Người lao động nước ngoài sẽ bắt buộc phải tham gia BHXH

Ngày 23/5, tại Hải Phòng, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến tham gia Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài.
Người lao động nước ngoài sẽ bắt buộc phải tham gia BHXH - ảnh 1

Đại diện BHXH Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, việc xây dựng Nghị định về thực hiện BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng; phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài đã được quy định cụ thể trong Luật BHXH 2014 nhằm đảm bảo bình đẳng, an sinh cho NLĐ nước ngoài tại Việt Nam; cũng như làm căn cứ trong các thoả thuận song phương, đa phương để quyền lợi, chế độ BHXH của NLĐ tại các nước được thực hiện thống nhất, tương đồng.

“Tuy nhiên, việc xây dựng Nghị định này đang gặp nhiều vướng mắc như việc thống nhất mức đóng, mức hưởng chế độ BHXH giữa các nước; liên thông dữ liệu giữa các quốc gia; việc chuyển đổi tiền tệ; quy định về thuế… Do đó, thông qua Hội thảo, Tổ soạn thảo rất mong lắng nghe ý kiến đóng góp, phản biện từ các đơn vị quản lý, đơn vị thực hiện, doanh nghiệp, NLĐ để hoàn thiện Nghị định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”- Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu chia sẻ.

Ông Trần Hải Nam - Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong xu thế hội nhập, lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang tăng nhanh; từ 12.602 lao động nước ngoài năm 2004 đến nay con số này đã gần 84.000 người, hầu hết là NLĐ có trình độ, tay nghề cao; được cấp phép lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cần thiết.

Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ”. Do đó, dự thảo Nghị định do Bộ LĐ-TB&XH soạn thảo, đề xuất đối tượng là NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc sẽ được thực hiện với cả 5 chế độ là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Đóng góp vào dự thảo, ông Hiroshi KaraShima - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, cần làm rõ đối tượng lao động được áp dụng của Nghị định này cùng những đối tượng được loại trừ tham gia BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị định này thì Việt Nam cần có những hiệp định song phương về chính sách BHXH với các quốc gia khác để NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải đóng BHXH 2 lần ở cả 2 nước…

Theo ý kiến của nhiều đại diện các doanh nghiệp tại Hội thảo, hầu hết NLĐ nước ngoài đều mong muốn được tham gia BHXH, tuy nhiên do đặc thù công việc ngắn hạn, theo các dự án, NLĐ nước ngoài chỉ mong muốn được tham gia các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, sau khi hết hợp đồng họ phải về nước ngay lập tức nên việc giải quyết chế độ BHXH có được kịp thời hay không và họ có được chọn đồng tiền theo mong muốn không?. Mặt khác, trong dự thảo Nghị định còn nhiều từ ngữ có nhiều cách hiểu, khiến các doanh nghiệp khó giải thích NLĐ…

Ông Phạm Thanh Du - Phó Vụ trưởng Vụ Tài Chính kế toán (BHXH Việt Nam) cho rằng: Việc thực hiện BHXH bắt buộc với NLĐ là công dân nước ngoài có thể phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong chi trả, ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ, giấy tờ bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH cũng như các cơ quan chức năng cần đầu tư nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông dữ liệu với các nước…

Còn ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ - TB&XH nhận định, việc thực hiện BHXH bắt buộc với NLĐ nước ngoài là một xu thế chung, đòi hỏi từ thực tế, tuy nhiên việc thực hiện sẽ không hề dễ dàng. Để làm được việc này, điều kiện cần là quy định luật pháp của quốc gia. Điều này đã được quy định cụ thể trong Luật BHXH của nước ta. Còn điều kiện đủ là phải có những hiệp định song phương về BHXH giữa nước ta và nước sở tại NLĐ, để có thể quy đổi, thực hiện chính sách BHXH một cách liên thông, tương đồng, bình đẳng. Đây là vấn đề tốn nhiều thời gian và công sức; nếu không làm được thì bản thân NLĐ sẽ không mặn mà tuân thủ và việc thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Đồng quan điểm, theo ông Liệu, dự thảo Nghị định cần xây dựng lại theo kiểu hiệp định song phương về BHXH giữa Việt Nam và các nước, trên cơ sở có đi có lại, bảo vệ quyền lợi NLĐ của cả 2 nước. NLĐ phải được đóng hưởng mức lương ở nước sở tại; đảm bảo tính tương đồng về mức đóng, tỷ lệ hưởng, cộng nối thời gian công tác… Đồng thời, dự thảo Nghị định cũng phải tính đến vấn đề pháp luật thuế, bảo vệ quyền con người, toàn diện hơn nữa.

Ph. Thúy

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !