hộ gia đình khi  mật độ muỗi tăng cao hoặc khi có ổ dịch SXH xảy ra

Câu hỏi: Trong trường hợp trẻ không may mắc bệnh tay chân miệng  thì việc cần làm ngay đối với các bậc phụ huynh là gì? Nếu trẻ chỉ bị nhẹ (có nốt phồng rộp, không sốt) trẻ có nên tiếp tục đến trường hay không vì vợ chồng tôi đều là công nhân xa gia đình nếu phải nghỉ làm để trông con là cả vấn đề.

Trần Thị Thơm (Phú Bình, Thái Nguyên)

Ths Phạm Hùng: Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn, điều trị kịp thời hạn chế diễn biến nặng.

Khi trẻ mắc bệnh cần được cách ly điều trị tại cơ sở y tế hoặc tại nhà nếu bệnh nhẹ. Cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ để tránh bội nhiễm thêm các bệnh khác làm nguy cơ bệnh nặng thêm đồng thời không nên đưa trẻ đến trường trong thời gian bị bệnh để tránh lây nhiễm cho các bạn cùng lớp.

Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi đối tượng đúng không thưa bác sĩ? Tuy nhiên vì sao bệnh hay tập trung ở trẻ em? Đến nay bệnh có ở những tỉnh nào rồi thưa bác sĩ?

Botrecon23@gmail.com

Ths. Phạm Hùng: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tay chân miệng tuy nhiên, đối tượng mắc bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%). Hiện bệnh tay chân miệng lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố ở nước ta.

Câu hỏi: Dịch sốt xuất năm nay diễn biến như thế nào thưa bác sĩ phải làm gì để phòng sốt xuất huyết?

 Bùi Hải Hà (Hà Đông, Hà Nội

Ths. Phạm Hùng: Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Bệnh có tính chất chu kỳ bùng phát 4 – 5 năm/lần, dịch thường gia tăng vào mùa mưa, miền Bắc vào khoảng tháng 4 đến tháng 10, miền Nam vào khoảng tháng 4 đến tháng 11, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 100 nghìn trường hợp mắc và có khoảng 100 trường hợp tử vong.

Tích luỹ 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong tại Bình Dương (2), Đồng Nai (2), Bình Phước, Cà Mau, Khánh Hòa, An Giang, Bình Định, Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh. So với cùng kỳ 2017 (145.258/33) số mắc cả nước giảm 53,6%, số tử vong giảm 22 trường hợp.

Tuy vậy, số mắc trong các tuần gần đây có xu hướng tăng nhẹ, chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung. Trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh rải rác tại các địa phương do SXHD là bệnh lưu hành ở mức cao tại các nước khu vực Đông Nam Á. Thời điểm bắt đầu từ mùa mưa (từ tháng 5- tháng 11) ghi nhận số mắc gia tăng theo thống kê hàng năm, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin chưa được sử dụng tại Việt Nam. Tập quán trữ nước tại nhiều địa phương cùng với đô thị hóa gia tăng nhanh chóng nguy cơ xảy dịch là rất lớn.

Để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả cần sự chung tay của chính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình với mục tiêu “Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.

Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

          - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

          - Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

          - Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

          - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

          - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

          - Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Khi nào vắc xin phòng sốt xuất huyết được triển khai ở Việt nam, tôi đã bị sốt xuất huyết vào năm 2009 và năm ngoái, vậy tôi có thể bị lại nữa không?

Nguyễn Thị Ninh (Linh Đàm, Hà Nội)

Hiện các nghiên cứu về vắc xin SXH đang được một số tổ chức trong và ngoài nước phối hợp nghiên cứu.

Ở Việt Nam lưu hành cả 4 typ vi- rut gây bệnh SXH bao gồm: D1, D2, D3, D4. Bạn đã bị mắc SXH trước đây vẫn có thể mắc SXH với typ vi- rút khác với typ vi- rút gây bệnh cho bạn trước đây.

Trong trường hợp trẻ bị mọc các nốt trong miệng, tình huống này bố mẹ có cần  đánh răng cho trẻ hay chỉ việc dùng khăn xô, miếng đánh tưa lưỡi dúng nước muối lau miệng cho trẻ thưa bác sĩ?

Haoanh (Thanh Tri, Ha Noi)

Trong trường hợp trẻ có các nốt trong miệng chưa vỡ thì vẫn có thể đánh răng cho trẻ nhưng tránh để các nốt phỏng vỡ, hoặc có thể sử dụng cách truyền thống dùng khăn xô, miếng tưa lưỡi dúng nước muối lau miệng để vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Chú trọng phải bảo đảm vệ sinh khoang miệng cho trẻ để tránh bội nhiễm đặc biệt khi các nốt phỏng bị vỡ.

Câu hỏi: Tôi bị bệnh đái tháo đường, tôi sất sợ sốt xuất huyết và tôi cũng chăm chỉ mắc màn, diệt muỗi nhưng rất khó để có thể phòng bệnh tốt nhất, khu nhà tôi lại nhiều xóm trọ công nhân vệ sinh kém. Tôi muốn đề xuất xin phun muỗi phòng bệnh cho cả khu lên tổ dân phố có được không? Điều kiện như nào?

Vũ Văn Bằng – Minh Khai, Hà

Ths. Phạm Hùng: Ngành Y tế thường xuyên giám sát, kiểm soát mật độ muỗi bằng việc phun hóa chất diệt muỗi tại cộng đồng và hộ gia đình khi  mật độ muỗi tăng cao hoặc khi có ổ dịch SXH xảy ra.

Phun thuốc để diệt muỗi cũng chỉ có hiệu quả tức thời trong thời gian ngắn. Để giảm mật độ muỗi cần thường xuyên thực hiện các biện pháp loại trừ loăng quăng, bọ gậy như tôi đã nêu ở trên.

Các tổ dân phố, khu phố cần thường xuyên thực hiện các khuyến cáo của ngành Y tế về kiểm soát loăng quăng, bọ gậy. Chủ động đề xuất với chính quyền, ngành y tế hỗ trợ các hoạt động kiểm soát muỗi khi mật độ muỗi tăng cao.

Câu hỏi: Khi nào Việt nam có vắc xin phòng SXH và tay Chân miệng. Tôi nghe thông báo dịch bệnh mà hoang mang quá, nhà tôi có 6 cháu tuổi đều dưới 5 mà không biết phòng cho cháu bằng cách nào.

Đào Thị Thu (Mai Dịch, Hà Nội)

Ths. Phạm Hùng: Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị dự phòng đặc hiệu đối với bệnh SXH, tay chân miệng. Các nghiên cứu về vắc xin về phòng bệnh SXH, phòng bệnh tay chân miệng đang được các tổ chức quốc tế, trong nước nghiên cứu, chưa có khuyến cáo áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Việc phòng bệnh tay chân miệng, SXH chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động vệ sinh phòng bệnh như đã nêu trên đối với SXH, tay chân miệng.

Câu hỏi: Xin chào bác sĩ Huy, tôi đọc báo thấy nói “bóng ma” EV 71 quay lại, tôi lo lắng quá khi các con mình còn bé có nguy cơ mắc bệnh bất cứ lúc nào, EV 71 là vi rút gì mà kinh khủng như thế ạ, làm sao để biết con mình có mắc phải vi rút này hay không. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi

Trần Lệ Hoa (Bù Đăng, Bình Phước)

PGS Bùi Vũ Huy: EV 71 chỉ là một trong 4, 5 loại vi rút gây TCM tại VN và các nước trên thế giới, hiện nay TCM đã trở thành bệnh gây dịch hàng năm tại VN. Bệnh có tỷ lệ nhỏ gây biến chứng và tử vong như vậy làm cho người dân lo sợ.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi đừng nên quá lo lắng như vậy.

Chúng ta cần hiểu biết bệnh, biết cách phòng tránh để bảo vệ cho bản thân mình cũng như mọi thành viên trong gia đình của mình.

Tôi mong rằng bạn sẽ cố gắng tìm hiểu thêm bệnh này qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như buổi nói chuyện hôm nay để không còn sợ bệnh như một “bóng ma”.

Câu hỏi: Con tôi năm nay mới đi học mẫu giáo (cháu 3 tuổi)- đây là độ tuổi mà theo tôi được biết rất dễ mắc tay chân miệng, làm thế nào để cháu có thể phòng tránh bệnh?
nhatle@gmail.com

PGS TS Bùi Vũ Huy: Câu hỏi của chị hoàn toàn đúng, Bệnh chân tay miệng hay xảy ra ở lứa tuổi nhà trẻ, vấn đề này không chỉ xảy ra riêng VN mà gần như các nước trên thế giới. Bệnh này do một số loại vi rút gây nên và được lây truyền qua đường tiêu hoá.

Ví dụ: Ăn chung bát, chung thìa, trong nhà trẻ các cháu bò lê dưới đất, tay chân bị nhiễm vi rút sau đó bé mút tay, mút đồ chơi mà điều quan trọng nhất trong nhà trẻ chỉ cần 1 cháu bị bệnh, qua cách như trên thì dẫn đến các cháu khác trong cùng nhà trẻ bị bệnh.

Cách phòng: để phòng bệnh này, hiện nay loài người chưa có vắc xin, vì vậy chúng ta phải thực hiện hai biện pháp chính:
Thú nhất: tăng cường vệ sinh cụ thể như rửa tay thường xuyên, sử dụng dụng cụ bát đĩa riêng, huấn luyện cho các cháu không mút tay, ngậm đồ chơi và các cháu cần vệ sinh đúng chỗ.

Thứ hai: Cần phát hiện kịp thời những cháu trong nhà trẻ có biểu hiện ốm đau bất thường được đi khám và cách ly ngay để không lây truyền cho các cháu khác.
Tuy nhiên, tôi cũng biết 1 số nhà trẻ rất khó quản lý các cháu ốm. Vì vậy, nhà trẻ nên có phòng riêng chăm sóc những cháu ốm tránh lây lan cho các cháu khác.

Câu hỏi: Vì sao dịch tay chân miệng hay xảy ra ở các tỉnh phía Nam vậy thưa bác sĩ? Liệu bệnh có nguy cơ thành dịch như năm 2011 không. Đến bây giờ, ngành y tế đã có các biện pháp gì để ngăn chặn dịch bùng phát?

Hoàng Thu Thuỷ (Phan Văn Trị, TP.HCM)

Ths. Phạm Hùng: Bệnh tay chân miệng lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố ở nước ta. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng; bệnh thường ghi nhận cao vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, thời gian này cũng bắt đầu năm học mới tập trung đông học sinh.

Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc trực tiếp với đồ chơi vật dụng, sàn nhà có nhiễm vi- rút, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo do vậy bệnh thường xảy ra ở những khu vực đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.
Bộ Y tế đã ban hành đầy đủ các hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm; hướng dẫn chẩn đoán điều trị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị y tế từ trung ương tới cơ sở để thực hiện.
Hằng năm, ngành y tế đều có kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nói chung đặc biệt là các bệnh gây ra dịch nguy hiểm trong đó có dịch tay chân miệng.

Thêm vào đó, ngành Y tế cũng chỉ đạo các địa phương đơn vị giám sát trọng điểm tay chân miệng tại các khu vực có nguy cơ cao để đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh. Bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên hiệu quả phòng bệnh, giảm thiểu số mắc phụ thuộc chủ yếu vào ý thức và thực hành phòng bệnh của người dân, các cấp chính quyền như đã đề cập ở trên.

Câu hỏi: Làm thế nào để xác định chính xác con bị mắc tay chân miệng?
Hiền Hòa (Việt Yên, Bắc Giang)

Ths. Phạm Hùng: Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi- rút cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ với các biểu hiện: sốt, có thể đau họng, phát ban dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông và trong miệng. Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được khám, điều trị kịp thời.

Câu hỏi: Cháu nhà tôi bị mọc 2- 3 nốt ở miệng như bị loét, nhiệt. Tôi đem cháu đến hàng thuốc cam để bác sĩ lau miệng và bôi thuốc. Nhưng một tuần vẫn chưa có dấu hiệu khỏi,hiện miệng cháu có nhiều nốt trắng hơn. Bác sĩ cho hỏi con tôi có phải mắc tay chân miệng hay không? Nên đưa cháu đi khám ở đâu?
Thanh Loan (Hải Dương)

Trả lời: Gia đình nên đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời tránh để diễn biến nặng do đến muộn.

Câu hỏi: Con nhà tôi mắc tay chân miệng thể nhẹ, cháu được bác sĩ cho điều trị ngoại trú, nhưng mấy hôm nay cháu rất lười ăn. Ông hàng xóm mách nên cho cháu truyền nước cho đỡ mệt, theo bác sĩ tôi có nên nghe theo lời khuyên của hàng xóm?
Kiều Giang (Hồ Tùng Mậu, Bắc Từ Liêm, HN)

Ths. Phạm Hùng: Khi trẻ ốm cần được đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Nên tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.

Câu hỏi: Cần làm gì để tránh trẻ lây bệnh sang cho những người khác trong nhà thưa bác sĩ?
Nguyễn Thị Hoa (Ba Vì, Hà Nội)

Ths. Phạm Hùng: Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh cá nhân cho các thành viên khác trong gia đình, bảo đảm thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với trẻ ốm cần được cách ly với các trẻ khác trong thời gian bị bệnh
để tránh lây nhiễm. Thực hành các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng như thường xuyên lau rửa đồ chơi, vật dụng của trẻ, lau sàn nhà…. như đã khuyến cáo ở trên.

Câu hỏi: Biểu hiện bệnh tay chân miệng là gì, cơ chế lây bệnh ra sao? Nếu nhà có người mắc (anh chị em, bố mẹ trẻ mắc) thì có cần thiết phải cách ly trẻ hay không?

Hoaithu62@gmailcom

PGS TS Bùi Vũ Huy: Bệnh do vi rút gây nên, lây theo đường tiêu hoá, vì vậy rất dễ lây trong nội bộ gia đình cũng như trong các nhà trẻ.Để phòng lây lan thì cần cả gia đình cùng thực hiện vệ sinh như rửa tay thường xuyên, đối với các cháu nhỏ mỗi lần đi vệ sinh phải quản lý phân đúng chỗ, cho vào bồn và xả ngay (tốt nhất là có thêm chất khử khuẩn). Thực hiện ăn bát đũa riêng.

Nếu có điều kiện thì ở riêng buồng là tốt nhất. Nhưng vẫn chú ý trong vấn đề vệ sinh ăn uống.

Biểu hiện của tay chân miệng là đứa trẻ thường mệt mỏi quấy khóc, sau 6 – 12 tiếng có sốt, thông thường là sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C, có 1 số cháu không sốt hoặc chỉ sốt thoáng qua.

Sau sốt từ 24 – 48 tiếng, bắt đầu thấy trẻ có biểu hiện có nốt phỏng nước ở miệng, sau 1 – 2 giờ do các cháu mút nên vỡ ra tạo vết loét trên niêm mạc lưỡi, xung quanh miệng, có thể thấy những ban đỏ xung quanh miệng.

Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân có những nốt phỏng nổi cộm lên mặt da, cứng, chắc, những nốt này thường khô và đóng vảy sau 2. 3 ngày,sau đó bong ra.

Ngoài ra, các cháu có thể có ban đỏ ở chân, mông, đùi, hoặc cẳng tay.

Ngoài các biểu hiện chính như đã tả ở trên, các cháu còn nôn trớ, hắt hơi, chảy nước mũi rồi đi ngoài phân lỏng 2 -3 lần trong ngày trong 2, 3 ngày.

Bệnh thường diễn biến trong vòng 5 ngày sau đó đi vào trong giai đoạn ổn định, các vẩy trong lòng bàn tay bong ra, trẻ ăn trở lại. Tuy nhiên, có 1 tỷ lệ nhỏ 1/1000 có thể có biến chứng nặng.

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi bác sĩ Huy về trường hợp bé nhà tôi 1,5 tuổi cháu bị bệnh kawasaki đã điều trị ở bệnh viện nhi trung ương đến nay sức khoẻ cháu bình thường. Tôi rất sợ cháu lại nhiễm bệnh sốt xuất huyết hay tay chân miệng lần nữa. Ở tỉnh tôi cũng thấy báo chí đưa có bệnh nhi nhập viện vì dịch này, tôi phải phòng bệnh cho con tôi như thế nào. Chaú đã từng bị bệnh hiếm kawasaki thì khi mắc bệnh khác có nguy hiểm lắm không? Tôi xin cảm ơn.

Hồ Thị Mai Hương (Việt Trì, Phú Thọ)

PGS TS Bùi Vũ Huy: Tôi rất thông cảm với lo lắng của chị, tôi cũng hiểu rằng chị chữa bệnh kawasaki tốn kém cả thời gian và tiền bạc vì thế chị rất lo lắng. Tuy nhiên, chúng ta đang sống ở nước VIệt nam là vùng có khí hậu nhiệt đới vì vậy các bệnh nhiễm trùng như sở, tay chân miệng, cúm… đều có nguy cơ mắc.

Nói chung, mắc bệnh gì cũng nguy hiểm. Cách phòng chống tốt nhất là chúng ta cần chủ động chăm sóc các cháu thật tốt để các cháu có sức khoẻ tốt chống lại bệnh tật. Đối với những bệnh có vắc xin chị nên cho cháu tiêm đầy đủ. Nếu cháu có những biểu hiện bất thường nên đi khám sớm để được tư vấn cách chăm sóc và điều trị hợp lý. Tôi rất thông cảm với chị và mong chị sẽ chăm sóc tốt cho cháu.

Câu hỏi: Làm thế nào để xác định chính xác con bị mắc tay chân miệng?

Hiền Hòa (Việt Yên, Bắc Giang)

Ths. Phạm Hùng: Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi- rút cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ với các biểu hiện: sốt, có thể đau họng, phát ban dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông và trong miệng. Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được khám, điều trị kịp thời.

Câu hỏi: Bác sĩ Huy ơi, con tôi đã tiêm đủ 3 mũi Quinvaxem, 1 mũi sởi đơn vào tháng trước rồi vậy bé có nguy cơ mắc sởi nữa không. Tôi xem tivi bác sĩ cảnh báo dịch sởi tôi hoang mang quá. Xin cảm ơn?

Khánh Thy (Yên Phong, Bắc Ninh)

PGS Bùi Vũ Huy: Chị luôn luôn quan tâm tới cháu như thế là rất tốt. Một khi đã tiêm vắc xin nào thì sẽ có khả năng phòng chống lại bệnh đó, các cháu không mắc bệnh đó thì các cháu sau khi tiêm 2 tuần đến 1 tháng. Tuy nhiên, chị cũng lưu ý rằng các vắc xin sẽ không tồn tại lâu trong cơ thể trong cả cuộc đời vì vậy chị vẫn cần tiêm nhắc lại theo tư vấn phòng tiêm chủng.

Ví dụ: Sởi nên tiêm lúc 9 tháng, 18 tháng và sau 5 năm.
Có như vậy mới bảo vệ vững bền cho các cháu không mắc sởi.

Câu hỏi: Trẻ mắc tay chân miệng cần kiêng những thức ăn gì, chế độ ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thưa bác sĩ?
Nhật Hà (Hòa Bình)

PGS Bùi Vũ Huy: Về nguyên tắc khi đưa trẻ bị ốm thì chúng ta cố gắng không được thay đổi chế độ ăn thậm chí phải ăn tăng thêm để các cháu có sức khoẻ chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên, trên thực tế khi các cháu ốm thường lười ăn hơn đặc biệt là tay chân miệng các cháu có loét miệng nên càng không chịu ăn. Trong tình huống này chị nên đưa cháu đi khám để có hướng dẫn chăm sóc miệng và chế độ ăn cho các cháu nên chế biến lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều bữa và lưu ý chọn đồ ăn phù hợp với ý thích của trẻ nhưng đủ chất dinh dưỡng.

Câu hỏi: Mẹ chồng tôi nói, nếu trẻ mắc tay chân miệng phải kiêng tắm,tránh tiếp xúc với nắng gió, theo bác sĩ điều này có đúng không?
Yến Châu (Bảo Thắng, Lào Cai)

PGS Bùi Vũ Huy:Không phải riêng bệnh tay chân miệng mà bệnh nào cũng vậy ta phải thực hiện vẹ sinh đầy đủ cho các cháu để hạn chế biến chứng. Ví dụ” Vệ sinh răng miệng, tắm cho các cháu. Tuy nhiên, thời gian nên rút ngắn lại và dùng nước ấm để các cháu tránh bị nhiễm lạnh.

Ngoài ra, cũng cần phải chú ý cho các cháu ăn uống đầy đủ để các cháu có sức khoẻ, không nên kiêng khem để các cháu đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Tôi hiểu những khó khăn của chị, chị nên tìm các tài liệu đưa cho mẹ chồng cùng xem và khuyến khích mẹ chồng xem các buổi phát thanh, truyền hình trên vô tuyến để mẹ chồng chị thay đổi dần nhận thức.

Câu hỏi: Trong trường hợp trẻ không may mắc phải thì việc cần làm ngay đối với các bậc phụ huynh là gì? Nếu trẻ chỉ bị nhẹ (có nốt phồng rộp, không sốt) trẻ có nên tiếp tục đến trường hay không vì vợ chồng tôi đều là công nhân xa gia đình nếu phải nghỉ làm để trông con là cả vấn đề.

Trần Thị Thơm (Phú Bình, Thái Nguyên)

PGS TS Bùi Vũ Huy: Nếu các cháu mắc bệnh dù bất cứ bệnh gì chị nên đưa cháu đến các cơ sở nhi khoa để được hướng dẫn tư vấn đầy đủ cách chăm sóc cho các cháu.

Theo tôi nghĩ cháu là tài sản vô giá với vợ chồng chị, không có bất cứ tài sản nào giá trị hơn vì vậy tôi mong rằng chị sẽ dành thời gian để chăm sóc các cháu chóng khỏi bệnh không nên tham công tiếc việc. Tôi cũng nghĩ rằng không ai chăm sóc con tốt bằng người mẹ. Và tôi cũng nghĩ rằng nếu được mẹ chăm sóc các cháu sẽ khoẻ nhanh, chịu ăn hơn, chóng hồi phục bệnh và sẽ ít biến chứng hơn. Như vậy, tôi nghĩ rằng kinh tế hơn là chị cố gắng làm để kiếm tiền.

Câu hỏi: Bé nhà tôi bị sốt siêu vi, bác sĩ cho biết sốt siêu vi và sốt xuất huyết khác nhau như thế nào. Chăm sóc bé bị sốt siêu vi tôi phải làm gì?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Thuý Hà (Tranthuyha87@hotmail.com )

PGS Bùi Huy Vũ: Từ ngữ “sốt siêu vi” được người dân phía nam Việt Nam sử dụng để chỉ nhiễm vi rút nói chung. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều loại vi rút “”siêu vi” cùng gây bệnh.

Trong đó sốt xuất huyết là một loại siêu vi do vi rút Dengue gây nên.

Đối với các cháu bị sốt siêu vi hay nói cách khác là sốt do vi rút thì biện pháp chung nhất là:
1.Cho các cháu nghỉ ngơi hoàn toàn
2.Dùng thuốc hạ nhiệt khi có sốt (theo hướng dẫn của thầy thuốc)
3.Cho các cháu ăn uống đầy đủ để bệnh chóng hồi phục
4.Phát hiện sớm những biến chứng nếu có để đưa trẻ đi khám lại
5.Quản lý các cháu để tránh lây lan trong gia đình
Tuy nhiên, chị cần phải cho cháu đi khám để được tư vấn hướng dẫn cho từng loại bệnh cụ thể.

Câu hỏi:  Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ như thế nào, làm sao để phân biện trẻ sốt xuất huyết hay sốt phát ban. Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết như nào? Xin cảm ơn bác sĩ

Lệ Thu (lethu@htp.vn.com)

PGS Bùi Huy Vũ: Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến từ 2 đến 7 ngày, trong trường hợp bệnh điển hình sẽ có các biểu hiện như sau:

Khở đầu là sốt cao đột ngột, trong vòng 24h nhiệt độ tăng lên 39 – 40 độ kèm theo đau mỏi mình mẩy, đau nhúc xương khớp, đau đầu, đau hốc mắt. người bệnh thường chán ăn. Từ ngày thứ 3 của bệnh ngoài biểu hiện của sốt khoảng 70 – 80 % số người bệnh sẽ có các biểu hiện xuất huyết.

Các xuất huyết này có thể biểu hiện chấm xuất huyết, nốt xuất huyết trên da, trường hợp nặng hơn có chảy máu cam, chảy máu chân răng, thậm chí nôn ra máu và ỉa phân đen.

Ở phụ nữ tuổi trưởng thành có thể có hành kinh bất thường hoặc kéo dài. Ngoài những biểu hiện điển hình ở trên thì trong các vụ dịch có khoảng 5 % số người bệnh có thể có biến chứng ví dụ như bị sốc, chảy máu nặng và một số biến chứng khác hiếm gặp như viêm não, viêm cơ tim, suy gan, tổn thương thận….

Cách phân biệt: Sốt phát ban do nhiều loại vi rút gây nên như sở, rubella… để phân biệt với sốt xuất huyết ta căng da tại vị trí có ban nếu ban đó mất đi là do sốt phát ban còn ban đó tồn tại là do ban của sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, cách tốt nhất là ta nên đi khám để có các xét nghiệm khẳng định.

Cách chăm sóc: Đối với người bệnh sốt xuất huyết cần cho nghỉ ngơi hoàn toàn trong 7 đến 10 ngày đầu. Khi người bệnh có sốt dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của thầy thuốc. Hãy cho người bệnh uống nhiều nước nếu có thể để hạn chế các biến chứng. Cần theo dõi các dấu hiệu sau:
1. người bệnh trở nên li bì hơn
2. Người bệnh nôn tăng lên
3. Đau bụng có xu hướng tăng lên
4. Số lần và số lượng nước tiểu ít đi ví dụ trong 6 tiếng chỉ đi 1- 2 lần.
5. Có chảy máu mũi, răng lợi, nôn hoặc đi ngoài ra máu.

5 dấu hiệu trên là các dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có nguy cơ có biến chứng nặng. Vì vậy, nếu xuất hiện 1 trong 5 dấu hiệu trên chúng ta cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

BBT

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !