Saffaron – vàng đỏ và sự thực của “huyền thoại”

Saffaron được bán từ các cửa hàng cao cấp cho tới những khu chợ bình dân tại Teheran (Iran) hay Casablanca (Ma rốc) với giá cả… rất vô cùng.

Năm 2018 chứng kiến những “làn sóng” xu hướng truyền thông được tạo ra từ mạng xã hội. Một trong những từ khóa của làn sóng ấy chính là “saffaron” – nhụy hoa nghệ tây - một loài cây sống chủ yếu ở vùng Trung Đông, Địa Trung Hải được ví như vàng đỏ của vùng này.

Vàng đỏ của thế giới

Theo anh Đào Bá Hiệp, Giám đốc tiếp thị và bán hàng Công ty Bahraman Saffron tại Việt Nam: Saffaron được trồng chủ yếu ở Trung Đông và Địa Trung Hải với những con gió mùa hè nóng và khô. Iran và Ma rốc là 2 “cường quốc” trồng loài hoa quý hiếm này. Trong khi đó, một số quốc gia khác cũng bắt đầu trồng và cho kết quả tốt như Hy Lạp, Ấn Độ; hoặc một số quốc gia bắt đầu trồng thử nghiệm nhưng không thành công như Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, bạn chỉ cần vào Google tìm kiếm, đánh từ khóa “saffaron”, sẽ cho ra tới 70,3 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,65 giây.

Về sản phẩm, nhụy hoa nghệ tây có giá rất đắt, tùy theo chất lượng và dao động từ khoảng 1.100 đến 11.000 USD/kg (khoảng 25 - 250 triệu VND/kg), và với bản chất là một loại gia vị, saffron chính là loại gia vị đắt nhất thế giới. Riêng đối với saffaron cao cấp dòng Negin (chủ yếu được trồng tại Iran), giá của nó còn lên tới 65USD/gr (khoảng 1,4 triệu VND). Do đó, saffaron còn được ví là “vàng đỏ” của khu vực Trung Đông – Bắc Phi, bên cạnh nguồn tài nguyên dầu khí – “vàng đen” của khu vực này.

Riêng tại Việt Nam, bạn chỉ cần vào Google tìm kiếm, đánh từ khóa “saffaron”, sẽ cho ra tới 70,3 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,65 giây. Nói vậy để thấy, sức nóng của nhụy hoa nghệ tây ở Việt Nam lớn đến nhường nào. Theo TS Vũ Thoại, Viện đàn hương Việt Nam: Nghe nói Sapa (Lào Cai) từng trồng thử nghiệm loại hoa nghệ tây, nhưng rất có thể đây chỉ là giống nghệ của Tây Tạng. Còn với loại nghệ tây như kiểu Iran hay Ma rốc để cho ra các loại saffaron đủ tiêu chuẩn thì khí hậu Việt Nam khó có thể trồng được.

Khoác lên những “huyền thoại”

Về công dụng, bản chất ban đầu saffaron dùng làm gia vị cho các món ăn, nay được quảng bá có khả năng làm đẹp và cả chữa bệnh, thậm chí bách bệnh (điều hòa tim mạch huyết áp, tăng cường sinh lý và đặc biệt là ngăn ngừa và kiềm chế ung thư)? Vậy saffaron là gia vị, dược phẩm hay mỹ phẩm? Tại sao từ cuối 2017 đến nay tại Việt Nam, saffaron đang tạo nên cơn sốt khiến nhiều chuyên gia nông nghiệp, y tế cũng phải giật mình.

Theo PGS Trịnh Thị Ngọc -  Phó Chủ tịch hội Gan mật Hà Nội: “Tôi cũng được tặng nhụy hoa nghệ tây nhưng chưa rõ tác dụng như thế nào. Riêng với tư cách là bác sĩ, tôi cũng chưa thấy có bất cứ khuyến cáo nào của Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ FDA hay các cơ quan ý tế nổi tiếng thế giới. Trong khi đó, dù sản phẩm này đang được quảng cáo rầm rộ tại Việt Nam như phòng ngừa ung thư; giúp cải thiện tiêu hóa, ngủ ngon hơn; hỗ trợ điều trị chứng xơ vữa động mạch; giảm ho, giảm đau; chống hói đầu và chống đầy hơi bao tử… Tuy nhiên, những công dụng này vẫn chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu lâm sàng”.

Để có được 1 kg nhụy, người ta phải hái từ 11.000 đến 17.000 bông hoa.

“Sản phẩm này đang rất “nóng” sẽ dẫn tới nguy cơ bị làm giả. Bởi các sản phẩm nào càng hót thì càng có nguy cơ làm giả cao hơn. Hiện nay, saffron đang được bán rất nhiều, chủ yếu là bán qua kênh online, chưa có kiểm soát của cơ quan chức năng. Vì thế người tiêu dùng không nên vội vàng tin theo quảng cáo chi tiền mạnh mua saffron. Nếu mua phải hàng giả, hàng nhái thì nguy hiểm vô cùng”, bác sĩ Ngọc cho biết thêm.

Cùng quan điểm, Thạc sĩ bác sĩ Vũ Minh Nguyệt, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, công dụng của saffaron chưa được kiểm chứng và chủ yếu là quảng cáo. “Muốn đẹp da,chống lão hóa, phòng ung thư chỉ cần ăn thực phẩm có dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi và tập thể dục sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng bệnh hữu hiệu, thay vì bỏ cả triệu mua các sản phẩm nhụy hoa nghệ tây đang được quảng cáo rầm rộ hiện nay”, Bác sĩ Nguyệt nhấn mạnh.

Đừng mắc bẫy truyền thông

Y học là vậy, còn dưới góc độ thẩm mỹ, saffaron cũng được chị em rủ nhau mua về làm đẹp. Nhiều website bán hàng online và fanpage Facebook bán saffaron còn “mạnh miệng” quảng cáo: Saffaron có tác dụng cải thiện vòng 1; làm đẹp da (trị vết nám, vết sẹo, tàn nhang, dưỡng da…).  Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, saffron đơn thuần chỉ là một loại gia vị.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, saffron đơn thuần chỉ là một loại gia vị.

Đáng chú ý, saffaron được làm giả nhiều nhất ở chính các quốc gia trồng được cây này. Cụ thể, khách du lịch có thể mất hàng ngàn USD để mua 1kg saffaron tại các cửa hàng cao cấp tại Iran hay Ma rốc trongc ác cửa hàng, nhưng cũng có thể chỉ cần vài trăm USD đã có thể sở hữu khi mua tại các khu chợ tại Teheran hay Casablanca.

Được biết, để phân biệt saffron dạng sợi, cách dễ nhất chính là ngâm vài sợi vào nước lạnh. Nếu là hàng giả, saffron sẽ tan rất nhanh vào nước nhưng lại không có mùi thơm đặc trưng (mùi cỏ cây, mật ong); nếu vò nhẹ sợi sẽ bị tan ra. Trong khi saffron thật cần đến 10 phút để ra màu đỏ cam, không lẫn màu trắng hay vàng và nước rất thơm; sợi saffron khi vò sẽ dai, chỉ đứt đoạn chứ không tan.

Theo một chuyên gia truyền thông (xin giấu tên), saffaron chẳng qua bị dân buôn và mạng xã hội đồn thổi về công dụng là chính. Nói về lí do saffaron đắt,  đơn giản vì cây này khó trồng, chỉ cho hoa vào mùa thu. Mỗi cây hoa nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy. Để có được 1 kg nhụy, người ta phải hái từ 11.000 đến 17.000 bông hoa. “Cái gì đắt thường bị làm giả và quảng cáo quá đà, saffaron cũng không ngoại lệ. Hiệu ứng trend trên mạng xã hội cũng là tác nhân để saffaron trở nên “huyền thoại””, chuyên gia này kết luận.

Phương Thúy – Nam Phương

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !