Những nhân viên y tế kiêm nhiệm tắm cho lợn, chải lông chó, bắt mạch chuột

Bắt bọ mèo, chải lông chó, đo mạch chuột, cặp nhiệt độ cho thỏ, tắm cho lợn, thậm chí “ăn ngủ” cùng động vật trong những ngày phẫu thuật thực nghiệm... đó là công việc của những nhân viên y tế kiêm nhiệm.

 

Bác sĩ phải học thêm các loài động vật

Tại khoa Y học thực nghiệm, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 với 3 bác sĩ và các nữ điều dưỡng hàng ngày ngoài công việc chuyên môn họ còn đảm nhiệm chăn nuôi 1 'trang trại' động vật để thực nghiệm kỹ thuật mới. Những chú lợn và chó được đặt hàng nhập về nuôi để phục vụ công tác phẫu thuật thực nghiệm.

TS Nguyễn Huy Cảnh – Phó Chủ nhiệm Khoa Y Học thực nghiệm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết để đáp ứng yêu cầu khi triển khai các kỹ thuật mới phải qua bước thực nghiệm trên động vật tương đương thay thế trước khi đưa vào thực nghiệm trên người. Khoa Y học thực nghiệm của bệnh viện có chức năng đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị trong và ngoài bệnh viện tới nghiên cứu và thử nghiệm các kỹ thuật, thiết bị, vật liệu, thuốc mới phục vụ cho công tác điều trị.

{keywords}
Chuẩn bị đưa chú chó vào phòng phẫu thuật 

TS Cảnh cho biết khoa có một “trang trại nhỏ” nằm ở cổng sau của bệnh viện để phục vụ việc chăn nuôi. Sắp tới, có một ca ghép tử cung trên chó. Theo “đặt hàng” của các khoa phòng khác, các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Y học thực nghiệm lại bắt đầu tìm chó nhập về để phục vụ việc ghép.

Chú chó mới nhập về đang sợ hãi nhìn thấy người lạ chúng nhe những chiếc nanh ra để tấn công. Nếu không hiểu về động vật thì nhân viên y tế ở đây có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Bác sĩ Cảnh cho biết, khi nhập về những chú chó này sẽ được cách ly, theo dõi chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm đảm bảo không thể lây nhiễm cho người hay phơi nhiễm cho nhân viên y tế.

Để nuôi mẫu đúng quy trình, TS Cảnh cho biết các bác sĩ, điều dưỡng ở đây đều phải học thêm về các loại động vật dùng để thực nghiệm hiểu hơn về chúng và cũng để lựa chọn mẫu động vật thực nghiệm phù hợp với ca phẫu thuật.

{keywords}
Những nhân viên y tế kiêm nhiệm tắm cho lợn, chải lông chó, bắt mạch chuột

Các điều dưỡng nhẹ nhàng vuốt ve và tập làm bạn với chó để mong chúng hợp tác cho ca mổ sắp tới. Ca mổ ghép tử cung, các cặp chó đều được chăm sóc chu đáo từ cho ăn, cho uống đều theo “phác đồ” dinh dưỡng đặc biệt, lấy máu xét nghiệm, siêu âm, chụp Xquang cho chó. Tất cả đều đảm bảo để cuộc mổ thành công.

Chị Hoàng Thanh Xuân – Điều dưỡng trưởng Khoa Y học thực nghiệm cho biết việc chăm sóc các loại động vật có cả bi hài. Có những con vật hung dữ chúng sẵn sàng tấn công. Trong khoa cũng có người bị chó cắn. Mọi người đều học trường y nên khi phải nhận nhiệm vụ kiêm nghiệm luôn chăm sóc động vật thực nghiệm lúc đầu còn nhiều bỡ ngỡ.

Khoa mời các chuyên gia bên Học viện Nông nghiệp về tập huấn. Mọi người đều chăm chú lắng nghe thậm chí quay clip lại để xem kỹ. Để chăm sóc chúng cần hiểu được đặc tính của từng loài có lúc phải ôm ấp, nói chuyện, kết bạn với chúng. Có những con chó rất hung dữ không hợp tác thì mình không nên thuần phục chúng vội mà từ từ nếu cần thiết phải gây mê cho chó mới tiến hành lấy máu.

Lấy máu cho chó, chị Đào Thị Bích Hường – cử nhân điều dưỡng của khoa Y học thực nghiệm cho biết đây là việc tưởng dễ mà lại rất khó. Các chị lấy máu của chúng để đưa lên khoa xét nghiệm làm xét nghiệm tổng hợp. Con chó hung dữ, nữ điều dưỡng lại phải tiêm thuốc để những chú chó “tây tây” rồi nhẹ nhàng tìm mạch máu ở chân sau lấy máu.

