36 người tử vong, vì sao sốt xuất huyết năm nay có nhiều ca nặng?

Ca mắc sốt xuất huyết ở nước ta đang gia tăng nhanh, hiện đã có khoảng 92.000 người mắc, 36 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế nhấn mạnh, hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.

Nguyên nhân do dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, bọ gậy phát triển; bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. 

TS.BS Nguyễn Trung Hoà - Giám đốc Trung tâm y tế quận Gò Vấp, TP.HCM, cho biết năm nay số ca mắc sốt xuất huyết ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á đều tăng. Theo quan sát dịch tễ số ca chuyển nặng cũng tăng lên và có sự xuất hiện của sốt xuất huyết Den2. Tại TP.HCM, số ca SXH tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. 
 
Theo PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, đến nay số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao có nhiều lý do trong đó chủ yếu là do chu kỳ dịch tễ của bệnh 3, 4 năm sẽ quay lại một lần. Ngoài ra, PGS Dũng cho biết do tâm lý chủ quan của người dân sau một thời gian dài chống dịch Covid-19, khi người nhà sốt họ đều nghĩ bệnh Covid-19, chỉ khi bệnh nhân nặng mới đưa vào viện.

Trong các bệnh truyền nhiễm, PGS Dũng cho rằng chỉ riêng sốt xuất huyết “lạ” đó là lần nhiễm sau bao giờ cũng nặng hơn lần nhiễm thứ nhất. Ví dụ bạn đã mắc sốt xuất huyết trong đợt dịch 3, 4 năm trước năm nay mắc lại sẽ rất nặng vì lượng kháng thể của sốt xuất huyết ở mức vừa phải. Với người mắc sốt xuất huyết lượng kháng thể bằng không hoặc cao hơn hẳn lại an toàn còn kháng thể ở mức vừa phải lại nguy hiểm.

{keywords}
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao tại các tỉnh phía Nam.

PGS Dũng cho biết “nguy cơ bị sốt xuất huyết cao nhất khi hiệu giá kháng thể là từ 1:21 - 1:80. Nếu bệnh nhân có hiệu giá kháng thể trên hoặc thấp hơn mức này thì nguy cơ bệnh thấp hơn, nguy cơ biến chứng trở nặng cũng thấp hơn”. Với ngưỡng hiệu giá kháng thể này, những người đã mắc sốt xuất huyết chu kỳ trước cách đây 3,4 năm rất nguy hiểm.
 
Ông Vương Ánh Dương - phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết diễn biến dịch sốt xuất huyết năm nay rất phức tạp, tỉ lệ tử vong cao hơn các năm. Riêng tại TP.HCM, số ca mắc tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính riêng tháng 5, số ca mắc điều trị tại các bệnh viện cao bằng số tích lũy từ đầu năm.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh, cho biết số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao nhưng nhiều người dân còn chủ quan, lơ là, không chủ động đến bệnh viện mà thường tự đến các cơ sở y tế tư nhân. Khi trẻ hết sốt thì thường chuyển sang giai đoạn nguy hiểm nhưng hầu hết phụ huynh đều cho rằng trẻ đã hết bệnh.
 
BS Tiến cho biết nhiều trẻ được cha mẹ đưa vào viện trong tình trạng bệnh nặng thậm chí mạch và huyết áp chỉ bằng 0. Ở giai đoạn “giao thời” dịch sốt xuất huyết và Covid-19, bác sĩ Tiến cho rằng thấy sốt cao người bệnh bao gồm cả trẻ em nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị chăm sóc tại nhà.

Từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 6 (kể từ lúc bắt đầu khởi phát sốt) mọi người hết sức cảnh giác. Nếu thấy người mệt, đau bụng, chảy máu chân răng, đi tiểu phân đen, nôn ói nhiều, trẻ nhỏ li bì bỏ bú nên nhanh chóng đưa tới bệnh viện để cấp cứu sớm nhất.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết cần diệt muỗi, diệt lăng quăng, tránh muỗi chích bằng cách xịt thuốc, thoa thuốc, phát quang cây cỏ, mặc quần dài, áo dài tay, ngủ mùng... Nhiều phụ huynh cho rằng nhà họ không có muỗi vì ở căn hộ tầng cao, ngủ máy lạnh..., trong khi họ và người nhà vẫn phải đi học, đi làm vẫn có nguy cơ bị muỗi đốt.

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt lăng quăng và bọ gậy. Ngủ nên dùng màn, mùng, mặc quần áo dài nhất là lúc chiều tối khi muỗi bắt đầu bay ra. 

Khánh Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !