Giao lưu trực tuyến Phòng, chống dịch bệnh phổ biến mùa đông xuân

Các chuyên gia của Bộ Y tế, trung tâm kiểm soát dịch bệnh địa phương giao lưu trực tuyến với độc giả, trả lời câu hỏi của bạn đọc về các bệnh mùa đông xuân hay gặp và cách phòng chống. 

{keywords}
TS Vũ Ngọc Long – Phó Phòng kiểm soát Bệnh truyền nhiễm - Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cùng PV Infonet

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, Bộ Y tế phối hợp cùng Chuyên trang Infonet, báo VietNamnet tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến tư vấn cho người dân cách phòng bệnh truyền nhiễm cũng như vệ sinh để đảm bảo phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân.

Nội dung buổi giao lưu trực tuyến: Phòng, chống các dịch bệnh mùa đông xuân diễn ra từ 14h ngày 4/12/2020.

Các vị khách mời giao lưu trực tuyến với độc giả Infonet:

TS Vũ Ngọc Long – Phó Phòng kiểm soát Bệnh truyền nhiễm -  Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

ThS Nguyễn Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Giang.

Sau đây là nội dung giao lưu trực tuyến:

- Xin chào TS Long, xin ông cho biết hiện dịch Covid-19 ở TP.HCM chưa rõ mức độ nguy hiểm thế nào? Trong khi đó vợ chồng tôi có chuyến công tác hẹn đối tác ở đó vào ngày 6 – 9/12. Chúng tôi đã đặt vé máy bay. Theo ông tôi có nên đi hay bỏ cuộc. Tôi đang rất đắn đo? (Nguyễn Linh Chi – Long Biên, Hà Nội).

- TS Vũ Ngọc Long: Ổ dịch ở TP.HCM đến nay mới ghi nhận 4 trường hợp dương tính trong đó có cả nam tiếp viên hàng không và 3 trường hợp khác lây từ nam tiếp viên này.

Hiện 3 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới. Đến nay các trường hợp F1, F2 ngoài 4 ca nêu trên đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, ngành y tế TP.HCM đang tiếp tục truy vết, theo dõi tiếp các trường hợp cách ly cho đủ 14 ngày.

Đây là ổ dịch đã biết được nguồn lây nên khả năng kiểm soát được ổ dịch được thuận lợi hơn so với một số ổ dịch lớn tại Việt Nam. Hiện nay TP.HCM chỉ khoanh vùng 1 số khu vực có trường hợp bệnh và những hộ gia đình có người tiếp xúc gần với bệnh nhân chứ không phong toả rộng rãi trên phạm vi lớn.

Bộ Y tế cũng không có khuyến cáo dừng các hoạt động ra vào TP.HCM chỉ yêu cầu hạn chế các sự kiện tập trung đông người do đó trường hợp gia đình chị có công việc tại TP.HCM vẫn có thể thực hiện theo kế hoạch nhưng vẫn phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay nhanh, và hạn chế các khu vực đông người nếu không cần thiết.

- Tôi vừa bị sốt và đi xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn chẩn đoán cúm A. Vậy tôi còn nguy cơ mắc lại bệnh này nữa không? Xin ông cho biết gia đình tôi phải phòng bệnh cúm này như thế nào? (Nguyễn Thị Xuân – Nam Từ Liêm, Hà Nội).

{keywords}
TS Vũ Ngọc Long (giữa) đang trả lời các câu hỏi của độc giả

TS Vũ Ngọc Long: Cúm có nhiều typ gây bệnh trong đó có cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 được coi là typ cúm mùa thông thường. Đặc điểm của virus cúm là thường xuyên biến đổi do đó bạn có vẫn có khả năng mắc lại.

Đối với gia đình bạn, để phòng chống cúm tốt nhất bạn tiêm vắc xin phòng cúm. Tuy nhiên việc tiêm phải thực hiện hàng năm trước mùa cúm. Thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng và thường xuyên đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người và khu vực công cộng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

- Con trai tôi 2 tuổi đã bị tay chân miệng hồi tháng 10, vừa qua cháu bị sốt và lại có dấu hiệu nốt mọc ở miệng, tôi cho đi khám thì không phải bệnh tay chân miệng. Xin ông cho biết tay chân miệng có nguy cơ bị tái lại hay không. Xin cảm ơn ông? (Đỗ Thị Oanh, Đông Hưng, Thái Bình)

TS Vũ Ngọc Long: Bệnh tay chân miệng cũng do nhiều chủng virus khác nhau gây nên khi đó cháu bị rồi vẫn có thể tái mắc lại nếu nhiễm chủng virus khác. 

Bệnh tay chân miệng cơ bản lành tính tuy nhiên cũng có trường hợp biến chứng do đó khi trẻ bị tay chân miệng gia đình nên đưa cháu đến khám ở các cơ sở y tế để có hướng dẫn theo dõi sức khoẻ phù hợp.

- Dịch bệnh mùa đông xuân luôn rình rập trẻ nhỏ và người già. Xin ông chia sẻ cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Sử dụng các loại nước lá tắm, xông có phòng được bệnh không?

- ThS Nguyễn Trần Tuấn: Cách phòng bệnh trong mùa đông xuân có hiệu quả cần thực hiện các khuyến cáo như:

- Thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19, chung sống an toàn với đại dịch Covid-19: 05 K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Không tập trung – Khoảng cách và Khai báo Y tế.

- Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt chống rét cho trẻ em và người già.

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín; vệ sinh thực phẩm nhất là trong dịp Tết và Lễ hội.

- Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch đối với trẻ em, tiêm vắc xin phòng cúm cho người già

- Không đi đến các vùng đang có dịch, hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện mắc bệnh đường hô hấp.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị.

- Trong mùa đông xuân hiện nay, bệnh nào nguy hiểm nhất thưa ông? Chúng tôi cần phòng tránh như thế nào? (Ngân Hạnh- hanhnt@gmail.com)

{keywords}
TS Vũ Ngọc Long: "Hiện nay dịch Covid-19 đang có nguy cơ xâm nhập và lây lan ở nước ta. Nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh thì rất dễ mắc bệnh Covid-19 do chưa có miễn dịch trong cộng đồng".

- TS Vũ Ngọc Long: Vào mùa đông xuân có rất nhiều dịch bệnh có thể bùng phát và lây lan như sởi, rubella, ho gà, cúm, viêm phổi đặc biệt hiện nay dịch Covid-19 đang có nguy cơ xâm nhập và lây lan ở nước ta. Do đó, nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh thì rất dễ mắc bệnh Covid-19 do chưa có miễn dịch trong cộng đồng.

Các biện pháp phòng tránh hiện nay là sử dụng khẩu trang, phải sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế đến nơi đông người khi không cần thiết. Với một số bệnh đã có vắc xin phòng bệnh như sởi, ho gà, cúm người dân cũng nên đến các cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng bệnh. 

- Xin chào TS Long, tôi hiện đang làm việc ở Việt Nam, qua Tết dương lịch tôi muốn sang Singapore thăm chồng và mẹ chồng đang sống ở đó. Con tôi mới 1 tuổi chúng tôi có đi được không hay phải có phiếu kiểm tra y tế nào không? (Nguyễn Thị Linh – Thanh Xuân, Hà Nội)

- TS Vũ Ngọc Long: Hiện nay Việt Nam không hạn chế người dân ra nước ngoài. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 ở Singapore vẫn đang có diễn biến phức tạp và Chính phủ Singapore cũng có các biện pháp phòng chống Covid-91 với người dân từ khi nhập cảnh. Do đó, gia đình cần phải tìm hiểu thật kỹ những yêu cầu của Singapore để được phép nhập cảnh và chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh như thường xuyên đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh, không đến khu vực đông người khi không cần thiết. Để giảm thiểu nguy cơ mắc Covid-19 trước khi đến Singapore. Khi đến đó bạn vẫn phải áp dụng phòng bệnh theo khuyến cáo của chính phủ Singapore.

-Xin chào ông, hiện trên Hà Giang công tác phòng chống dịch bệnh đông xuân đã triển khai như thế nào? Phía trung tâm có gặp khó khăn gì không? )Hà Chi hachi… @gmail.com)   

{keywords}
ThS Nguyễn Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Giang.

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã triển khai các hoạt động cụ thể như:

- Tham mưu cho Sở Y tế, UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

- Ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh của đơn vị, trong đó có việc kiện toàn các Đội đáp ứng nhanh tuyến tỉnh, thực hiện chế độ thường trực.

- Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng dịch Covid-19 đồng thời với các dịch bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, phòng tránh rét cho trẻ; xây dựng các chuyên mục phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân phát trên hệ thống thông tin đại chúng tại địa phương.

- Tăng cường hoạt động giám sát chủ động, phát hiện các ca bệnh nghi bệnh truyền nhiễm gây dịch tại các cơ sở y tế và cộng đồng.

- Duy trì hoạt động kiểm dịch y tế quốc tế tại các cửa khẩu Thanh Thủy và Xín Mần; thực hiện giám sát dịch bệnh khu vực biên giới.

 - Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng mở rộng, rà soát và tổ chức tiêm bù, tiêm vét các vắc xin phòng bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi; lập kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin sởi, sởi – rubella cho trẻ tại các xã vùng lõm về tiêm chủng. Tập trung triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Uốn ván – Bạch hầu giảm liều cho trẻ 7 tuổi trên quy mô toàn tỉnh. Đảm bảo nguồn vắc xin để thực hiện tiêm phòng bệnh mùa đông xuân như cúm, quai bị, viêm màng não do não mô cầu,… tại phòng tiêm dịch vụ.

 - Tiến hành rà soát, bổ sung vật tư, hóa chất, trang bị phòng hộ, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, phương tiện và kinh phí để sẵn sàng đáp ứng công tác phòng chống dịch.

- Tiếp tục củng cố hệ thống xét nghiệm, đặc biệt nâng cao năng lực xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, xét nghiệm chẩn đoán ho gà, sởi, rubella, viêm màng não,…Phối hợp trong thanh kiểm tra an toàn thực phẩm để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp lễ hội,…

- Thực hiện nghiêm tục chế độ thường trực trong ngày nghỉ, ngày lễ; duy trì đường dây nóng; đảm bảo công tác cập nhật thông tin và khai báo, báo cáo tình ình dịch bệnh tại tất cả các tuyến.

{keywords}
ThS Nguyễn Trần Tuấn chỉ đạo công tác phòng chống dịch ngay tại hiện trường 

Trong triển khai hoạt động phòng chống dịch Trung tâm gặp một số khó khăn như:

- Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương và nhất là sự chủ quan lơ là sau khi có những bước thành công trong khống chế Covid-19

- Mùa đông xuân là mùa lễ hội của đồng bào các dân tộc, do đó khả năng giao lưu gia tăng; mùa lễ hội hoa Tam giác mạch và Cao nguyên đá nên du khác lên Hà Giang đông, do vậy sẽ làm tăng nguy cơ các dịch bệnh xâm nhập và ngộ độc thực phẩm.       

- Nhận thức của người dân về phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng còn có những hạn chế nhất định.

 - Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn.

 - Năng lực giám sát và xử lý dịch của tuyến dưới

 - Thiếu kinh phí do vào cuối năm ngân sách.

Mùa Đông - Xuân ở miền Bắc thường xảy ra rất nhiều dịch bệnh, từ viêm đường hô hấp đến tay chân miệng, sởi, viêm phổi, tiêu chảy...Hà Giang có đối mặt với những bệnh truyền nhiễm nào? (Hoàng Vân - Hà Giang, Hà Nội)

ThS Nguyễn Trần Tuấn:  Mùa Đông Xuân thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp phát triển. Qua hệ thống giám sát thường xuyên từ nhiều năm gần đây, Hà Giang có thể đối mặt với bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm, rubella, quai bị, viêm màng não do não mô cầu,.. Ngoài ra bệnh cúm gia cầm như A/H5N1, A/H7N9 có thế xâm nhập. Bên cạnh đó một số bệnh truyền nhiễm lây truyền theo đường tiêu hóa và nhất là qua thực phẩm trong mùa lễ hội như tiêu chảy, tiêu chảy do Rota viruts, tay chân miệng, ngộ độc thực phẩm,… cũng là những nguy cơ cần có biện pháp giám sát chặt chẽ và chủ động phòng chống tích cực.

- Tôi có lên Hà Giang và theo dõi cuộc thi tuyên truyền viên phòng chống dịch bệnh, xin ông có thể chia sẻ kỹ hơn về cuộc thi này không? Khi triển khai, Hà Giang có khó khăn gì không? (Thanh Phượng – Hà Nội)

- ThS Nguyễn Trần Tuấn: Cuộc thi Tuyên truyền viên phòng chống dịch bệnh tại Hà Giang vừa qua nằm trong kế hoạch tổ chức chuỗi các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh năm 2020 trong chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Địa điểm được lựa chọn là tại TP Hà Giang. Cuộc thi ngoài các đơn vị thuộc Bộ Y tế (lãnh đạo Bộ, Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng Bộ Y tế; Hội LHPN Việt Nam) còn có sự tham dự của các đơn vị tại địa phương như  UBND tỉnh, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế xã thuộc 4 huyện phía Bắc gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN các huyện.

{keywords}
CDC Hà Giang kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại cửa khẩu Thanh Thủy

Nội dung thi tuyên truyền viên chỉ là một trong các hoạt động của sự kiện trên gồm:

1) Triển khai các hoạt động truyền thông, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông phòng chống Covid 19, trưng bày khẩu hiệu, ảnh với chủ đề “Đồng bào các dân tộc Hà Giang vừa phát triển kinh tế bền vững, vừa chống dịch có hiệu quả”.

2) Tập huấn kiến thức về phòng chống dịch bệnh và kỹ năng truyền thông phòng chống dịch bệnh tại cơ sở.

3) Tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên phòng chống dịch bệnh. Tham dự cuộc thi có 5 đội  đến từ các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và thành phố Hà Giang. Các đội đều trải qua 2 phần thi năng khiếu về kỹ năng tuyên truyền và ghép tranh “Tuyên truyền viên thông thái”. Nội dung tập trung vào kỹ năng xử lý tình huống trong công tác tuyên truyền về tình hình dịch bệnh; đặc biệt là công tác phòng chống dịch Covid-19. Khi có dịch bệnh, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện các biện pháp phòng dịch; tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe của mình và cộng đồng. Các đội đã thể hiện tốt phần thi của mình với những tiểu phẩm vui tươi, dí dỏm, lồng ghép công tác tuyên truyền thể hiện người cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong thời đại mới không chỉ có năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm mà còn có nhiều tài năng, bản lĩnh, sự tự tin trên sân khấu cũng như trong công tác tuyên truyền. 

- Hiện Hà Giang đã mùa du lịch tam giác mạch, Hà Giang triển khai các biện pháp phòng chống dịch chỗ đông người như thế nào đặc biệt là dịch Covid-19. Xin cảm ơn ông? (Nguyễn Thị Lệ - lent..@hotmail.com)

- ThS Nguyễn Trần Tuấn: Hà Giang đang triển khai các biện pháp phòng chống dịch cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền cho khách du lịch thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch và đặc biệt 5 K của Bộ Y tế trong phòng cống Covid-19: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, khai báo y tế,.. Treo dán các khẩu hiệu, phát loa đài,…

Các nhà hàng, khách sạn thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19

Tăng cường thanh kiểm tra, hậu kiểu công tác an toàn thực phẩm.

Thực hiện phun hóa chất khử khuẩn môi trường tại các khu vực có nguy cơ cao.

Cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, nhất là các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh theo thông báo của BCĐ phòng chống dịch Quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin trong truy vết ca nghi ngờ.

Tiếp tục duy trì và củng cố các khu cách ly tập trung, các cơ sở điều trị.

Duy trì đường dây nóng thông tin báo cáo dịch.

{keywords}
ThS Nguyễn Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Giang.

- Hiện em tôi và gia đình nhà chồng đang sống tại thị trấn Vị Xuyên, Hà Giang. Em gái tôi làm giáo viên và gần đây em gái tôi muốn tiêm phòng vắc xin cúm cho bé hơn 1 tuổi nhưng vẫn băn khoăn không biết tiêm ở đâu. Gia đình em tôi định có thể xuống Hà Nội hoặc Việt Trì chơi rồi tiêm phòng cho trẻ. Xin ông cho biết, ở Hà Giang để sử dụng các loại vắc xin dịch vụ thì có thể sử dụng như thế nào? Xin cảm ơn? (Vũ Hải Yến - Việt Trì – Phú Thọ)

- ThS Nguyễn Trần Tuấn: Vắc xin phòng cúm là vắc xin phải tiêm dịch vụ, không được miễn phí như các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tại Hà giang vắc xin cúm đã được triển khai tiêm dịch vụ từ nhiều năm nay.

Bạn ở Vị Xuyên, bạn có thể đến phòng tiêm tư nhân ngay tại thị trấn Vị Xuyên để tiêm hoặc có thể lên thành phố Hà Giang, đến phòng tiêm chủng an toàn chất lượng cao tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang để tiêm phòng cúm. Ngoài ra còn rất nhiều các loại vắc xin phòng bệnh khác cho trẻ em, người lớn như vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan A, B; viêm màng não mủ do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, thương hàn, ung thư cổ tử cung, …

Bộ Y tế phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và chọn Hà Giang là 1 trong một số tỉnh thực hiện chương trình, ông cho biết hiện chương trình đã triển khai như thế nào? (Nguyễn Thảo - Thaominh@gmail.com)

- ThS Nguyễn Trần Tuấn: Chương trình đã triển khai chuỗi các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh, gồm:

- Triển khai các hoạt động truyền thông, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông phòng chống Covid 19, trưng bày khẩu hiệu, ảnh với chủ đề “Đồng bào các dân tộc Hà Giang vừa phát triển kinh tế bền vững, vừa chống dịch có hiệu quả”.

- Tập huấn kiến thức về phòng chống dịch bệnh và kỹ năng truyền thông phòng chống dịch bệnh tại cơ sở.

- Tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên phòng chống dịch bệnh.

Ngoài ra còn tăng khẩu trang, dung dịch rửa tay nhanh cho địa phương hỗ trợ cho hoạt động phòng chống dịch bệnh.

 Chúng tôi là tiểu thương bán hàng mỗi ngày tiếp xúc với hàng nghìn người từ các nơi tới. Tôi rất mừng vì dịch bệnh được kiểm soát nhưng vẫn rất lo vì có thể đối diện nguy cơ dịch bệnh. Hiện Hà Giang có kiểm soát dịch Covid-19 như thế nào? Những tiểu thương như chúng tôi cần làm gì đặc biệt là trong những mùa lễ hội, mùa du lịch Tây bắc như hiện nay?

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống dịch bệnh, nhất là đến chỗ động người như: Đeo khẩu trang nơi đông người, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng các dung dịch sát khuẩn, khai báo y tế; hạn chế tiếp xúc nhất là những trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp. Chấp hành nghiêm túc các quy định trong phòng chống dịch bênh; thực hiện các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm. Không đi đến các vùng dịch theo thông báo của Bộ Y tế. Khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe nhất là các dấu hiệu bệnh đường hô hấp cần thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn. Mỗi người cũng cần tham khảo các khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh và cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh để trở thành các tuyên truyền viên phòng chống dịch bệnh tại nơi cư trú và cho du khách.

{keywords}
Đang giao lưu trực tuyến phòng, chống dịch bệnh đông xuân

Xin được hỏi bác sĩ, tôi năm nay 27 tuổi, không nhớ lúc nhỏ có bị sởi hay không? Tôi có nên đi tiêm vắc xin trước khi lấy chồng, sinh con không? Các loại vắc xin nào nên tiêm? Tại thành phố Hà Giang, có các loại vắc xin này không? Xin cảm ơn! (Hoàng Thị Liêm - Hà Giang)  

 ThS Nguyễn Trần Tuấn: Bệnh sởi có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả người lớn nếu chưa có miễn dịch về bệnh sởi do tiêm phòng vắc xin hoặc mắc bệnh tự nhiên từ nhỏ. 

Việc tạo miễn dịch phòng bệnh sởi cho bà mẹ trước khi có thai sẽ truyền miễn dịch đó cho trẻ sau khi chào đời đến 9 tháng tuổi. Do vậy, trước khi có thai mẹ nên tiêm phòng các vắc xin phòng bệnh như sởi, rubella, cúm,… Trong thời gian mang thai cần tiêm đủ liều vắc xin uốn ván để phòng bệnh uốn ván không những cho mẹ mà còn phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho con. Các vắc xin này đều có tại phòng tiêm chủng an toàn và chất lượng cao tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang, Tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang

 Một lần tôi lên Hoàng Su Phì và được giới thiệu sử dụng thuốc lá dân gian trong bệnh cúm và chúng tôi có mua về để sử dụng nhưng tôi chưa dùng. Xin ông cho biết những thuốc dân gian có dùng được không? Hà Giang kiểm soát các bài thuốc dân gian phòng chống dịch bệnh như thế nào?

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Trong Y học cổ truyền có một số bài thuốc sử dụng để điều trị bệnh cúm (thanh nhiệt, giải biểu). Cũng có một số bài thuốc xông. Tuy nhiên các bài thuốc trên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không điều trị nguyên nhân của bệnh.

Một số đồng bào cũng có những bài thuốc lá dân gian có tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh không chỉ có bệnh cúm. Tuy nhiên các bài thuốc trên cần được kiểm chứng và khi sử dụng cần có sự kiểm soát.

Theo tôi, nếu chưa có kiểm chứng (hoặc được cấp Giấy chứng nhận) thì không nên dùng. Biện pháp tốt nhất là nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm. Đây là biện pháp hiệu quả và rẻ tiền nhất để phòng bệnh cúm, chứ không nên để mắc bệnh rồi mới điều trị.

Ở độ tuổi nào thì có nguy cơ bị bệnh sởi nhất? Cách phòng tránh hữu hiệu và nhận biết bệnh qua các triệu chứng bệnh như thế nào? (Hà Linh - nhalinh@gmail.com)

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh sởi nếu chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi qua tiêm phòng hoặc mắc bệnh tự nhiên khi còn nhỏ. Tuy nhiên nhóm tuổi có nguy cơ mắc sởi cao nhất là từ 1 – 5 tuổi.

Biện pháp phòng bệnh sởi có hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng sởi. Tiêm mũi sởi 1 khi trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi; tiêm mũi vắc xin sởi – rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Các vắc xin này đều thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm miễn phí cho trẻ. Cần đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng tại Trạm Y tế xã phường để tiêm đầy đủ cho trẻ. Ngoài ra cần đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi hoặc sởi/rubella trong các chiến dịch tiêm chủng bổ sung.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây truyền theo đường hô hấp, có thể gây thành dịch. Dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh là trẻ có sốt, phát ban và có các dấu hiệu như ho, chảy mũi, viêm kết mạc. Khi trẻ có các dấu hiệu trên cần cách ly trẻ tại nhà và thông báo ngay cho cán bộ y tế nơi gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng và điều trị bệnh.

Có mấy người bạn bảo để ngừa dịch bệnh tay-chân-miệng phải lấy hóa chất diệt trùng Chloramin B lau chùi nhà cửa, đồ chơi cho trẻ. Tôi muốn hỏi chất này ở Hà Giang thì mua ở đâu và sử dụng thế nào, có ảnh hưởng đến sức khỏe con nhỏ không?

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Cloramin B hoặc các hóa chất chứa Clo hoạt tính là hóa chất được sử dụng trong phòng chống dịch bệnh, có tác dụng khử khuẩn môi trường, dụng cụ, bàn ghế, đồ chơi,… Ngoài ra còn dùng để khử khuẩn nguồn nước máy dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Hóa chất trên hầu như không có độc hại đối với trẻ nhỏ.

Tại Hà Giang, Công ty Dược trang thiết bị y tế có kinh doanh loại hóa chất trên. Ngoài ra nhiều Công ty kinh doanh vật tư hóa chất dùng trong gia dụng và y tế có cung cấp loại hóa chất trên. 

{keywords}
CDC Hà Giang kiểm tra công tác tiêm chủng tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang

Đã 90 ngày Việt Nam chưa có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Hà Giang là tỉnh biên giới phía Bắc nguy cơ luôn rình rập. Xin ông cho biết đến thời điểm hiện tại Hà Giang đã triển khai các biện pháp gì để phòng chống Covid-19 trong tình hình mới như lời Bộ trưởng Bộ Y tế đã nói? Khó khăn khi triển khai các biện pháp này mà tỉnh gặp phải?

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Các biện pháp phòng chống dịch tại Hà Giang:

- Tăng cường công tác chỉ đạo các ngành các cấp không chủ quan lơ là, tiếp tục tập trung công tác phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mùa Đông Xuân

- Đẩy mạnh tuyên truyền trong đó thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo Y tế.

- Tăng cường hoạt động giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin trong truy vết

- Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm dịch y tế quốc tế, duy trì các chốt chặn tại các đường mòn lối mở giáp biên. Tiếp nhận và cách ly tập trung các công dân bên kia bên giới trở về, cách chuyên gia đến Hà giang.

- Rà soát và bổ sung trang thiết bị, vật tư, hóa chất, trang bị phòng hộ

- Tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các tuyến; thanh kiểm tra an toàn thực phẩm.

 - Rà soát và tiếp tục củng cố các cơ sở cách ly tập trung nhất là tại các xã biên giới, cơ sở điều trị.

- Mở rộng hoạt động xét nghiệm sàng lọc Covid-19, thực hiện xét nghiệm cả thực phẩm nhập khẩu qua biên giới.

- Duy trì đường dây nóng thường trực phòng cống dịch bệnh tại tất cả các tuyến.

- Cập nhật tình hình dịch bệnh thường xuyên và thực hiện chế độ khai báo, thông tin báo cáo dịch bệnh theo quy định.

 Khó khăn trong công tác phòng chống dịch:

- Địa  là địa bàn rộng, điều kiện giao thông đi lại khó khăn; có đường biên giới dài với Trung Quốc, nhiều đường mòn lối mở đòi hỏi phải huy động nguồn nhân lực rất lớn.

- Mùa lễ hội của một số dân tộc, lễ hội tam giác mạch, cao nguyên đá,… gia tăng lượng khách du lịch, tăng nguy cơ xâm nhập của dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm.

- Nhận thức của người dân, đặc biệt một tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên còn nhiều hạn chế.

- Năng lực xử lý ổ dịch của một số địa phương còn một số hạn chế nhất định.

- Kinh phí dành cho nhoạt động phòng chống dịch bệnh mặc dù có nhiều cố gắng song còn hạn hẹp.

{keywords}
Chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ 

Tôi ở Sài Gòn, vợ chồng tôi và một vài người bạn muốn cuối tháng 12 ra Hà Nội sau đó thuê xe tự lái để thưởng thức vẻ đẹp của Hà Giang. Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn về dịch bệnh. Xin ông cho chúng tôi lời khuyên ra Hà Giang mùa này chúng tôi cần chuẩn bị gì và phòng tránh các bệnh nào hay có ở địa phương. Xin cảm ơn ông? (Đỗ Thị Minh Tuyết - Quận 7, TP.HCM)

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Trang bị các kiến thức để thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống Covid-19 ở mọi nơi, mọi lúc: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo Y tế.

- Đầy đủ khẩu trang, dung dịch rửa tay,

- Thực phẩm và nước uống an toàn.

- Tìm hiểu về địa phương, khu vực cần đến; nhất là sơ đồ các cơ sở y tế để khi cần trợ giúp có thể liên hệ được.

- Các bệnh có thể gặp tại địa phương: Sởi, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

Năm 2020, dịch Bạch Hầu có xuất hiện ở một số tỉnh Tây nguyên và Nam trung bộ, Hà Giang đã triển khai những biện pháp nào để giảm nguy cơ dịch này? 

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Ca bệnh bạch hầu tại Hà Giang xảy ra từ năm 2004, 16 năm nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh. Trước tình hình dịch bạch hầu tại một số tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ, Hà giang đã triển khai một số biện páp sau:

- UBND tỉnh, Sở Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo các ngành các cấp tăng cường các hoạt động chủ động phòng chống bệnh bạch hầu. Xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống bệnh bạch hầu.

 - Tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh bạch hầu, xây dựng 01 chuyên mục Sức khỏe cho mọi người về phòng chống bệnh bạch hầu phát trên hệ thống thông tin đại chúng tại địa phương.

- Tổ chức tập huấn (trực tuyến) về bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng chống cho toàn bộ hệ thống các bộ y tế tuyến tỉnh, huyện và xã.

- Rà soát và tổ chức tiêm bù, tiêm vét vắc xin 5 trong 1 phòng các biện bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ cho trẻ dưới 1 tuổi và trẻ đủ 18 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tập trung triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván – Bạch hầu giảm liều cho trẻ 7 tuổi (học sinh lớp 2) trên địa bàn toàn tỉnh trong tháng 11/2020.

- Rà và bổ sung thuốc điều trị vật tư, hóa chất, trang thiết bị phòng chống dịch; dự trù huyết thanh kháng độc tố bạch hầu cho các cơ sở điều trị.

-  Tăng cường công tác giám sát phát hiện các ca bệnh nghi ngờ tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh và cộng đồng. Thực hiện kiểm tra công tác chủ động phòng chống dịch bệnh tại các địa phương.

 - Nâng cao năng lực xét nghiệm chẩn đoán bệnh bạch hầu tại phòng xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Bổ sung sinh phẩm hóa chất, đào tại cán bộ, xây dựng quy trình xét nghiệm chẩn đoán,…

- Duy trì hệ thống thông tin và báo cáo dịch theo quy định.

{keywords}
ThS Tuấn đại diện CDC Hà Giang tặng khẩu trang cho xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang 

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng chống bệnh, tuy nhiên có một số dịch bệnh không có vắc xin để phòng. Ông có thể đưa ra một vài hướng dẫn phòng bệnh dễ thực hiện mà hiệu quả cho mọi người làm theo? (Hoàng Xuân -Xuanha@gmail.com)

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19, chung sống an toàn với đại dịch Covid-19: 05 K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Không tập trung – Khoảng cách và Khai báo Y tế.

- Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt chống rét cho trẻ em và người già; tăng cường vận động thể lực.

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín; vệ sinh thực phẩm nhất là trong dịp Tết và Lễ hội.

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị.

Tuyên truyền là cách tốt nhất để phòng chống dịch bệnh, đặc điểm của địa phương là người dân tộc, dân tộc thiểu số. Hiện Hà Giang có gặp khó khăn gì không? (Phương Hằng - thành phố Hà Giang)

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Trong thời gian qua, nhất là khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh được tăng cường; tuy nhiên với địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, hoạt động truyền thông gặp một số khó khăn như:

- Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư không tập trung

- Bất đồng ngôn ngữ

- Một số tài liệu tuyên truyền dài, chưa phù hợp với văn hóa của một số dân tộc

- Nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều hạn chế. 

Xin hỏi nếu phun hoá chất tiệt trùng tại nhà, có thể sử dụng hoá chất diệt muỗi thông thường?(Tienthanh..@gmail.com)

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Không, hóa chất diệt muỗi chỉ có tác dụng diệt muỗi trong phòng chống một số bệnh dịch do muỗi truyền bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét,…

Việc khử trùng môi trường, nhà cửa, lau bàn ghế, dụng cụ và cả nước sinh hoạt cần sử dụng các hóa chất có clo hoạt tính và được phép của Bộ Y tế. Hóa chất thường sử dụng là Cloramin B.

Theo cảnh báo từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), đầu năm 2020, cúm A có thể sẽ tăng cao trên toàn quốc. Đặc biệt, nhiệt độ giảm mạnh càng là yếu tố gia tăng các bệnh cúm gia cầm lây truyền sang người như cúm A/H5N1, A/H7N9… Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu, tiêu chảy cấp, sởi-quai bị-rubella… cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với cộng đồng. Hà Giang đặc biệt ưu phòng chống dịch như thế nào trong mùa du lịch hiện nay?

Trong mùa du lịch và nhất là mùa đông xuân 2020, Hà Giang quan tâm đến một số dịch bệnh như sau:

Đầu tiên vẫn là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19), phải ngăn chăn từ hai hướng: Từ trong nội địa qua con đường du lịch,… và xâm nhập từ bên kia biên giới.

Các bệnh thường gia tăng trong mùa đông xuân: Sởi, rublla, cúm, tiêu chảy, Rotavirus, viêm màng não do não mô cầu.

Các bệnh dịch có hướng xâm nhập: Sốt xuất huyết Dengue

Các bệnh lây truyền từ động vật sang người: Cúm A/H5N1, A/H7N9

Ngộ độc thực phẩm

Năm 2020, thời gian đáng nhớ của ngành y tế với dịch Covid-19, Hà Giang cũng là một trong nhiều tỉnh biên giới có các biện pháp quyết liệt. Năm 2021 đặc biệt là dịp Tết cổ truyền việc đi lại sẽ tăng hơn. Hà Giang đã có các chiến lược như thế nào trong tình hình dịch Covid-19 mới?

ThS Nguyễn Trần Tuấn: Với thông điệp “Chung sống an toàn với dịch Covid-19”, Hà Giang đã thực hiện chiến lược vừa phát triển du lịch đồng thời đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, cụ thể:

Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao ý thức của người dân, của khách du lịch trong phòng chống dịch bệnh

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19 tại các cơ sở y tế, các nhà hàng khách sạn, các phương tiện giao thông, các khu vui chơi công cộng và khu du lịch.

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm

Rà soát và chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, trang phục phòng hộ, phương tiện, sinh phẩm chẩn đóán,.. sẵn sàng đáp ứng chống dịch.

Củng cố các cơ sở cách ly, cơ sở điều trị người bệnh.

Tăng cường phối hợp liên ngành.

Thường trực và duy trì hệ thống thông tin, khai báo.

Hiện nay dịch Covid-19 ở nước ta có nguy cơ quay trở lại không. Tôi đọc báo thấy nói mùa đông này rất nguy hiểm. Xin ông cho biết ngoài đeo khẩu trang, rửa tay, các biện pháp phòng bệnh cần làm như thế nào? (Hà Chi - Nhachi@gmail.com)

{keywords}
TS Vũ Ngọc Long (Giữa)

- TS Vũ Ngọc Long: Bộ y tế khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 5K bao gồm đeo khẩu trang, sát khẩn tay, giữ khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế khii đi các phương tiện giao thông công cộng. Hiện nay, VN vẫn có nguy cơ xảy ra dịch gia đình cũng phải cân nhắc khi đến các khu vực có ổ dịch hoạt động, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ y tế.

- Tôi nghe nói tiêm phòng sởi có thể hạn chế lây nhiễm Covid-19 cho trẻ nhỏ. Điều đó có đúng không? (Nguyễn Nhật Lệ - Thanh Trì, Hà Nội)

- TS Vũ Ngọc Long: Vắc xin phòng sởi chỉ phòng được bệnh sởi. Các nước trên thế giới có cả VN vẫn đang sản xuất vacxin chống Covid-19.

Dịch Covid-19 rồi đủ thứ dịch bệnh năm nào cũng tới, vậy Bộ Y tế có kế hoạch phòng, chống các dịch bệnh giao mùa như thế nào?  (Hạnh Lê – Quảng Ninh)

TS Vũ Ngọc Long: Việt Nam là nước nằm trong khu vực có khi hậu nhiệt đới gió mùa. Điều kiện vệ sinh còn chưa đảm bảo ở nhiều khu vực. Do đó, nhưng lúc giao mùa nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất lướn. Bộ y tế có những biện pháp phòng chống dịch bệnh từ đầu năm, những khuyến cáo tới cộng đồng từng mùa dịch như tiêm chủng phòng bệnh, triển khai các chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy, phổ biến cách phòng bệnh trên phương tiện truyền thông đại chúng. Hiện nay cả nước đang tập trung phòng, chống covid-19 nhưng chúng ta cũng không bỏ qua các bệnh truyền nhiễm khác.

- Xin chào TS Long, xin ông chia sẻ những bệnh nào hay gặp trong mùa đông xuân, có bệnh nào chúng tôi có thể tiêm phòng vắc xin được không? Xin cảm ơn ông? (Vũ Thị Minh An – Hà Đông, Hà Nội)

TS Vũ Ngọc Long: Mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát triển như sởi -rubella, tay chân miệng, các bệnh cúm, viêm phổi, thủy đậu. Trong đó, nhiều bệnh đã có vắc xin phòng bệnh như sở, rubella, thủy đậu, cúm, viêm phổi. Gia đình có thể đến các cơ sở y tế để tiêm vacxin theo các nhóm tuổi và phu hợp với nhu cầu của gia đình.

- Mùa đông - xuân ở miền Bắc thường xảy ra rất nhiều dịch bệnh trong đó có bệnh viêm đường hô hấp. Năm nào cũng vào mùa này tôi khốn khổ vì viêm mũi họng. Xin hỏi ông, người lớn có vắc xin hay cách phòng bệnh này như thế nào không?  (Bùi Hải Yến - Đống Đa, Hà Nội)

{keywords}
 TS Vũ Ngọc Long: Viêm họng cũng là dấu hiệu của vi khuẩn vi rút thông thường khác. Do đó để phòng viêm mũi họng cần phải giữ ấm vùng cổ, mũi, họng bằng cách thường xuyên đeo khẩu trang, mặc áo ấm có cổ cao để tránh nhiễm lạnh. 

- TS Vũ Ngọc Long: Viêm họng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp khác nhau. Trong đó có một  số bệnh đã có vắc xin phòng như viêm phổi, cúm. Tuy nhiên viêm họng cũng là dấu hiệu của vi khuẩn vi rút thông thường khác. Do đó để phòng viêm mũi họng cần phải giữ ấm vùng cổ, mũi, họng bằng cách thường xuyên đeo khẩu trang, mặc áo ấm có cổ cao để tránh nhiễm lạnh. Đồng thời thường xuyên súc miệng, xịt mũi họng bằng nước muối cũng để hạn chế được viêm mũi họng. 

Bệnh cúm mùa nguy hiểm thế nào, làm sao để phân biệt được cúm A với cảm lạnh thông thường. Cảm ơn bác sĩ?(Trần Thị Lanh – Ninh Bình)

TS Vũ Ngọc Long: Bệnh cúm mùa gây ra biến chứng viêm phổi dẫn đến tử vong. Mặc dù các triệu chứng của các trường hợp mắc cũng không nặng nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với cảm lạnh thông thường do những triệu chứ ban đầu như ho, hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên các trường hợp cúm hay có sốt và mệt mỏi kéo dài.

Trong giai đoạn giao mùa nhiều bệnh truyền nhiễm hiện nay, bác sĩ có lời khuyên gì  về vấn đề gì về dinh dưỡng tăng sức đề kháng, tăng miễn dich?(Hạnh Nguyễn - Hanhnguyen@yahoo.com) 

Vũ Ngọc Long: Trong giai đoạn giao mùa vấn đề dinh dưỡng cân đối và hợp lý sẽ giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Chúng ta cần ăn đủ các nhóm chất như chất bột (các loại ngũ cốc), chất đạm, chất béo, chất xơ (rau xanh). 

Chúng ta nên ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa, ăn ít hơn vào bữa tối, ăn vừa phải theo nhu cầu và không ăn quá no. Ngoài ra chúng ta nên bổ sung 1 số vitamin khoáng chất và khoáng chất để tăng sức đề kháng khi giao mùa.

Tôi thấy trên mạng nói mùa lạnh sử dụng nhiều tỏi trong nấu ăn để tăng cường sức đề kháng phòng các bệnh lây nhiễm đặc biệt là cảm cúm. Điều này có đúng không?(Nguyễn Thị Giang – Thái Bình)

TS Vũ Ngọc Long: Tỏi là 1 trong những loại thực phẩm có thể hỗ trợ sức đề kháng rất tốt. Do đó, sử dụng tỏi trong chế biến các món ăn có thể giúp phòng 1 số bệnh truyền nhiễm thông thường. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng mà vẫn phải kết hợp với các biện pháp phòng bệnh khác như giữ ấm cơ thể, dinh dưỡng điều độ hợp lý, đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng và hạn chế tập trung đông người. 

Gần đây tôi hay bị viêm mũi, chảy nước mắt cảm giác như đang thái hành. Tôi đi khám thì bác sĩ ở gần nhà chỉ cho uống thuốc nhưng không đỡ. Có phải tôi bị viêm mũi họng thông thường hay cảm cúm. Cảm ơn ông?(Nguyễn Hữu Yên – Hạ Long, Quảng Ninh) 

TS Vũ Ngọc Long: Nếu bạn thường xuyên bị viêm mũi và chảy nước mắt thì cũng cần phải kiểm tra thêm liệu mình có bị dị ứng với 1 tác nhân nào đó hay không ngoài bệnh viêm mũi họng thông thường. Vì bệnh viêm mũi họng phần lớn chữa khỏi dứt điểm, còn 1 số tác nhân gây dị ứng nếu chúng ta không phát hiện ra nguyên nhân nơi mình sinh sống có thể sẽ bị tái phát liên tục.  

Bé lớn nhà tôi đã tiêm phòng thuỷ đậu nhưng không hiểu sao tuần vừa rồi cháu lại mắc thuỷ đậu với ít nốt nhỏ ở mặt và toàn thân. Cháu bé năm nay 3 tuổi, tôi đã tiêm 1 mũi thuỷ đậu lúc cháu 19 tháng. Tôi có cần tiêm bổ sung hay có cách nào biết cháu đã có kháng thể của bệnh không? Xin cảm ơn ông? (Nguyễn Thị Vinh – Mỹ Đình, Hà Nội) 

{keywords}
TS Vũ Ngọc Long

TS Vũ Ngọc Long: Vắc xin thủy đậu phải tiêm ít nhất 2 mũi. Ngay kể cả khi tiêm đủ 2 mũi vẫn có 1 tỷ lệ thấp không sinh kháng thể hoặc sinh kháng thể không đủ để phòng bệnh. Trường hợp bé nhà mình mới tiêm 1 mũi vắc xin chưa đủ để phòng bệnh nên cần bổ sung mũi tiêm đủ để phòng bệnh.

Chồng tôi đi công tác ở TP.HCM và về nhà từ ngày 14/11, tuy nhiên trước đó chồng tôi có đến địa điểm mà tôi thấy Bộ Y tế thông báo có bệnh nhân Covi-19 đã đến. Chúng tôi phải làm gì? (Trần Thị Phước Lê – Nam Từ Liêm, Hà Nội)

TS Vũ Ngọc Long: Chồng chị đi công tác TP Hồ Chí Minh đến nay đã gần 3 tuần nếu không có triệu chứng như sốt, ho, khó thở và tiếp xúc với các người mắc bệnh ở TP Hồ Chí Minh thì vẫn có thể sinh hoạt như bình thường và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo chung của Bộ y tế đối với người dân.

Hiện nay có 1 số loại vacxin phòng phế cầu cho người lớn nên chị có thể đưa mẹ đến các địa điểm tiêm chủng để được tư vấn và lựa chọn vacxin phù hợp. Tuy nhiên đối với người cao tuổi cần phải giữ ấm đặc biệt vùng mũi, miệng, cổ khi trời lạnh để phòng bệnh đường hô hấp.

TS Vũ Ngọc Long: Hiện nay có 1 số loại vắc xin phòng phế cầu cho người lớn nên chị có thể đưa mẹ đến các địa điểm tiêm chủng để được tư vấn và lựa chọn vacxin phù hợp. Tuy nhiên đối với người cao tuổi cần phải giữ ấm đặc biệt vùng mũi, miệng, cổ khi trời lạnh để phòng bệnh đường hô hấp.

Tôi năm nay 56 tuổi, nghe báo đài cảnh báo dịch bệnh thấy sợ quá. Tôi vừa về hưu nên cũng chỉ còn biết đi chợ và nấu ăn cho cả nhà. Với những người như tôi cần làm các biện pháp nào phòng bệnh. Khi nào có vắc xin covid-19 cho người dân dùng? (Hoàng Thị Tuyết – Gò Vấp, TP.HCM)

TS Vũ Ngọc Long: Vào mùa đông xuân có nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh lây qua đường hô hấp. Gần đây xuất hiện bệnh Covid 19. Do đó, người dân cần phải thường xuyên đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng như chợ, siêu thị, cơ sở y tế, phương tiện vận chuyển công cộng, bến xe bến tàu, thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh và hạn chế đi đến những nơi đông người khi không cần thiết để phòng bệnh. Hiện nay, Chính phủ cũng đang liên hệ để đặt mua vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, cần nhiều thời gian để có thể tiếp nhận và phân phối đến người dân. Trước mắt cuối năm 2020, đầu năm 2021 chúng ta vẫn chưa có vắc xin tại Việt Nam và vẫn phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh như đã nêu ở trên. 

Mời bạn đọc ấn phím F5 để tiếp tục theo dõi nội dung GLTT.

Infonet

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !