Bác sỹ quân y hỗ trợ online chăm sóc F0 tại nhà mong Tết an vui

Tất cả các bác sĩ trong nhóm sẽ không tắt máy trong dịp Tết như là món quà nhỏ gửi đến cộng đồng, tạo cho các F0 tâm lý thoải mái khi tự theo dõi và điều trị tại nhà trong thời gian nghỉ Tết.

 

Điện thoại liên tục reo

Chia sẻ với phóng viên, TS. BS Hoàng Thanh Tuấn, Phó chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng Quốc gia, người lập Nhóm Bác sĩ Quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà cho biết từ khi công bố số điện thoại cá nhân lên trên nhóm, hàng ngày có rất nhiều các ca bệnh gọi điện thoại cho BS Tuấn.

“Ca bệnh mà tôi nhớ nhất cho đến hôm nay là trường hợp một gia đình ở quận Tây Hồ, nhà có 6 người thì 5 người dương tính với virus SARS-COV-2. Thành viên duy nhất chưa mắc bệnh là cháu bé 1 tháng tuổi. Thành viên cao tuổi nhất trong gia đình là 82 tuổi, có bệnh nền là tăng huyết áp và đái tháo đường. Lựa chọn duy nhất là cả gia đình đi cách ly tập trung để có điều kiện theo dõi sức khỏe và chăm sóc lẫn nhau. Tuy nhiên 2/6 thành viên từ chối đi cách ly.

Tôi đã phải gọi điện cho cả 2 thành viên đó để tư vấn, giải thích các thuận lợi và khó khăn nếu điều trị tại nhà cũng như đi cách ly. May mắn thay, cả gia đình đã đi cách ly tập trung tại bệnh viện. Sau 2 tuần sức khỏe của cả nhà đã ổn định và được xuất viện”, BS Hoàng Thanh Tuấn cười, nụ cười toả nắng.

Là một trong những bác sỹ tham gia tích cực trong nhóm Bác sỹ Quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà, BS. chuyên khoa cấp 1 Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt-Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga - Bộ Quốc phòng đã có thời gian hơn 1 tháng miệt mài hỗ trợ bệnh nhân và nhận được nhiều tin vui từ người bệnh thông báo bản thân đã khoẻ mạnh, âm tính.

{keywords}
Điện thoại BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt-Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga - Bộ Quốc phòng liên tục trong tình trạng "nóng máy" 

Dù rất vui khi nhận những tin báo về như thế nhưng anh vẫn khiêm tốn cho rằng “bác sĩ cổ vũ là chính” vì “thật ra F0 cần có bác sỹ để cảm thấy vững tin hơn, còn âm tính là nhờ hệ miễn dịch của cơ thể”.

Nhớ lại thời gian đầu nhóm mới đi vào hoạt động, cao điểm có những ngày BS. Hoàng nhận cuộc gọi và tư vấn cho khoảng 150 F0. Sau một thời gian tư vấn, nhận thấy nhiều F0 đưa ra các câu hỏi, các vấn đề giống nhau nên anh đã chủ động soạn các bài viết hướng dẫn chi tiết trên nhóm để mọi người tham khảo.

Trong quá trình tư vấn, BS. Hoàng nhận thấy có 2 xu hướng là người bệnh có diễn biến nặng lên cần đi viện dù được tư vấn nhưng gia đình ngại, sợ vào bệnh viện không có ai trông; vào bệnh chật hẹp, lây nhiễm nên chần chừ. Sau đó người bệnh diễn biến nặng lên và lại phải vào bệnh viện. Có nhiều bệnh nhân tuổi cao, nhiều bệnh nền/chưa tiêm phòng Covid-19 chuyển nặng phải lọc máu, đặt nội khí quản.

Ở tình huống khác lại có những người bệnh khi chưa cần đi bệnh viện lại lo lắng, muốn vào bệnh viện dù được khuyên là chưa cần thiết.

“Lúc ấy, tôi lại hướng dẫn họ và người thân giúp đo chỉ số SpO2 (chỉ số oxy trong máu). Có những trường hợp chỉ số SpO2 hạ xuống 90 sau lại lên 95%-96%.

Việc của mình lúc ấy là khuyên người bệnh thật bình tĩnh, hướng dẫn họ đo lại bởi có nhiều trường hợp đo không đúng cách hoặc chỉ số của họ bình thường đã thấp, đổi tư thế nằm cũng không tăng", BS. Hoàng chia sẻ.

Đối với BS. Đào Huy Hiếu, chuyên ngành Phẫu thuật tim mạch, BV Trung ương Quân đội 108 - người từng có thời gian hơn 3 tháng tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh thì ca bệnh 103 tuổi được anh hỗ trợ, tư vấn điều trị thành công để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

Đó là một cụ ông 103 tuổi, chưa tiêm mũi vắc xin Covid-19 nào và bị dương tính với Covid-19. Con trai bệnh nhân liên lạc với BS. Hiếu qua điện thoại để nhờ tư vấn. Gia đình lúc đó chưa liên hệ được với cơ sở y tế và cũng đang rất phân vân giữa việc có nên cho bố đi bệnh viện hay không vì cụ đã cao tuổi.

"Khi người nhà bệnh nhân gọi điện thì cụ trong tình trạng sốt nhẹ. Sau 2 ngày cụ đã sốt cao hơn, nồng độ ô xy máu thấp đi. Lúc ấy tôi tư vấn phác đồ điều trị là dùng thuốc hạ sốt thông thường, vitamin C, thuốc kháng virus theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Và chỉ sau đó 1 ngày, cụ ông trở nặng phải dùng phác đồ cao hơn gồm thuốc chống đông đường tiêm, corticoid.

May mắn là gia đình mua được thuốc. Qua cuộc gọi Video Call tôi đã hướng dẫn người nhà tiêm thuốc chống đông cho bệnh nhân, kết hợp dùng thuốc kháng virus, thở ô xy. Dần dần bệnh nhân hồi phục, sau quá trình điều trị đã đáp ứng tốt, cai được ô xy. Đến khi cụ được đưa vào vệnh viện thì đã khỏi bệnh. Khoảng 2 tuần bệnh nhân đã hồi phục và mạnh khoẻ trở lại", BS. Hiếu cho biết. 

Sẽ đồng hành với bệnh nhân trong những ngày Tết

Chia sẻ lý do làm công việc “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, BS. Hoàng cho rằng, bản thân mình là người được học hành đầy đủ, quá trình học được Nhà nước hỗ trợ nhiều nên cảm thấy phải có trách nhiệm trong giai đoạn người dân cần.

“Mình biết gì thì hỗ trợ họ chứ không vì bất kỳ cái gì, làm sao để hậu quả của dịch bệnh giảm đi. Dịch này khó có thể có biện pháp điều trị đặc hiệu nên chủ yếu tập trung người bảo vệ có nguy cơ cao và để hệ thống y tế không bị quá tải, không làm rối loạn hệ thống y tế. Nếu không có phân tầng hợp lý, quá tải thì nhân viên y tế và người bệnh cũng khổ. Thế nên chúng tôi đóng góp được gì thì đóng góp tại chỗ chứ không thể đến tận nơi”, BS Hoàng nói.

{keywords}
Sau 44 ngày thành lập fanpage, nhóm đã thu hút hơn 100.000 thành viên với nhiều lượt chia sẻ, tư vấn hữu ích cho F0

BS Hoàng Thanh Tuấn cho biết thêm, tính đến thời điểm hiện tại, nhóm đã thành lập được 44 ngày, ban đầu chỉ có 3 bác sĩ, sau đó tăng lên 27 bác sĩ tham gia hỗ trợ cho F0.

“Nhớ lại các thời điểm ban đầu nhóm mới thành lập, chúng tôi gặp rất nhiều các khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải kể đến là việc phân bổ thời cá nhân. Như mọi người đã biết, tôi và BS Trần Quang Phú cùng làm việc tại bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, bệnh viện tuyến cuối trong chuyên ngành bỏng.

Công việc cuối năm hết sức bận rộn do phải tiếp đón nhiều các bệnh nhân bỏng và tạo hình từ tuyến trước chuyển đến, nhân lực trong bệnh viện thiếu vắng do các công tác như tiêm vắc xin và tăng cường cho các bộ phận khác trọng bệnh viện. Bên cạnh đó, công việc của cá nhân và gia đình cũng cần phải giải quyết.

Ngày đầu, số lượng bác sĩ tư vấn hạn chế, điện thoại của các bác sĩ trong nhóm đều trong tình trạng “nóng máy”.

Chúng tôi phải tranh thủ thời gian nghỉ giải lao giữa các ca phẫu thuật, thời gian nghỉ trưa, và thời gian lái xe để tư vấn cho các F0. Buổi tối thì không bác sĩ  nào nghỉ tư vấn trước 23h.

Khó khăn thứ 2 phải kể đến đó là xử lý các vấn đề phát sinh trong group của nhóm. Sau khi thành lập được khoảng 5 ngày, các ADMIN của nhóm bị hạn chế tương tác trong vòng 7 ngày, việc duyệt bài và trả lời các thắc mắc của các thành viên trong nhóm bị ảnh hưởng.

Do đó chúng tôi đã nhờ các bác sĩ có kinh nghiệm chống dịch, ở các chuyên ngành khác nhau để mở rộng quy mô cho nhóm, từ đó có thể hỗ trợ nhiều F0 hơn. Sau khoảng 2 tuần hoạt động “hết công suất”, công việc hỗ trợ và tư vấn online cho F0 đã đi vào nền nếp, công việc của các bác sĩ trong nhóm đều nhau hơn. May mắn hơn, nhóm vẫn duy trì đều đặn các hoạt động như đăng bài, hỗ trợ và tư vấn F0 cho đến thời điểm hiện tại”, BS Hoàng Thanh Tuấn thông tin.

Những ngày gần đây, số các ca bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, giữ vững ở mức sấp xỉ 3.000 ca và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. BS Hoàng Thanh Tuấn dự báo, số ca F0 sẽ tăng trong dịp Tết Nguyên Đán do người dân sẽ đi chơi, giao lưu, gặp gỡ nhau nhiều hơn.

Trước thực tế này, nhóm đã họp và đưa ra quyết định, sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để duy trì hoạt động của nhóm nhằm có thể cung cấp những thông tin điều trị và hỗ trợ cơ bản nhất đến với người dân.

Việc tất cả các bác sĩ trong nhóm không tắt máy để ăn Tết theo BS Hoàng Thanh Tuấn như là món quà nhỏ nhóm bác sĩ gửi đến cộng đồng, tạo cho các thành viên trong và ngoài nhóm có tâm lý thoải mái khi tự theo dõi và điều trị tại nhà trong thời gian nghỉ Tết.

“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến cáo người dân tuân thủ theo quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế đã đưa ra để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình”, BS Hoàng Thanh Tuấn nhấn mạnh.

N. Huyền 

Nhóm y bác sĩ quân y lập Fanpage hỗ trợ miễn phí người dân Thủ đô mắc Covid-19

Nhóm y bác sĩ quân y lập Fanpage hỗ trợ miễn phí người dân Thủ đô mắc Covid-19

Công bố công khai số điện thoại, sẵn sàng giải đáp miễn phí những thắc mắc về bệnh Covid-19 qua mọi hình thức zalo, chat…

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !