Nạn nhân tử vong sau khi làm đẹp tại BV Thẩm mỹ Kangnam: Chuyện gì đã xảy ra?

Báo cáo của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam gửi Sở Y tế TP.HCM đã nêu rõ toàn bộ quy trình từ khi tiếp nhận khách hàng, thực hiện phẫu thuật, đến thời điểm nạn nhân gặp biến chứng phải đưa đi cấp cứu ngày 11/10 vừa qua.

Ngày 11/10:

8h6 phút: Bệnh nhân C.T.L. (sinh năm 1960, địa chỉ phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM) vào viện với lý do bị lão hóa da mặt, không tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày mong muốn được căng da mặt để tự tin hơn trong cuộc sống.

Trước đây, bệnh nhân từng bơm silicone hai bên má nhưng không rõ thời gian thực hiện. Tiền sử gia đình không phát hiện bất thường, bệnh nhân khỏe mạnh.

Thăm khám lâm sàng tổng trạng kết luận bệnh nhân tỉnh táo, da niêm mạc hồng, tuyến giáp không sờ thấy, hạch ngoại vi không sờ chạm, cân nặng 59 kg, mạch 78 lần/phút, nhiệt độ 37 độ C, huyết áp 110/70 mmHg, nhịp thở 20 lần/phút. Vùng da mặt hai bên bị lão hóa. Tuần hoàn T1, T2 đều rõ, 78 lần/phút. Hô hấp rì rào phế nang êm dịu, phổi không ran, nhịp thở 20 lần/phút.

Một trong các trụ sở của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam.

13h30: Bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ.

14-17h30: Tiến hành phẫu thuật:

Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê nội khí quản, sát khuẩn vùng mặt, cổ bằng Povidin và gây tê bằng 100 ml dung dịch Lidocain, Adrenalin và Natri Clorua vào vùng tai hai bên, tê hai bên má, vùng cằm và sau tai, vùng chân tóc theo đường mổ.

Sau khi chờ ngấm tê khoảng 20 phút, các bác sĩ tiến hành căng da mặt. Sau khi rạch da theo đường chân tóc, bác sĩ bốc tách vào lớp trên cân cơ vùng cổ, cằm và sau tai. Thấy có một ít silicone ở vùng má hai bên, bác sĩ lấy silicone ra ngoài. Cầm máu kỹ.

Sau khi thu gọn cân cơ bằng chỉ PDs 2.0, bệnh nhân được cắt da thừa, đặt dẫn lưu hai bên, khâu dính da bằng chỉ PDS 4.0, khâu phục hồi vết thương bằng Dafilon 6.0. Bác sĩ tiến hành băng ép, thoát mê và kết thúc cuộc mổ an toàn.

17h30: Bệnh nhân được rút nội khí quản. Bệnh nhân lơ mơ, tự thở, hỏi và trả lời đúng.

18h: Bệnh nhân tỉnh, tự thở tốt. Mạch, huyết áp và nước tiểu ổn định. Sau mổ, bệnh nhân được bơm tiêm điện, theo dõi sát sinh hiệu và chăm sóc cấp 1.

Các loại thuốc sử dụng sau mổ: Lactat Ringer 1.000 ml + Glucose 5% 500 ml truyền tĩnh mạch XL giọt/phút; Sufentanyl 50 mcg pha đủ 50 ml dịch truyền dùng bơm tiêm điện 3 ml/h từ 19h; Nefopa 20 mg/ống pha dịch truyền; Nexium 40 mg 1 lọ tiêm tĩnh mạch chậm thực hiện lúc 19h; Maxsetron 8 mg 1 ống tiêm tĩnh mạch chậm thực hiện lúc 19h.

Hình ảnh quảng cáo về dịch vụ căng da mặt trên Website của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam.

21h: Bệnh nhân đột ngột khó thở, khàn tiếng, phù môi, tím tái, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp 60/40 mmHg. Bác sĩ tiến hành hồi sức tích cực, ngưng các thuốc đang dùng. Chẩn đoán sơ bộ: Theo dõi sốc phản vệ sau phẫu thuật căng da mặt.

21h2 phút: Tình trạng bệnh nhân không cải thiện, mạch nhẹ, huyết áp 60/20 mmHg, Sp02 70%. 

21h4 phút: Bệnh nhân đang thở máy, mạch nhẹ, huyết áp 40/00 mmHg.

21h10 phút: ECG trên monitor xuất hiện nhịp nhanh trên thất. Bệnh viện gọi Trung tâm cấp cứu 115 hỗ trợ.

21h20 phút: Trung tâm Cấp cứu 115 có mặt hội chẩn và thống nhất phối hợp chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Nhân dân 115 điều trị tiếp.

21h35: Bệnh nhân rời khỏi Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam trong tình trạng thở máy, huyết áp 130/100 mmHg. Chẩn đoán cuối cùng suy hô hấp chưa rõ nguyên nhân, theo dõi sốc phản vệ.

Báo cáo của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam khẳng định sau khi được hồi sức tích cực theo đúng quy trình, bệnh nhân tương đối ổn định, các chỉ số sinh tồn đủ điều kiện chuyển tuyến điều trị.

Ngày 12/10, bệnh nhân được chạy ECMO tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tối 14/10, do tình trạng quá nặng, bệnh nhân không qua khỏi và đã tử vong. 

Trong một diễn biến liên quan, ngày 16/10, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa đã ký văn bản yêu cầu Sở Y tế TPHCM khẩn trương kiểm tra xác minh làm rõ thông tin một phụ nữ tử vong sau khi thực hiện thẩm mỹ căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (84A, Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3, TPHCM).

Nội dung công văn yêu cầu Sở Y tế TPHCM xử lý vi phạm đối với người hành nghề và Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (nếu có) theo quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ.

Mai Anh

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !