Sự thật phũ phàng với suy nghĩ "uống bia ít nguy hại hơn uống rượu"

Không ít người vẫn nghĩ, người uống bia ít nguy hại hơn rượu nhẹ và rượu mạnh. Tuy nhiên đại diện WHO khẳng định, cách hiểu này hoàn toàn sai lầm, các tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống.

Phát biểu tại Hội thảo xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức vào sáng nay 22/4, Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Trường Sơn cho biết: tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sản xuất gia tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần. Theo đó, năm 2015, Việt Nam sản xuất 3.4 tỷ lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp vả khoảng 250 triệu thủ công.

Quan niệm "uống bia ít nguy hại hơn uống rượu" là hết sức sai lầm

“Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. Bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6.6 lít cồn/người/năm, tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng  rượu, bia đều ở mức cao. Trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. Việc sử dụng rượu, bia không phù hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đồng”, ông Sơn cho biết.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau và được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.

Chung quan điểm này, TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện mới của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, rượu bia gây ra đột quỵ, suy tim, các bệnh lý tăng huyết áp và phình động mạch chủ, tổn thương gan, xơ gan dẫn đến viêm gan, viêm tụy cấp, mãn tính…

Rượu bia còn gây ra những bệnh tật đường miệng như hạ hầu, hầu họng, ung thư thanh quản, thực quản, tuyến mật trong gan, ung thư vú ở phụ nữ.

TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện mới của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

“Bên cạnh đó, sử dụng rượu bia còn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông cho người lái xe, do cơ thể phản ứng chậm, do sự phối hợp các hoạt động bị hạn chế, tầm nhìn ảnh hưởng. Việc sử dụng rượu bia gây nhiều hệ lụy hung hăng, bạo lực.”, TS Kidong Park nhấn mạnh.

Đại diện WHO cho biết, Tổ chức này hết sức “quan ngại về mô hình sử dụng rượu bia và hệ quả tiêu cực. Theo đó, thanh niên Việt Nam uống rượu bia nhiều. Người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ 8,3 lít cồn (470 chai bia)/ năm 2016 trong khi đó, việc tiêu dùng rượu bia ở Tây Thái Bình Dương chỉ là 1,3 lít/năm.

“Nếu uống 6 cốc bia trong một dịp/lần sẽ rất nguy hại-  đó là uống rượu bia quá độ. Điều tra nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam  dẫn đến 79 nghìn ca tử vong năm 2016, hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu bia”, TS Kidong Park nhấn mạnh.

Đáng lo ngại, TS Kidong Park cho rằng, vẫn còn có sự nhầm lẫn khi cho rằng, người uống bia ít nguy hại hơn người uống rượu nhẹ và rượu mạnh. “Cách hiểu này hoàn toàn sai lầm. Bởi, các tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống. Theo đó, 330ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là có 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ, tương tự khi ta uống 1 chén rượu mạnh (30ml). Như vậy, không có ngoại lệ nào quy định về tiếp thụ rượu bia trên các loại hình đồ uống”, TS Kidong Park nhấn mạnh.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng, đến nay, mới có Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu và Quyết định số 244/QĐ-TTg  ngày 12/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. “Tuy nhiên, đây mới là chính sách mang tính định hướng và cần được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao”, ông Sơn bày tỏ.

Theo số liệu thống kê của WHO cho thấy, Việt Nam đang đối mặt với sự tăng mạnh lượng tiêu thụ rượu bia bình quân ở lứa tuổi trưởng thành (từ 15 tuổi ở cả hai giới). Từ 3,8 lít giai đoạn 2003- 2005 lên đến 4,7 lít năm 2009- 2011 và 8,3 lít trong giai đoạn 2015- 2017. Con số này có thể tăng lên 9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm 2025 nếu không có biện pháp can thiệt hiệu quả vào việc kiểm soát tác hại của rượu bia.

Năm 2017, chi phí kinh tế cho việc tiêu thụ rượu bia là 4 tỷ USD (tương đương 4,06 tỷ lít bia được tiêu thụ trong năm) ước tính gần bằng 7% số thu ngân sách của nhà nước. Trong khi đó, theo Tổng Cục Thống kê , đóng góp của ngành rượu bia và nước giải khát vào ngân sách nhà nước năm 2017 là 50.000 tỷ đồng tương đương 2 tỷ USD.

Thế nhưng, chi phí để giải quyết các hậu quả về sức khỏe lại rất lớn. Cụ thể, năm 2017, có ít nhất 6,2% hộ gia đình chịu tổn thất về kinh tế do gặp phải một số hậu quả cấp tính liên quan đến sử dụng rượu bia do người trong và ngoài hộ gia đình gây ra.

N. Huyền

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !