Người lớn bất cẩn, trẻ ngã vào chậu nước sôi bỏng nặng

Trong lúc tắm cho trẻ, người lớn bất cẩn đổ nước sôi vào chậu trước khi đổ nước lạnh, trẻ hiếu động đã ngã vào chậu nước gây bỏng nhiều chỗ trên cơ thể.

{keywords}
Bé gái bị bỏng nặng sau khi ngã vào chậu nước sôi 

Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh vừa tiếp nhận một bé gái bị bỏng nước sôi, trợt da trên diện rộng của cơ thể. Gia đình trẻ cho biết, do sự bất cẩn của người lớn khi lấy nước tắm cho trẻ đã đổ nước sôi vào chậu trước khi đổ nước lạnh, trẻ hiếu động đã ngã vào chậu nước gây bỏng nhiều chỗ trên cơ thể.

Bệnh nhi được chẩn đoán bỏng độ II ở các vị trí: lưng, cánh cẳng tay hai bên, đùi hai bên, hai bên mông và vùng sinh dục... Diện tích bỏng khoảng 12% cơ thể.

BS Hoàng Văn Quỳnh, Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết: Có nhiều tác nhân gây bỏng cho trẻ nhỏ, thường gặp nhất là bỏng do nước sôi.

Tổn thương bỏng rất đa dạng ở nhiều vị trí như: chân, lưng, cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhi... để lại những di chứng nặng nề.

Ngoài ra các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản sau này của trẻ. Đặc biệt, các ca bỏng nặng thường phải điều trị lâu dài và tốn rất nhiều chi phí.

Đáng lưu ý, các bác sĩ cũng khuyến cáo khi trẻ bị bỏng cần được sơ cứu đúng cách tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.  Cụ thể, theo BS Nguyễn Thống, nguyên trưởng Khoa Bỏng, BV Xanh Pôn những sai lầm khi bị bỏng mà rất nhiều người mắc phải. Đầu tiên phải kể đến thói quen bôi kem đánh răng, mỡ trăn hay dội nước đá lên vết bỏng là hoàn toàn sai lầm. Những cách như vậy không giúp cấp cứu bỏng nhiệt hiệu quả mà còn làm tình trạng nặng hơn.

Ngoài ra nhiều người khi bị bỏng lại chườm đá, lấy nước đá lạnh dội vào một phần cơ thể khi bị bỏng. BS Nguyễn Thống cho rằng“đây là việc làm vô cùng nguy hiểm”. Lý do vì nhiệt độ của nước đá thấp hơn nhiệt độ của cơ thể rất nhiều. Thậm chí, nếu bỏ nhiều đá trong nước có thể xuống gần 0 độ C. Trong khi đó, tại chỗ bị bỏng nhiệt độ có thể lên đến 45 đến 50 độ C. Nếu dùng nước đá để hạ nhiệt độ nhanh sẽ làm tình trạng tổn thương bỏng nặng hơn.

Một sai lầm khác nhiều người mắc phải cũng được BS Thống chỉ ra đó là việc chọc vỡ, bóc vết bỏng; dùng tinh dầu (dầu dừa và dầu oliu) để chữa bỏng. Tuy nhiên, theo BS Thống dầu giữ nhiệt, ngăn không cho sức nóng từ vết bỏng thoát ra. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vì giữ nhiệt có thể khiến vết bỏng nặng thêm.

Trong khi đó, một số một số người dùng lòng trắng trứng sống bôi lên vết bỏng sẽ giúp dịu đau. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy trứng sống giúp ích cho vết bỏng. Trên thực tế, có nhiều khả năng là trứng sẽ giúp vi khuẩn lây lan vào vết bỏng.

“Trong tất các phương pháp trị bỏng dân gian, chữa bằng lòng trắng trứng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất. Bởi loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn, đã có bệnh nhân bị biến chứng vì dùng lòng trắng trứng chữa bỏng”, BS Nguyễn Thống nhấn mạnh.

Trẻ nhỏ vốn hiếu động, do đó, để phòng ngừa, BS Văn Quỳnh, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh khuyến cáo cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, cần để phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.

Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Do đó, đối với các loại bỏng nói chung, BS Nguyễn Thống khuyên đầu tiên cần cách ly nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng. Biện pháp duy nhất để hạ nhiệt độ là dội nước sạch với nhiệt độ bình thường lên vùng tổn thương từ 15 đến 20 phút. Sau đó băng vết thương lại và đến cơ sở y tế đánh giá mức độ tổn thương.

Thông thường, nếu không tiếp xúc với độ nóng quá cao và thời gian tiếp xúc ngắn, vết bỏng sẽ chỉ hơi đỏ và rát, phần da bỏng không đổi màu thành trắng hoặc đen, không có nốt phỏng nước và sẽ khỏi sau 2-3 ngày mà không để lại sẹo.

Tuy nhiên, nếu vết bỏng bị tổn thương, quan sát phần da bị bỏng đổi màu, xuất hiện nốt phỏng nước cỡ lớn, trẻ cảm thấy đau nhức hoặc vùng bị bỏng là da mặt hoặc bộ phận sinh dục thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám để được điều trị ngay lập tức. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết thương.

Để phòng tránh những tai nạn bỏng đáng tiếc xảy ra với trẻ các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ, người trông trẻ cần thường xuyên để mắt đến trẻ. Với các vật dụng nóng, các chất dễ cháy, các chất dễ phát sinh lửa, đồ điện cần để ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ nhỏ; kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng. Riêng đối với trẻ em đã nhận thức được, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng. Khi trẻ không may bị bỏng, đặc biệt đối với các tổn thương trên diện rộng, vết thương sâu, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

N. Huyền 

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !