Những chiến sĩ áo trắng và sứ mệnh “cải tử hoàn sinh” trên cao nguyên đất đỏ

Vì yêu nghề, say nghề, muốn phục vụ bệnh nhân vùng sâu vùng xa, một nhóm bác sỹ chuyên khoa tim mạch tại 2 bệnh viện lớn ở Huế đã lên Đắk Lắk lập nghiệp, chấp nhận đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách.

Gần 1 năm làm việc, cống hiến trên vùng đất đỏ đầy nắng gió, chừng ấy con người đã cứu sống hơn 200 trường hợp bệnh nhân lâm vào cảnh “thập tử nhất sinh”.

Cứu sống hàng trăm bệnh nhân

Ngày 9/8/2016, Khoa cấp cứu và can thiệp tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk) được thành lập. Tại thời điểm đó, khoa có 4 bác sĩ, 8 điều dưỡng, 2 hộ lý và 12 giường bệnh.

Ngoài ra, khoa được trang bị một chiếc máy DSA (máy chụp số hóa xóa nền), 1 máy siêu âm tim, 3 máy Motoring, 1 máy sốc điện, 1 máy tạo nhịp tạm thời.

Nhờ máy móc hiện đại, cộng thêm trình độ chuyên môn cao và sự tận tâm với nghề, các y bác sĩ tại đây đã cứu sống hàng trăm bệnh nhân trong tình trạng “thập tử nhất sinh”, đưa họ từ cõi chết trở về.

Những chiến sĩ áo trắng và sứ mệnh “cải tử hoàn sinh” trên cao nguyên đất đỏ - ảnh 1

BS Nguyễn Thiện Ái, Trưởng khoa cấp cứu và can thiệp tim mạch đang nói về công dụng của chiếc máy DSA.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thiện Ái, Trưởng khoa Cấp cứu và can thiệp tim mạch tậm sự, từ khi thành lập đến nay, khoa đã tiếp nhận và điều trị hơn 500 ca bệnh. Trong đó, đã cứu sống hơn 200 trường hợp ở trong trạng thái nguy kịch vì nhồi máu cơ tim cấp.

Bác sĩ Ái phân tích: “Bệnh nhồi máu cơ tim cấp có tỉ lệ tử vong cao. Bởi vậy, nếu không được can thiệp, xử lý kịp thời thì rất nguy hiểm. Theo các nghiên cứu khoa học, thời gian xuất hiện các cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân cho đến lúc được bác sĩ chuyên khoa can thiệp, phải dưới 2 giờ là tốt nhất, đây được coi là “thời gian vàng” của người bệnh. Nếu để mất “thời gian vàng”, bệnh nhân sẽ khó qua khỏi cơn nguy kịch”.

Gần đây nhất, Khoa Cấp cứu và can thiệp tim mạch đã cứu sống cụ Trần Thị Trình (81 tuổi, ngụ thôn 2, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana). Bệnh nhân này nhập viện vào khoảng 9h ngày 17/2/2017 trong tình trạng lơ mơ, huyết áp thấp, nhịp tim yếu. Tuy nhiên, sau khi được các bác sĩ can thiệp, cụ Trình đã dần ổn định sức khỏe, nhịp tim trở lại bình thường.

Hiện tại, Khoa Cấp cứu và can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk có 26 nhân viên, trong đó có 6 bác sĩ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Ái, lực lượng nhân sự như vậy vẫn còn thiếu, chưa đủ để vận hành, khai thác và sử dụng hết những công dụng ưu việt của máy DSA.

“Để khai thác hết các công dụng của máy, cần phải có khoảng 10 bác sĩ chuyên khoa lành nghề. Nhằm khắc phục tình hình thiếu nhân sự, chúng tôi đã cố gắng để đào tạo nhân lực tại chỗ, đồng thời mời thêm chuyên gia trong ngành về hỗ trợ để phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất”, bác sĩ Ái trao đổi.

Nghề y không chỉ là trách nhiệm

Cũng theo lời bác sĩ Ái, vào tháng 5/2016, ông cùng ê-kíp 4 bác sĩ khác chuyên về khoa tim mạch tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y dược Huế rời quê lên Đắk Lắk công tác theo lời mời gọi của ông Doãn Hữu Long-Giám đốc Sở Y tế tỉnh này.

Những chiến sĩ áo trắng và sứ mệnh “cải tử hoàn sinh” trên cao nguyên đất đỏ - ảnh 2

Cụ Trần Thị Trình (81 tuổi, ngụ thôn 2, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana) vừa được cứu sống trong cơn thập tử nhất sinh.

Cả 5 bác sĩ trẻ chấp nhận sống xa quê vì đam mê công việc, vì muốn đem trí tuệ, tài năng và sự hiểu biết của mình cống hiến cho xã hội, cứu người gặp nạn chứ không phải vì mục đích nào khác.

“Nghe lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk bày tỏ tâm tư, thuyết phục và nói về những khó khăn của ngành y tế tỉnh nhà, đặc biệt là việc thiếu bác sĩ chuyên khoa tim mạch, chúng tôi quyết định dấn thân lên xứ lạ để làm việc.

Dù phải xa gia đình, đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng tôi cũng như các đồng nghiệp khác cảm thấy rất hạnh phúc vì đã giữ được mạng sống cho nhiều bệnh nhân trong thời gian công tác tại đây”, bác sĩ Ái chia sẻ.

Chia sẻ về việc thành lập Khoa cấp cứu và can thiệp tim mạch, ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, sau nhiều năm công tác trong ngành y tế, ông nhận thấy số lượng bệnh nhân về tim mạch có chiều hướng gia tăng. Trong đó, bệnh nhồi máu cơ tim cấp mang đặc thù riêng, khi bị bệnh mà chuyển đi xa thì khó qua khỏi vì mất đi “thời gian vàng”.

Trăn trở về điều này, ông đã quyết định tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tìm gặp những chuyên gia hàng đầu về khoa tim mạch để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình.

Sau một thời gian tìm hiểu, ông đã thuyết phục được ê-kíp của bác sĩ Ái từ Huế lên Đắk Lắk để công tác.

“Đi vào hoạt động chưa đầy 1 năm nhưng Khoa Cấp cứu và can thiệp tim mạch đã cứu sống hơn 200 trường hợp nguy kịch. Các bác sĩ tại đây làm việc không phải vì trách nhiệm mà vì họ say mê, vì thiên chức. Họ không kể ngày đêm, giờ giấc, cứ có bệnh nhân là gạt mọi chuyện qua một bên, tới phục vụ tận tình, chu đáo”, ông Long vui mừng chia sẻ.

Trần Nhân – Hải Dương

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !