Người mẹ bị chửi "ngu si" vì nuôi con bằng sữa bò: Xin các mẹ hãy "tỉnh" lại!

Ít sữa, không có sữa cho bé bú khiến nhiều bà mẹ rơi vào trầm cảm, tìm cách làm sao để kích sữa cho con và không ít bà mẹ vô tình rơi vào nhóm thần thánh sữa mẹ. Những bà mẹ ít sữa, không có sữa nuôi con, họ phải nuôi con bằng sữa bột thì có thể bị cả cộng đồng chửi.

Ảnh minh họa.

Bị mắng vì cho con ăn sữa bò

Chị Hoàng Thị Hoa, Đống Đa, Hà Nội tâm sự, chị sinh bé thứ nhất và thứ hai đều không có sữa vì có thể cơ địa chị ít sữa. Các con của chị đành ăn bột từ khi mới lọt lòng và các bé đều phát triển bình thường.

Tuy nhiên, lần thứ 3 sinh con, bé yếu hơn do bị giãn bể thận bẩm sinh, chị Hoa không có sữa nên lần mò với hội nuôi con bằng sữa mẹ để tìm cách xin sữa mẹ cho con. Những ngày đầu, chị Hoa được bạn thân ở Sơn Tây gửi sữa qua xe buýt xuống hàng ngày nhưng khoảng 2 tuần nay, bạn chị Hoa mổ ruột thừa nên không cho sữa được nữa. Chị vào các hội nuôi con bằng sữa mẹ và chị đã sốc khi có những người miệt thị phụ nữ không có sữa cho con ăn.

Chị chỉ "tàu ngầm" trong đó rồi âm thầm chấp nhận mình là bà mẹ “không xứng đáng làm mẹ” như người ta nói. Chị Hoa lại quay trở về với sữa công thức. Khi bé dùng sữa công thức chị thấy sự phát triển bình thường, tiêu hóa tốt nên không đi xin sữa mẹ nữa. Nhưng với chị Hoa, việc cuồng sữa mẹ và miệt thị những phụ nữ không có sữa như chị thật là một xu hướng “điên cuồng”.

Trên các trang mạng xã hội, nhiều bài viết tẩy chay sữa bò, nhưng lý do không rõ ràng, thiếu độ tin cậy. Điều lạ là, mỗi bài viết có hàng ngàn lượt like (thích), cá biệt có bài lên đến hơn 15.000 lượt like và gần 800 lượt chia sẻ, gần 500 lượt bình luận.

Lý do không nên uống sữa bò, theo các “anh hùng bàn phím” vì có nguy cơ mắc bệnh ung thư, kích thích dậy thì sớm, loãng xương…

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – TP.HCM, người sáng lập nhóm Bác sĩ yêu con nít cũng chia sẻ, mới đây anh khám cho con một người quen. Người quen của anh sau hai năm không gặp nên được cơ hội tâm sự nhiều hơn. Khi đến khám, cháu bé 6 tháng tuổi nhưng chỉ vẻn vẹn 4.5kg cân nặng (lúc sinh 3kg).

Khi bác sĩ hỏi tại sao không bắt đầu ăn dặm và bổ sung sữa công thức cho con để con phát triển chiều cao cân nặng. Người mẹ tội nghiệp chỉ cúi mặt với đôi mắt rất buồn.

6 tháng trước, khi sinh con xong, bà mẹ này nhiễm trùng vết mổ và rất ít sữa. Chị lên facebook và đọc tham gia vào các hội nhóm "điên cuồng" tìm cách có lại sữa cho con. Khi con uống sữa công thức được 1 tháng thì chị vẫn rất ít sữa, các bác sĩ khuyên chị kiên trì nhưng chị rất mệt mỏi trong con đường tìm sữa mẹ.

“Vấn đề chẳng có gì nghiêm trọng cho đến khi chị post lên hỏi tình hình, họ xúc phạm chị khi chị lấy sữa bò nuôi con, nói rằng đứa bé con chị không có phúc phận được tận hưởng sữa mẹ, người mẹ "ngu si tin Tây Y". Có người còn có lòng tốt cho sữa chị nhưng chị xin 10 bịch về nếm trước thì quá tanh, chị ói liên tục nên không dám cho bé bú.” – bác sĩ Sang cho biết.

Sau đó, bà mẹ này bỏ cả chục triệu nào là tiền mua sách, tiền mua đồ kích sữa, thuốc "bổ" lấy lại sữa sau 1 tuần...Chị không cho bé đi khám dinh dưỡng dù bé rất chậm tăng cân. Bà mẹ này vẫn tin sữa mẹ là tốt nhất.

Theo bác sĩ Sang, sữa mẹ dù tốt nhưng sau 6 tháng tuổi, lượng dinh dưỡng trong đó không đủ tiếp tục nuôi con tăng cân, tăng chiều cao... nên phải bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách ăn dặm đầy đủ các nhóm chất (Protein - Đường - Mỡ). Bé nặng 3kg bú 10-12 lần/ngày thì 6 kg bú 24 lần rồi 9kg bú 36 lần/ngày. Lúc này, các mẹ cần bắt đầu cho con ăn dặm và bổ sung thêm nguồn thực phẩm bên ngoài cho con.

Nhiều người "thần thánh sữa mẹ" tẩy chay sữa bò, khi không đủ thì làm sữa hạt cho con nhưng tất cả điều này đều không có tác dụng bởi vì trẻ vẫn cần đủ chất để phát triển. Không những thế, trong hạt đậu nành có chứa tiền estrogen. Đây là yếu tố thúc đẩy dậy thì sớm. Ngoài sữa, trẻ cần ăn đa dạng các thực phẩm rau củ, thịt cá.

Bác sĩ Sang cho rằng, đừng thần thánh tác dụng của sữa mẹ nhiều quá dù ai cũng biết nó tốt nhưng vẫn cần cân nhắc cho phù hợp.

K. Chi

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !