Người dân đổ xô uống vitamin C phòng virus corona là sai lầm

Bác sĩ khẳng định, việc người dân đổ xô mua vitamin C về uống để phòng ngừa virus corona (nCoV) là quan niệm hết sức sai lầm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19), rất nhiều người dân đổ xô đi mua vitamin C về để tự bổ sung vì cho rằng đây là “bảo bối” để tăng cường sức đề kháng, giúp ngăn ngừa dịch bệnh.

Tuy nhiên BS Lại Thanh Hà, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Thanh Nhàn, Hà Nội khẳng định, đây là quan niệm hết sức sai lầm, việc tùy tiện sử dụng rất nguy hiểm.

Theo BS Hà, dù vitamin C là thuốc bổ nhưng việc bổ sung vẫn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Uống quá liều vitamin C gây nguy cơ tạo sỏi thận khá cao. Thậm chí, khi cơ thể thừa vitamin C, có thể gây ra hội chứng chảy máu, rối loạn tiêu hóa.

Người dân không nên coi vitamin C là "bảo bối" để ngăn ngừa virus corona mới

“Vitamin C không giúp phòng ngừa được 100% bệnh do virus corona (nCoV) gây ra. Việc có lây nhiễm bệnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đề kháng của cơ thể. Không phải dùng vitamin C là sẽ không bị nhiễm bệnh”, BS Hà khuyến cáo.

BS Hà lưu ý thêm, hiện trên mạng cũng bán rất nhiều thực phẩm chức năng được quảng cáo giúp ngăn ngừa, chống lại Covid-19. Tuy nhiên, đây là chủng virus mới vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu, chưa có bằng chứng cho thấy uống bổ sung thực phẩm chức năng có thể ngăn được bệnh. Do đó, người dân không nên sử dụng các sản phẩm chưa được chứng minh tác dụng, dẫn tới "tiền mất tật mang".

WHO cũng khuyến cáo, đến nay chưa có loại thuốc nào để điều trị, ngăn ngừa virus corona mới. Các biện pháp như uống vitamin C, uống trà thảo dược, đeo nhiều lớp khẩu trang, dùng kháng sinh… đều không được khuyến cáo vì không có tác dụng ngăn ngừa, thậm chí có thể gây hại.

BS Hà khuyến cáo, để phòng bệnh, cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực hành chế biến thực phẩm an toàn, ăn thức ăn chín, tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ho. Khi có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay lập tức.

Đồng thời, hàng ngày cần nâng cao thể trạng bằng ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, chú ý bổ sung vitamin C từ nguồn thức ăn đưa vào.

Trong chế độ ăn hàng ngày, nhất là trong rau xanh và hoa quả cũng đã có thể cung cấp đủ vitamin C. Chẳng hạn, trong 100 g rau ngót có 185 mg vitamin C, 100 g bưởi có 70 mg vitamin C.

Khi sử dụng vitamin C, bác sĩ sẽ cân đối lại chế độ ăn để sử dụng thuốc đúng liều lượng.

Người dân cũng cần uống đủ nước và ngủ sớm, ngủ đủ giấc để giữ sức khỏe trong mùa dịch.

Thúy Hạnh

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !