Phụ huynh nhầm dầu xoa bóp với thuốc ho, bé trai 2 tuổi ngộ độc

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, ngày 14/10 vừa qua, bé T. 2 tuổi, Bình Chánh uống nhầm dầu xoa bóp khoảng 5ml do người nhà tưởng nhầm lọ siro ho.

{keywords}
Trẻ bị ngộ độc

Người nhà cho biết, khi uống xong bé T. khóc thét. Bé không kịp nhả lượng dầu có mùi dầu gió. Trẻ mệt và buồn nôn nên gia đình vội vàng đưa con cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng Thành phố. Trẻ vào viện trong tình trạng thở nhanh, sốt nhẹ, buồn nôn, hơi thở đậm mùi dầu gió. 

Ngay lập tức, các bác sĩ chỉ định truyền dịch, trấn an dỗ dành để bé ổn định. Sau đó, bác sĩ khám soi kĩ tổn thương hầu họng và điều chỉnh rối loạn điện giải, kiểm tra chức năng gan thận còn bình thường. Hiện tại, bệnh nhi T. đã ổn định sức khỏe, đỡ sợ, ít quấy khóc hơn và chuẩn bị xuất viện. Trường hợp này may mắn không bị các biến chứng bỏng đường hô hấp, tiêu hoá, hay viêm phổi hít…Đây là lần đầu tiên các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng Thành phố gặp phải ca bệnh ngộ độc hoá chất do nhầm lẫn từ phụ huynh.

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng thành phố cho biết bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ bị ngộ độc hoá chất. Theo BS Tiến những năm gần đây, số trẻ phải nhập viện do ngộ độc chất tẩy rửa, hóa chất có xu hướng gia tăng chủ yếu các hoá chất hay sử dụng trong gia đình. Có những bệnh nhi vào cấp cứu trong tình trạng tổn thương các cơ quan gan thận, tổn thương phổi nặng, xuất huyết phổi, tri giác hôn mê.

Những hoá chất trẻ hay uống nhầm đó là các loại xà phòng tắm, dầu gội đầu.
Các loại hóa chất giặt tẩy, bột xà phòng, nước Javen, bột thông cống (NaOH, KOH), chất làm sạch dùng trong gia đình, chất làm sạch có chứa dung môi hữu cơ (dầu nhựa thông, nhựa thông), chất tẩy rửa gia dụng: nước rửa bát, chén, lau gạch tráng men, kính, acid HCL.

Ngoài ra, các chất dạng xăng dầu, dung môi pha sơn, acetone. Hóa chất xua đuổi và diệt côn trùng: băng phiến, các bình xịt ruồi muỗi cũng khiến trẻ bị ngộ độc tăng lên.

Việc phát hiện, sơ cứu kịp thời cho trẻ khi bị ngộ độc vô cùng quan trọng. Nếu phát hiện trẻ uống nhầm hoá chất, cha mẹ, người phát hiện không được gây nôn cho trẻ.

Bởi vì nếu gây nôn hóa chất được đưa ra ngoài có thể tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.

Khi trẻ uống nhầm hoá chất, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng. Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị. 

Nhiều trường hợp trẻ có thể tự tiêu hoá hoá chất nếu ít. Nhưng hoá chất là xăng dầu thì sẽ nguy hiểm hơn vì có thể gây ra tình trạng viêm phổi do hít phải mùi xăng dầu. Hơi độc vào phổi gây tổn thương phế nang. Nếu cộng thêm tình trạng sặc hóa chất vào phổi thì tổn thương, viêm phổi càng nặng. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý tên của hoá chất, tên thường được ghi rõ ràng trên các vỏ bao bì, túi đựng hoặc chai lọ. Cần đọc chính xác, đánh vần từng chữ cái, chú ý tên và địa chỉ nhà sản xuất, thời hạn trên nhãn mác và các thông tin chi tiết liên quan đến thành phần và độc tính của sản phẩm. 

Để phòng trẻ ngộ độc hoá chất, các hóa chất sử dụng trong gia đình cần được để tại những nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ em. Những chất có độc tính cao (các dung môi pha sơn, các hóa chất diệt côn trùng như thuốc xịt muỗi…) cần để những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được. Các hóa chất sử dụng trong gia đình cần được để tại những nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ em. Những chất có độc tính cao (các dung môi pha sơn, các hóa chất diệt côn trùng như thuốc xịt muỗi…) cần để những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được. 

Khánh Chi 

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !