Sâm Ấn Độ được cho là dược liệu dẫn đầu trong nghiên cứu chống lại Covid-19

Phát hiện này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cần thiết để sàng lọc thuốc chống Covid-19, mà còn cung cấp một số biện pháp phòng ngừa và điều trị để kiểm soát đại dịch Covid-19.

{keywords}
Sâm Ấn Độ được cho là dược liệu dẫn đầu trong nghiên cứu chống lại Covid-19.

Cho đến nay, các loại thuốc đang được thử nghiệm trong các thí nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới nhằm tìm ra phương thuốc chống lại Covid-19 gồm: Remdesivir, Hydroxychloroquine, Lopinavir, Ritonavir, APN01 hoặc Favilavir.

Trong số các thuốc nói trên, vẫn chưa có một loại thuốc đặc hữu nào được cho là có hiệu quả đối với Covid-19. Tuy nhiên, theo Thời báo The Hindu Business Line, các hợp chất tự nhiên từ sâm Ấn Độ (Ashawandha và keo ong (Propolis) có thể là "ứng cử viên" tiềm năng chống lại Covid-19.

Điều này được tiết lộ trong một nghiên cứu hợp tác của DAILAB tại Viện Công nghệ Ấn Độ tại Delhi (IIT Delhi) và Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến Quốc gia (AIST), Nhật Bản.

DAILAB là một phòng thí nghiệm quốc tế được thành lập với sự hợp tác giữa Bộ Công nghệ Sinh học (DBT) và Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến Quốc gia (AIST), Nhật Bản. DAILAB đã nghiên cứu trên các hợp chất tự nhiên từ sâm Ấn Độ và keo ong trong nhiều năm qua.

Nghiên cứu này đã chỉ ra khả năng một số hoạt hóa sinh học của chúng có tương tác với hội chứng hô hấp cấp tính nặng - SARS-CoV-2. Nghiên cứu này vừa được chấp thuận cho công bố trên Tạp chí Cấu trúc và Động lực học phân tử sinh học.

Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào các enzyme SARS-CoV-2 chính để phân tách protein, được gọi là Main pro (Mpro). Mpro đóng một vai trò quan trọng trong việc trung gian nhân lên của virus. Đây là một mục tiêu hấp dẫn đối với loại virus này, và vì con người không tự nhiên có enzyme này, các hợp chất nhắm đến Mpro có khả năng có độc tính thấp.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một hợp chất tự nhiên Withanone (Wi-N) có nguồn gốc từ sâm Ấn Độ và Caffeic Acid Phenethyl Ester (CAPE), một thành phần của keo ong New Zealand, có khả năng tương tác và ngăn chặn hoạt động của Mpro.

{keywords}
 

Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu khả năng của các hoạt hóa sinh học này để điều chỉnh protein trên bề mặt tế bào con người, mà SARS-CoV-2 liên kết và cho phép nó xâm nhập vào tế bào của chúng ta - the transmembrane protease serine 2 (TMPRSS2) và Withanone lựa chọn. Nghiên cứu hiện đang được đánh giá và dự kiến ​​sẽ được công bố sớm.

Những phát hiện này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cần thiết để sàng lọc thuốc chống Covid-19, mà còn cung cấp một số biện pháp phòng ngừa và điều trị để kiểm soát đại dịch Covid-19.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc phát triển thuốc có thể mất một thời gian. Trong kịch bản hiện tại, các tài nguyên thiên nhiên này (sâm Ấn Độ và keo ong) có thể mang lại một số giá trị biện pháp phòng ngừa hoặc thậm chí trị liệu.

Mặc dù cả hai hợp chất tự nhiên đều có sẵn và giá cả ở mức phải chăng, vẫn cần phải thận trọng về nội dung của các thành phần hoạt tính sinh học. CAPE, mặc dù là thành phần chính của keo ong, số lượng và độ ổn định của nó là các yếu tố quan trọng có thể được kiếm soát bằng cách tạo phức hợp của nó cùng với cyclodextrin. Điều này đã được mô tả trước đó bởi nhóm DAILAB.

Mặt khác, chất Withanone thay đổi theo địa lý/bộ phận/kích thước của cây sâm Ấn Độ. Vì vậy, để có được hoặc đánh giá cao các tác dụng cụ thể, chúng ta phải sử dụng các chiết xuất chính xác và được kiểm soát chất lượng.

Giáo sư D.Sudar - Điều phối viên của DAILAB tại IIT Delhi và Trưởng phòng Kỹ thuật sinh hóa và Công nghệ sinh học tại IIT Delhi cho biết: Hệ thống y học cổ truyền "Ayurveda" đã được thực hành ở Ấn Độ hàng ngàn năm nay. Không giống như y học hiện đại, cơ chế tác dụng của thảo dược cho đến nay vẫn chưa được giải quyết . Các nhà nghiên cứu của ITT Delhi và AIST đã làm việc cùng nhau trong hơn một thập kỷ và cố gắng góp phần củng cố phương pháp này bằng cách kết hợp kiến thức truyền thống với các công nghệ hiện đại.

“Trong khi những tác dụng đáng tin cậy của sâm Ấn Độ được coi như là một chất tăng cường miễn dịch đã tạo thành cơ sở cho sáng kiến ​​gần đây của Chính phủ Ấn Độ trong việc thành lập một Lực lượng đặc nhiệm liên ngành (một sáng kiến ​​chung của Bộ AYUSH, Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình, Hội đồng Khoa học và Nghiên cứu Công nghiệp (CSIR) với Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ [ICMR]) và triển khai các nghiên cứu lâm sàng về nó liên quan đến SARS-CoV-2 và bệnh Covid-19, báo cáo nghiên cứu hiện tại của nhóm này cung cấp các gợi ý về tính năng chống virus trực tiếp của sâm Ấn Độ" - Giáo sư D.Sudar cho hay.

TS. Vũ Thoại - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Nghiên cứu Cây đàn hương và Thực vật quý hiếm

 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !