Mỹ cảnh báo “thần dược” chữa ung thư

Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cảnh cáo 14 công ty đã “bán bất hợp pháp trên 65 sản phẩm được quảng cáo có khả năng phòng chống, chẩn đoán và chữa ung thư”.

“Sự lừa dối tàn nhẫn” là cụm từ FDA gọi những công ty quảng cáo rằng sản phẩm của họ sẽ chữa khỏi căn bệnh ung thư.

Ông Jason Humber, chuyên viên FDA, chia sẻ với CNN rằng “trách nhiệm của FDA là giám sát độ an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, nhất là những dược phẩm dùng để điều trị bệnh ung thư. Liệu trình chữa trị ung thư luôn cần sự giám sát của bác sỹ chuyên khoa”.

Những công ty bị FDA cảnh báo phải có phản hồi sớm và thông báo về việc lựa chọn rút sản phẩm đó ra khỏi thị trường, hoặc thay đổi nhãn mác để phù hợp với quy định và luật pháp. FDA cho biết thêm, nếu như các bên không hợp tác, cơ quan này phải sử dụng đến biện pháp pháp lý, bao gồm thu giữ sản phẩm, ban hành lệnh cấm hoặc truy tố hình sự.

Mỹ cảnh báo “thần dược” chữa ung thư - ảnh 1
Một số sản phẩm bị FDA cảnh báo là quảng cáo sai sự thật về công dụng chữa ung thư. (Nguồn: FDA)

Những sản phẩm “thần dược”

Các loại thuốc nằm trong danh sách bị cảnh báo bao gồm thuốc viên, kem bôi, thuốc mỡ, dầu bôi, thuốc dạng nước và các loại trà. Hầu hết các sản phẩm này đều rất phổ biến và thường được bán trên mạng, nhất là trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram.

Tên những công ty đưa thông tin không rõ ràng và các sản phẩm không đúng tiêu chuẩn đều được đăng tải trên trang web chính thức của FDA.

Một số công ty đã có phản hồi như Amazing Soup Sop cam kết sẽ xử lý vụ việc trong thời gian sớm nhất. Trang bán dược phẩm trực tuyến DoctorVicks.com cũng tuyên bố đang sử đổi lại mục miêu tả sản phẩm. Công ty dược AIE đã trả lời công văn của FDA, nêu rõ các sửa đổi và các dòng sản phẩm đã bị loại bỏ bao gồm cả trang xã hội Facebook.

Ông Owen Fonorow, người sáng lập Tập đoàn dược Vitamin C nói rằng “đây không phải lần đầu tiên FDA cáo buộc sản phẩm vitamin C như một dược phẩm bất hợp pháp. Theo ý kiến cá nhân tôi, những cáo buộc này của chính phủ có ít hoặc không liên quan tới lợi ích công hoặc sức khoẻ cộng đồng”.   

Công ty Nature’s Treasure từ chối phát biểu, và còn nhiều công ty khác vẫn chưa có phản hồi.

Mỹ cảnh báo “thần dược” chữa ung thư - ảnh 2
Trụ sở FDA ở Silver Spring, bang Maryland. (Nguồn: The Security Ledger)

Ông Douglas W.Stearn, Trưởng phòng Thực thi và Xuất nhập khẩu của FDA nói rằng: “Người tiêu dùng không nên sử dụng những sản phẩm chưa được kiểm định vì không đảm bảo và có thể cản trở bệnh nhân trong quá trình khám bệnh và điều trị ung thư”. Ông cũng khuyên người tiêu dùng nên cảnh giác cao hơn và khuyến khích tới các cơ sở y tế chuyên nghiệp để khám chữa bệnh.

Người tiêu dùng nên cảnh giác thế nào?

Ông Humber chia sẻ rằng, việc đầu tiên người tiêu dùng nên làm khi được quảng cáo một sản phẩm có khả năng chữa bệnh ung thư một cách tự nhiên, là kiểm tra xem sản phẩm đó đã được chứng nhận bởi FDA chưa. Bởi vì chỉ có sản phẩm được kiểm chứng bởi FDA mới có thể tin tưởng được về độ trung thực của sản phẩm.

Mặc dù mỗi một sản phẩm đều đưa ra những “lời có cánh” khác nhau, nhưng đặc biệt những sản phẩm quảng cáo chữa bệnh ung thư sẽ có một dạng từ khoá nhất định, thường là “Phương thức kỳ diệu loại bỏ các tế bào ung thư và khối u, “Làm tiêu các khối u ác tính”…

Mỹ cảnh báo “thần dược” chữa ung thư - ảnh 3
FDA đề nghị người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm đã được cơ quan này kiểm định. (Nguồn: Medical News Today)

Ông Humbert cho biết: "Vấn đề mấu chốt là các sản phẩm này không được kiểm định, và một số thành phần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng hoặc phản ứng với các loại thuốc mà họ đang dùng. Chúng không thể thay thế cho việc điều trị bệnh. Sử dụng các sản phẩm này không chỉ nguy hiểm tới sức khoẻ của người tiêu dùng mà còn lãng phí tiền bạc và thời gian của họ".

Nicole Kornspan, chuyên viên bảo vệ người tiêu dùng của FDA, giải thích rằng: “Bất cứ ai có căn bệnh ung thư hoặc có người thân mắc bệnh này đều hiểu được sự tuyệt vọng và nỗi sợ hãi của nó. Chính từ sự tuyệt vọng đó mà nhiều người bất chấp tất cả, mọi phương pháp để có thể chữa khỏi căn bệnh này”.

Theo Thế giới và Việt Nam/CNN

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !