Tái tạo ngực mới cho bệnh nhân ung thư vú

Tái tạo ngực cho bệnh nhân không may mắn bị ung thư vú giúp họ thoát khỏi cảnh “bên còn bên mất" sau khi phẫu thuật điều trị ung thư, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Cách đây hơn 15 năm, bà L (54 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán ung thư vú. Bà đã phải cắt bỏ toàn bộ vú phải, nạo vét hạch nách và chiếu tia xạ vào vùng ngực để phòng tránh tái phát.

Mặc dù có nghe nói đến phương pháp tạo hình vú ngay sau ung thư nhưng ở thời điểm đó do không có điều kiện và cũng không tìm hiểu kỹ nên bà đành cam chịu cảnh sống '1 mất 1 còn' (một bên ngực mất vú 1 bên còn vú) với hy vọng sức khỏe sẽ ổn định lâu dài. Sau thời gian điều trị, sức khoẻ của bà L phục hồi rất tốt, các đợt khám lại cho thấy bà đã sạch tế bào ác tính, không còn lo lắng về bệnh ung thư vú. 

Tuy nhiên 3 năm gần đây, vùng ngực bên phải nơi chiếu xạ bắt đầu có hiện tượng viêm loét. Bà L. ngại đụng dao kéo nên chỉ dám sử dụng kháng sinh liều cao và thay băng vết thương nhiều đợt nhưng tổn thương vẫn không cải thiện, có xu hướng phát triển rộng hơn. Càng ngày vết thương chảy dịch không cầm được kèm theo các cơn đau đớn cắn rứt cả ngày.

Cuối cùng không chịu đựng được nữa, bà L. tìm đến khám ở Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tại đây, bà được kiểm tra tầm soát ung thư tái phát. Sau đó, bà được cắt bỏ rộng rãi tổ chức loét hoại tử và tái tạo thành ngực bằng phần da cơ phía sau lưng giúp tăng cường khả năng chống viêm loét, làm đầy đặn thành ngực.

{keywords}
Tái tạo ngực mới cho bệnh nhân ung thư vú

Ngay sau 1 tuần nằm viện, bà L thấy hoàn toàn khoẻ khoắn, sinh hoạt bình thường trở lại và không còn khó chịu vì vết loét lâu liền.

Bà L. cho biết bản thân mình không còn thấy sợ khi sờ vào thành ngực chỉ có da bọc xương sườn vì giờ đây thành ngực đã được che phủ bằng phần da cơ mỡ dầy.

PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Hàm mặt - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Viêm loét lâu liền là 1 tác dụng không mong muốn hay gặp sau xạ trị, đặc biệt tại vùng ngực sau cắt bỏ tuyến vú ung thư do tổ chức vùng ngực mỏng, mô đệm ít. Biến chứng có thể gặp bất kì thời điểm nào, 1-2 năm sau xạ trị hoặc có trường hợp xảy ra sau gần 20 năm như trường hợp của bà L.

Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân nên đi khám sớm, loại trừ ung thư tái phát và điều trị viêm loét tránh tổn thương viêm loét kéo dài gây ung thư hoá. Bệnh nhân có thể kết hợp điều trị loét xạ trị và tạo hình lại luôn bầu ngực, kết hợp các chất liệu tự thân hoặc nhân tạo, chỉnh sửa giúp có hai bên ngực cân đối hơn. Người bệnh không chỉ được cải thiện về mặt sức khỏe mà còn cải thiện rất nhiều về mặt thẩm mỹ, tâm lý, khả năng hòa nhập đầy đủ với cuộc sống đời thường.

Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp điều trị này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ và giải phẫu bệnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hằng, Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Hàm mặt - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bệnh phẩm ngay sau khi cắt bỏ cần được sinh thiết tức thì, phối hợp chặt chẽ chuyên khoa giải phẫu bệnh để xác định tổn thương đã được cắt bỏ hoàn toàn hay chưa, có tế bào ác tính hay không. Bên cạnh đó, việc tái tạo che phủ lại phần viêm loét cần phải được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên sâu tạo hình sau ung thư vú để đảm bảo lựa chọn được chất liệu che phủ phù hợp và thẩm mỹ.

BS Hà còn cho biết việc phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư vú, phẫu thuật ở giai đoạn sớm giúp người bệnh có nhiều lựa chọn điều trị như không phải cắt bỏ toàn bộ tuyến vú, hạn chế nạo vét hạch hay điều trị bổ trợ hoá trị xạ trị sau phẫu thuật.

Khánh Chi 

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Đang làm xét nghiệm, người phụ nữ bất ngờ bị sốc

Đang làm xét nghiệm, người phụ nữ 34 tuổi bất ngờ có biểu hiện sốc, mạch, huyết áp không đo được, phải hồi sức cấp cứu, truyền máu, đẩy ngay lên phòng phẫu thuật.

Cưới nhau 6 tháng không thể 'yêu', cặp vợ chồng trẻ cầu cứu bác sĩ

Cưới nhau được 6 tháng nhưng không thể quan hệ tình dục, cặp vợ chồng ở Thái Nguyên đã tìm tới bác sĩ. Kết quả thăm khám khiến họ bất ngờ.

Sợ vô sinh vì uống thuốc ngừa thai mỗi ngày

Sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày có hiệu quả lên đến 99%. Tuy nhiên, một số chị em lo ngại thuốc có thể ảnh hưởng đế khả năng có con sau này.

Chiếc bánh tẻ suýt đoạt mạng người phụ nữ đi chăm cháu ở viện

Bốn giờ sau khi ăn bánh tẻ con trai mua cho, người phụ nữ rơi vào tình trạng mệt lả, lơ mơ, da tím tái, tụt huyết áp, phải cấp cứu ngay.

Kinh nghiệm bất bại của những người giảm 9kg không vất vả

Quy tắc 80/20, uống nước ép rau xanh vào buổi sáng, ăn thịt gà… là các thói quen không quá khó để áp dụng.

Những món ăn không nên kết hợp với nhau

Bạn không nên ăn cam quýt cùng sữa, thịt nguội với phô mai để tránh gây hại cho sức khỏe.

Mắt biến dạng sau khi làm mẫu cắt mí cho học viên ở spa

Nhận lời làm mẫu miễn phí cho một học viên tại spa cắt mí, cô gái 20 tuổi đã phải đến bệnh viện vì mắt biến dạng, không mở được.

Đang cập nhật dữ liệu !