Hành trình biến nữ giảng viên liệt nửa người vừa chiến thắng bệnh tật, vừa đẹp lên

Từng có gần 5 năm giảng dạy ở Khoa Truyền thông và Văn hoá Đối ngoại, Học viện Ngoại giao, biến cố về sức khoẻ khiến giảng viên trẻ Bùi Thị Hồng Nhung phải dừng lại sự nghiệp đứng trên bục giảng.

{keywords}
Bùi Thị Hồng Nhung rạng ngời hơn sau những ngày nằm liệt giường vì bệnh tật 

Sự cố xảy ra vào năm 2018, lúc ấy Nhung đang mang thai con đầu được 8 tuần tuổi. Nguyên nhân khiến Nhung phải dừng lại sự nghiệp là do bị vỡ mạch máu não.

“Tuyệt vọng”, đó là cảm xúc những ngày tháng đầu tiên Nhung phải đối diện với bệnh tật. Lê lết qua hai bệnh viện với thân hình liệt nửa người trái, toàn bộ sinh hoạt của nữ giảng viên trẻ đều ở trên giường.

“Từ người chủ động hoàn toàn trong cuộc sống giờ em phải liên tục có một người bên cạnh chăm sóc. Ăn uống, đi vệ sinh, từ thay đồ, lau người… đều trên giường”, Nhung nghẹn giọng khi nhớ về những tháng ngày vật lộn, chiến đấu với bệnh tật.

Một mình ốm yếu đã đành, trong người Nhung lúc ấy còn có thêm một sinh linh nhỏ bé đang lớn lên từng ngày. Bác sĩ ái ngại cho tình trạng bệnh tật của Nhung dù không chỉ định đình chỉ thai nghén nhưng cũng đã tư vấn cho gia đình.

“Em mất 2 tuần đầu tiên sốc. Sau đó em quyết định đối diện với sự thật. Em bắt đầu tìm đọc tất cả các tài liệu. Hỏi bác sĩ cặn kẽ những nguy cơ em sẽ phải đối diện khi giữ lại thai. Em quyết định giữ lại đứa con trong bụng mình”, Nhung kể.

{keywords}
Những ngày tháng mọi sinh hoạt đều ở trên giường của Nhung 

Quyết định ấy khiến cả nhà rớt nước mắt. Có lẽ mẹ là người xót con gái nhất. Nhưng bà tôn trọng quyết định của con, mỗi khi thấy con bất động trên giường bệnh bà quay đi lau vội những giọt nước mắt. Rồi lại gượng gạo động viên cô “cố gắng, cố gắng và cố gắng”. Còn chồng Nhung, chỉ biết ôm vợ vào lòng mà nghẹn đắng không nói nên lời.

Xác định chiến đấu với bệnh tật vừa là để “cứu mình” cũng là để con chào đời trong tình huống bình thường, Nhung đã tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ. Kết thúc đợt điều trị hồi sức cấp cứu, Nhung bắt đầu tập vật lý trị liệu kết hợp với thiền.

Bắt đầu từ những thao tác tưởng như rất đơn giản co, duỗi chân, tay thôi…nhưng cũng khiến người không kiên trì nhụt chí.

“Chị tưởng tượng, cả một bên người mất hoàn toàn cảm giác, cứng như một khúc gỗ. Giờ ngày nào bác sĩ cũng hướng dẫn co lên, gập xuống. Cố mà không được ấy. Đau, mỏi kinh hoàng. Nhưng mỗi lần nản, em lại sờ tay lên bụng nghĩ về con. Vậy là lại cố, từng chút, từng chút một”, Nhung chia sẻ.

Song song với đó, cô cũng tìm đến bộ môn thiền. “Thiền ngay trên giường bệnh, thiền ngay trong lúc tập luyện khi bị liệt. Em nhận ra đó cũng là một sự hành thiền. Có lẽ cơ duyên đến với thiền của em từ đó”, Nhung chia sẻ.

{keywords}
Bên cạnh việc tập vật lý trị liệu kết hợp với thiền giúp cựu giảng viên đại học trẻ, khoẻ ra 

Cô cho biết, tập thiền chủ yếu tập trung vào hơi thở, vào sự thả lỏng và luyện tập. Việc chú tâm 100% vào từng việc mình làm, không phân tán, không chia sẻ - là đòi hỏi bắt buộc của bộ môn.

“Đây là ý nghĩa lớn nhất của việc tập thiền. Em thử tập và thấy nó giúp quá trình trị liệu của mình nhanh đạt kết quả hơn và mọi việc trong cuộc sống của minh nhờ thế cũng thuận lợi hơn rất nhiều”, Nhung nói.

Kết quả là, bằng ý chí, sự nỗ lực, tập trung cao độ và kiên trì mà cô học được từ bộ môn Thiền đem lại trong quá trình tập vật lý trị liệu, chỉ hơn một tháng cô có thể cử động được chân tay, có thể ngồi dậy, đi những bước đầu tiên với sự hỗ trợ của người khác. 3 tháng sau, Nhung đã tự đi được một mình dẫu những bước đi còn chập chững.

“Bác sĩ chẩn đoán phải mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm em mới có thể phục hồi, nhưng vì bố mẹ, gia đình cứ động viện cho em mức hạn 7 tháng (đấy cũng là thời điểm em đến ngày dự sinh).

Gia đình đặt mục tiêu cho em tự đi bằng chân lên bàn đẻ được chứ không phải vẫn nằm đấy đẻ rồi còn nuôi con. Lúc đấy, ai nuôi con, ai chăm em?. Đấy chính là động lực để em cố gắng tập trung hết sức để có thể hồi phục nhanh nhất. 

“Em nhớ nhất là lúc chân em tự bay lên được do dùng ý chí khi thiền (mà lúc đấy em vẫn chưa hề biết đó là thiền). Cảm xúc vỡ oà”, Nhung run run khi kể lại.

Cô cho biết, người luôn bên cạnh cô vượt qua bệnh tật, luôn kiên nhẫn ở cạnh đưa cô đi tập mỗi ngày, không tiếc khi phải chi trả số tiền lớn mua máy về nhà để giúp cô kích thích chân và xung điện mỗi ngày – đó chính là “anh bạn cùng giường”.

Không dám khẳng định thiền chữa khỏi liệt, nhưng Nhung cho rằng “thiền đã giúp cô có có sự kiên trì, tập trung cao độ. Chính bởi sự chú tâm 100% cho việc luyện tập đã giúp em từ từ vượt qua bệnh tật.

“Chưa kể, thiền giúp em trẻ và đẹp lên. Hiện giờ em đã 32 tuổi rồi, nhưng mà ai không biết  thì nghĩ em chỉ 24-25 thôi. Mọi người rất nên tập thiền, tập thiền rồi đến lúc mình tập yoga rất đơn giản và dễ dàng”, Nhung bày tỏ.  

Sau sự cố về sức khoẻ, Nhung cũng nghỉ làm tại trường đại học nơi cô có thời gian gần 5 năm gắn bó. Hiện giờ Nhung tự mở một  spa và vẫn chăm chỉ tập thiền mỗi ngày.

N. Huyền 

Nhịn ăn gián đoạn để giảm cân: Chuyên gia nói gì?

Nhịn ăn gián đoạn để giảm cân: Chuyên gia nói gì?

Nhiều người cho rằng việc thi thoảng nhịn ăn vài ngày hoặc một tuần để giảm cân giúp giữ được vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đây là sai lầm.

 

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !