Sự thật về các thực phẩm giảm cân, cam kết giảm chục cân trong tháng

Giảm cân là nhu cầu của hàng triệu người đặc biệt là chị em phụ nữ, chính vì vậy các sản phẩm thực phẩm chức năng giảm cân như “nấm mọc sau mưa” được chào bán trên thị trường.

 

Tràn lan sản phẩm giảm cân

Chỉ cần bạn tìm kiếm trên Google hay trên Facebook, trong tích tắc bạn có thể nhận được cả triệu kết quả cho việc giảm cân, trong đó có các sản phẩm hỗ trợ giảm cân.

Với những lời quảng cáo có cánh đầy hứa hẹn, hiệu quả nhanh chóng, ví dụ: “Giảm 5 kg sau một tuần”, sử dụng từ ngữ hay ho như “bảo đảm” hoặc “mang tính đột phá”, các sản phẩm của nước ngoài, thực phẩm giảm cân từ Mỹ, từ Nhật Bản…

Thậm chí những sản phẩm được ví như “cụ tổ” của giảm cân cũng được quảng cáo cho người tiêu dùng.

Theo TS Phạm Nguyên Quý - Bác sĩ Nội Tổng Quát Kyoto Miniren Central Hospital, Nhật Bản, đối với những người có mong muốn giảm cân mạnh mẽ, dùng thêm chất bổ sung hay thực phẩm chức năng có vẻ như là một giải pháp thời thượng và diệu kỳ.

Các chất bổ sung, thực phẩm giảm cân được quảng cáo giúp người uống kiềm chế cơn thèm ăn, làm nhanh no, tăng tốc độ trao đổi chất, làm chậm quá trình sản xuất chất béo, làm cơ thể không hấp thu chất béo từ thực phẩm.

Mặc dù hầu hết những tuyên bố này không hề được hỗ trợ/chứng minh bởi nghiên cứu khoa học nghiêm túc, các nhà sản xuất và kinh doanh những sản phẩm này vẫn có nhiều cách hay để xây dựng mạng lưới quảng cáo tinh vi, đưa ra những lời hứa trên trời về công hiệu của sản phẩm mà bạn vẫn “tin sái cổ”.

Những người thiếu kiến thức y khoa còn dễ tin ngay vì những sản phẩm chất bổ sung, thực phẩm chức năng đó thường được đóng gói dưới dạng viên, viên nhộng hay dạng bột, ghi “uống sau khi ăn”… làm người ta lầm tưởng là “thuốc”.

Trên thực tế, các loại “thuốc” hứa hẹn giúp giảm cân đều ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe mà bạn có thể phòng tránh bằng việc tăng kiến thức cho mình.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Tại sao “thuốc giảm cân” nguy hiểm?

Nhiều sản phẩm như thực phẩm chức năng, chất bổ sung là vô hại, và một số thậm chí có thể có hiệu quả trong việc đốt cháy chất béo, tăng cường trao đổi chất hoặc tạo cảm giác no có thể vì uống quá nhiều thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có một số thành phần phổ biến trong các sản phẩm giảm cân đã bị FDA (Hoa Kỳ) cấm vì các tác dụng phụ có hại như làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, gây tiêu chảy, gây mất ngủ, suy thận, tổn thương gan hoặc gây kích động.

Các chất đó là:

Fen-Phen

Fenfluramine, một trong hai hoạt chất trong thuốc giảm cân với nhãn hiệu Fen-Phen, đã bị thu hồi vào cuối những năm 1990 sau khi bị phát hiện có liên quan đến các trường hợp tổn thương tim phổi.

Ephedra

Sau khi được bán rộng rãi như một thành phần trong chế độ ăn kiêng, thảo dược ephedra bắt nguồn từ Trung Quốc đã bị cấm vào năm 2004 vì có bằng chứng cho thấy việc sử dụng chúng có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Dù có ý kiến cho rằng ephedra có thể được sử dụng với liều thấp, phiên tòa phúc thẩm cấp liên bang năm 2006 đã khôi phục lệnh cấm ban đầu của FDA, nhấn mạnh sự nguy hiểm của ma hoàng khi được sử dụng như một chất bổ sung ở bất kỳ liều nào.

Hydroxycut

Các sản phẩm chứa hydroxycut đã bị cấm và thu hồi vào năm 2009 vì các báo cáo về các phản ứng bất lợi nghiêm trọng, bao gồm viêm gan và vàng da. Một khách hàng đã chết, và một người khác đã cần phải ghép gan.

Sibutramine

Sibutramine là một loại thuốc theo toa được bán với tên Meridia, đã bị rút khỏi thị trường vào năm 2010 sau khi một nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, sibutramine ban đầu được xem là một giải pháp để giảm sự thèm ăn và giảm cân lâu dài.

Nhà sản xuất đã tự nguyện ngừng sản xuất và rút sản phẩm này ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, hiện vẫn đang có một số TPCN/CBS có “lén chứa” chất cấm này.

Gần đây nhất, FDA còn tìm thấy một số sản phẩm được bán trên thị trường như CBS có chứa fluoxetine, hoạt chất có trong trị trầm cảm. Một sản phẩm khác có chứa triamterene, một loại thuốc lợi tiểu mạnh có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ngoài ra, khi nỗ lực về giảm cân, bạn có thể vô tình lạm dụng các thực phẩm chức năng vì: dùng nhiều hơn liều khuyến nghị, các sản phẩm không được khuyến nghị cho người có cân nặng bình thường hoặc thiếu cân, kết hợp nhiều chất kích thích giảm cân. Kết hợp thuốc giảm cân với thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu.

Dùng quá liều có thể tăng gánh nặng cho gan, thận và gây suy tạng. Dùng quá liều các sản phẩm kích thích có thể làm tăng huyết áp lên mức nguy hiểm, tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Uống các chất bổ sung hay thực phẩm chức năng ngăn chặn hấp thu chất béo cùng với thuốc nhuận tràng hoặc lợi tiểu có thể gây tiêu chảy, mất nước và mất cân bằng điện giải.

Tại Nhật Bản, các bác sĩ luôn thận trọng với các loại Đông dược vì trong một số thang thuốc Đông y cũng có hoạt chất gây tiêu chảy hoặc lợi tiểu.

Ngoài ra, bác sĩ Quý cho biết một trong những rủi ro khác của việc dùng các sản phẩm này là không kê đơn, là bạn không thể chắc chắn về các thành phần trong sản phẩm đó. Nhiều dược sĩ ở Nhật nói rằng không có gì đảm bảo là mỗi sản phẩm dạng viên/nhộng “giống thuốc” đó có đúng thành phần và liều lượng ghi trên nhãn.

Đó là vì chúng không được kiểm định nghiêm khắc bởi các Cục quản lý của chính phủ như FDA (Hoa Kỳ) hay PMDA (Nhật Bản) và vì thế không đảm bảo về chất lượng và độ an toàn. Nhiều nhà sản xuất đã bị cáo buộc vì đưa ra tuyên bố sai về sản phẩm, hoặc vì tự thêm các hoạt chất không an toàn thậm chí có hại vào món hàng.

Vì các nhà sản xuất có thể không liệt kê các thành phần “thật ra là bị cấm” trên nhãn mác, người tiêu dùng sẽ không có cách nào nhận ra họ đang dùng các chất có hại. FDA Hoa Kỳ và PMDA Nhật Bản có công bố cập nhật danh sách các sản phẩm giảm cân có hại để cảnh báo người tiêu dùng nên tránh xa, thiết nghĩ rất có ích cho những ai đang đi tìm “thần dược”.

Ngoài ra, giới chuyên môn còn nói về các dấu hiệu giúp thận trọng về các sản phẩm “chém gió” như sau:

- Hứa hẹn có hiệu quả nhanh chóng, ví dụ: “Giảm 5 kg sau một tuần”

- Sử dụng từ ngữ hay ho như “bảo đảm” hoặc “mang tính đột phá”

- Sản phẩm được tiếp thị bằng tiếng nước ngoài

- Sản phẩm được rao bán trên mạng

- Sản phẩm được quảng cáo là “có thành phần giảm cân” như thuốc

Để đảm bảo an toàn tối đa, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên viên y tế có trách nhiệm theo dõi sức khỏe cho bạn.

Làm thế nào để giảm cân an toàn đó là tăng cường luyện tập và có chế độ ăn uống phù hợp. Nếu bạn lệ thuộc vào thực phẩm chức năng, chất bổ sung bạn còn lười vận động và ăn uống thả phanh sẽ làm cho mọi kế hoạch giảm cân phá sản.

Khánh Chi 

 

 

 

 

 

 

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Đang làm xét nghiệm, người phụ nữ bất ngờ bị sốc

Đang làm xét nghiệm, người phụ nữ 34 tuổi bất ngờ có biểu hiện sốc, mạch, huyết áp không đo được, phải hồi sức cấp cứu, truyền máu, đẩy ngay lên phòng phẫu thuật.

Cưới nhau 6 tháng không thể 'yêu', cặp vợ chồng trẻ cầu cứu bác sĩ

Cưới nhau được 6 tháng nhưng không thể quan hệ tình dục, cặp vợ chồng ở Thái Nguyên đã tìm tới bác sĩ. Kết quả thăm khám khiến họ bất ngờ.

Sợ vô sinh vì uống thuốc ngừa thai mỗi ngày

Sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày có hiệu quả lên đến 99%. Tuy nhiên, một số chị em lo ngại thuốc có thể ảnh hưởng đế khả năng có con sau này.

Chiếc bánh tẻ suýt đoạt mạng người phụ nữ đi chăm cháu ở viện

Bốn giờ sau khi ăn bánh tẻ con trai mua cho, người phụ nữ rơi vào tình trạng mệt lả, lơ mơ, da tím tái, tụt huyết áp, phải cấp cứu ngay.

Kinh nghiệm bất bại của những người giảm 9kg không vất vả

Quy tắc 80/20, uống nước ép rau xanh vào buổi sáng, ăn thịt gà… là các thói quen không quá khó để áp dụng.

Những món ăn không nên kết hợp với nhau

Bạn không nên ăn cam quýt cùng sữa, thịt nguội với phô mai để tránh gây hại cho sức khỏe.

Mắt biến dạng sau khi làm mẫu cắt mí cho học viên ở spa

Nhận lời làm mẫu miễn phí cho một học viên tại spa cắt mí, cô gái 20 tuổi đã phải đến bệnh viện vì mắt biến dạng, không mở được.

Đang cập nhật dữ liệu !