Lấy mẫu xét nghiệm của động vật khó hơn người rất nhiều. Ngoài việc chúng không hợp tác thì máu của chúng rất nhanh đông. Nhiều khi chưa lấy đủ lượng máu xét nghiệm thì đã đông hết. Vì vậy, điều dưỡng lại phải tiếp tục ngồi lấy máu. Chị Hường kể có những lần lấy máu từ 9h sáng tới1h chiều mới xong vì cứ lấy được mẫu nào lại đông mẫu đó.

TS Cảnh cho biết để thực hiện ca ghép tử cung thực nghiệm trên chó, các bác sĩ phải lựa chọn cặp chó vào đưa vào phòng mổ tại khoa thực nghiệm. Phòng mổ cũng được trang bị đầy đủ từ máy siêu âm, xquang, máy tuần hoàn ngoài cơ thể, máy thở… tất cả những thiết bị phòng mổ cho người đều trang bị cho phòng mổ thực nghiệm.

Ghép tử cung trên chó, vì chu kỳ sinh lý nội tiết của chó 1 năm chỉ có 2, 3 lần nên các bác sĩ phải theo dõi vô cùng sát sao trong 1 thời gian dài.

Phẫu  thuật và nỗi lo tử vong

TS Cảnh cho biết cuộc mổ trên động vật khó hơn trên người rất nhiều. Ví dụ muốn thực hiện ca ghép gan trên lợn, phải tuân thủ các quy trình từ dinh dưỡng cho ăn, uống nước đến tắm rửa sạch sẽ, khử trùng đảm bảo vô trùng rồi đưa vào phòng mổ.

Khi tiến hành phẫu thuật cho động vật, khó nhất là tư thế nằm của động vật. Các loại động vật thay đổi tư thế ảnh hưởng cả tới tuần hoàn, hô hấp. Nhiều lần, các bác sĩ đặt nội khí quản cho lợn còn khó vì khí quản của lợn dài. Các bác sĩ cố định bốn chân vào bàn mổ và bộc lộ các mạch máu để đặt các ống, dịch truyền, chuẩn bị cho việc lấy tạng.

Mọi quy trình ghép đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ lấy tạng tới ghép nối các mạch máu. Các “bệnh nhân” đặc biệt này sau khi ghép tạng đều được theo dõi hồi sức sau mổ như tạng ghép đáp ứng như thế nào, có tự thở, tỉnh táo, nước tiểu nhiều, kiểm tra các chức năng khác.

Chị Thanh Xuân cho biết có những cuộc mổ thực nghiệm với sự tham gia của 30 – 50 người đều ở các chuyên khoa từ hồi sức, bác sĩ ngoại, bác sĩ thực nghiệm. Mỗi người đều thực hiện vai trò của mình.

{keywords}
Ca mổ ghép tử cung cho chó 

Có những ca mổ mọi người cũng thót tim khi “bệnh nhân” chết trên bàn mổ. Họ phải nhanh chóng đưa mẫu dự trù vào tiến hành mổ lại. TS Cảnh cho biết nguy cơ tử vong trên bàn mổ đều có thể xảy ra. Có những chú lợn vừa đặt lên bàn mổ, nằm sai tư thế đã ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ phải nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn nếu thất bại thì huỷ mẫu chuyển lợn khác lên tham gia thực nghiệm.

Khi mổ xong, công tác hậu phẫu cũng vô cùng quan trọng. Mọi người đều quan sát thật kỹ các chỉ số sinh tồn của vật mẫu tiêm kháng sinh, thay vết thương, vệ sinh thậm chí còn phải thiết kế “giường bệnh” đặc biệt vì tư thế của động vật 4 chân khác với người.

Chị Xuân kể có đêm trực, các điều dưỡng liên tục lại ngó xem chú lợn, chú chó như thế nào. Nếu có gì bất chắc phải báo cho bác sĩ phẫu thuật. Cuộc hậu phẫu cũng căng thẳng chẳng kém gì mổ trên người. Bác sĩ mổ đi kiểm tra thường xuyên, bác sĩ hồi sức theo dõi chỉ số hồi sức, điều dưỡng chăm sóc, quan sát mẫu.  

Chăm sóc cho động vật khác với người vì không biết chúng đau ở đâu, chúng không thể nói chuyện mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mình để chăm sóc chúng.

{keywords}
Lấy máu xét nghiệm cho mèo 

Có những chú chó rất khôn, chúng nhìn thấy bác sĩ phẫu thuật là quay mặt đi không hợp tác nhưng thấy điều dưỡng chăm sóc mình chu đáo chúng lại đưa mắt nhìn như muốn cảm ơn. Chỉ đến khi nào kết thúc quy trình thử nghiệm, mẫu được huỷ, cuộc thực nghiệm thành công thì mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.  

 Khánh Chi

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !