Mặt trái du học: “Du” nhiều… “học” ít

Vài năm trước đây, du học chỉ dành cho những người có năng lực học tập thật xuất sắc. Bây giờ câu chuyện này trở nên đơn giản hơn, bởi chỉ cần có nhiều tiền là có thể xuất ngoại du học.

Mặt trái du học: “Du” nhiều… “học” ít

Tuy nhiên, việc đi du học có phải vì mục đích nâng cao trình độ, mở mang kiến thức, tiếp thu nền giáo dục phát triển hay còn có những nguyên nhân khác.

Mặt trái du học: “Du” nhiều… “học” ít

Học sinh, sinh viên tìm thông tin du học tại các triển lãm du học - Ảnh minh họa: M.T

Du học để đi chơi

Sinh ra trong một gia đình giàu có, chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng ở Q.Thủ Đức, N.T.T.L., (cựu du học sinh Anh) từ lớp 1-12 không phải lo lắng nhiều đến chuyện học hành, thi cử. Nhiệm vụ của L., là hằng ngày cắp sách đến trường đều đặn, còn chuyện điểm số, lên lớp sẽ được bố mẹ L., dùng tiền để mua “thầy, cô giáo”. Bố mẹ L., có quan niệm học tại Việt Nam chỉ tốn thời gian vô ích vì thế họ cứ mặc L., học thế nào cũng được.

Sau khi L., có được tấm bằng tốt nghiệp, bố mẹ L., liền bắt con chọn ngay một nước để đi du học. Do không thiết tha với việc học nên khi nghe chuẩn bị đi du học nước ngoài, L., cũng chẳng buồn quan tâm tới, cứ ung dung đi chơi, du lịch… còn bố mẹ thì phải ngược xuôi làm các thủ tục xin visa, học bạ… để hoàn thành hồ sơ du học cho con. Sau 3 tháng vất vả, cuối cùng bố mẹ L., cũng thực hiện xong mục tiêu đưa con đi du học của mình.

Không bị gia đình quản lý, lại được bố mẹ thoải mái trong việc gửi tiền chi tiêu hàng tháng. Nên chỉ sau thời gian ngắn học tập tại Anh, L., bắt đầu làm quen với nhiều người bạn ngoại quốc chỉ biết ăn chơi. Thông qua các người bạn này, L., dần quen mặt tại nhiều điểm ăn chơi dành cho du học sinh tại đây. Cả tuần, L., chỉ lên giảng đường 1, 2 lần, còn lại là dành thời gian để ăn chơi, nhảy múa và đến vũ trường.

Sau 6 tháng, số tiền bố mẹ gửi đóng học phí học kỳ 1 đã bị L., “nướng” sạch cho các cuộc chơi “thâu đêm suốt sáng”. Kết thúc năm học thứ 1, bố mẹ L., “tá hỏa” khi nhận được thông báo của hiệu trưởng rằng: “Sinh viên N.T.T.L., đã bị đuổi học do không đóng học phí và nghỉ học quá thời gian quy định”. Quá tức giận, bố mẹ L., tức tốc triệu hồi cô con gái “cưng” về ngay Việt Nam. Từ sân bay thấy con tóc đỏ, tóc vàng, đeo khuyên khắp người, ăn nói thì xấc xược… bố mẹ L., mới lờ mờ nhận ra cách giáo dục, quản lý con cái của mình quá tiêu cực, khiến con ngày càng hư hỏng.

Đang là sinh viên năm 1 của một trường đại học tại TP.HCM, H.T.D., lúc đầu chưa có ý định đi du học vì nhận thấy lực học của mình chỉ ở mức trung bình khá, sợ đi du học sẽ chẳng được gì. Một thời gian sau, thấy việc học ở Việt Nam ngày càng bế tắc do D., thường xuyên bỏ học, nợ môn. Để giải quyết tình thế, D., đã tìm cách gợi ý với bố mẹ cho đi du học đại học tại Mỹ để học hỏi và trau dồi thêm chuyên môn. Vui mừng vì cậu con trai “độc nhất” muốn đi du học để xây dựng tương lai. Không để chậm trễ, bố mẹ D., liền chạy vạy khắp nơi vay mượn cho đủ số tiền để chứng mình tài chính với lãnh sự quán và phần kinh phí để con ăn ở, sinh hoạt, đóng học phí tại Mỹ trong năm học đầu tiên.

Tuy nhiên, qua Mỹ chưa đầy 1 năm, bố mẹ, bạn bè, họ hàng đã thấy D., khăn gói về Việt Nam. Bố mẹ gặng hỏi mãi, thì D., trả lời qua loa rằng mình đang trong kỳ nghỉ hè 1 năm. Tuy nhiên, bố mẹ D. nhận ra điều không bình thường nên cất công nhờ người quen tại Mỹ tìm hiểu thông tin về việc học của con. Sau khi nhận điện thoại từ người quen bên Mỹ, bố mẹ D., mới té ngửa khi biết con sang Mỹ vì quá “khớp” trước cảnh nghe giảng toàn bằng tiếng Anh, sốc văn hóa phương Tây, khí hậu, tình hình chính trị phức tạp… nên khiến D., “đổ đốn” hết chơi bời, lại tụ tập quậy phá. Số tiền bố mẹ gửi để đóng học phí, mua sách vở, tiền chi tiêu một tháng đã bị D., tiêu sạch không còn một đồng, ngay cả tiền mua vé máy bay về Việt Nam cũng phải cầu viện bố mẹ mua cho.

Mặt trái du học: “Du” nhiều… “học” ít

Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ và định hướng mục tiêu trước khi cho con du học - Ảnh minh họa: M.T

… “Đứt gánh giữa đường”

Chuẩn bị lên lớp 12, L.A.T., (Biên Hòa, Đồng Nai), được bố mẹ đưa ra chỉ thị, tốt nghiệp 12 sẽ đi du học, thích đi nước nào thì đi. Theo lời mẹ của T., thì phải đi để tiếp thu nền giáo dục tiên tiến của nước ngoài, đi để họ hàng, bạn bè không chê cười “con nhà này” không thể đi du học. Vì thế, ngoài việc đi học văn hóa chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp, T., còn phải tranh thủ tìm kiếm thông tin về các ngành học, trường, quốc gia và chuẩn bị vốn tiếng Anh thật tốt chờ đến ngày đi du học.

Nhận thấy những hạn chế của bản thân về trình độ ngoại ngữ, khả năng tiếp thu bài…, sau khi tốt nghiệp 12, T., chọn cho mình một ngành học tương đối nhẹ nhàng tại một trường đại học vừa tầm ở Hà Lan. Tuy nhiên, ngay tuần đầu tiên đi học, T., đã phải lãnh quả đắng đầu tiên khi trình độ tiếng Anh của mình quá kém, không thể nghe giảng viên giảng bài được. Khi bước vào tuần học thứ hai, T., lại phải khổ sở vì lượng kiến thức các môn học ở đây quá nặng, T., không thể nào tiếp thu nổi.

Trước sức ép phải đem tấm bằng ngoại về cho gia đình, khiến T., ngày càng hoang mang vì không biết phải làm sao. Tâm lý chán nản, không thiết tha việc học, T., ngày càng lún sâu vào ăn chơi, bỏ bê việc học, yêu đương nhăn nhít. Gia đình ở quê cứ đều đặn gửi tiền chi tiêu cá nhân hàng tháng, được “bơm sức” thường xuyên nên T., cứ mặc sức chơi chờ đến ngày bị đuổi học về nước. Đúng như dự tính của T., kết thúc năm thứ 2 thì nhận được quyết định buộc thôi học của nhà trường. Không thể gia hạn visa lâu hơn nữa, T., đành trở về nước trong sự “tức giận” của bố mẹ.

Lúc học đại học tại Việt Nam, P.M.A., là một sinh viên năng nổ, có thành tích học tập xuất sắc và thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội. Bạn bè ai cũng khẳng định, A., sẽ có một tương lai tươi sáng nếu cứ giữ vững “phong độ” ấy. Tuy nhiên, một bước ngoặc lớn đã xảy ra khi A., giành được một suất học bổng bán phần du học tại Melbourne, Úc. Lúc này, A., phải lựa chọn, một là bỏ dở chương trình học tại Việt Nam để đi du học, hai là tiếp tục học và chờ cơ hội khác. Sau khi tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè và lời động viên của bố mẹ với gợi ý sẽ hỗ trợ 50% phần học phí còn lại để A., yên tâm đi du học.

Hai năm đầu học ngành thương mại tại Úc, mọi chuyện diễn ra rất tốt đẹp khi A., vừa chịu khó học tập lại có người thân bên Úc hỗ trợ. Thế nhưng đến đầu năm học thứ ba thì suy nghĩ trong A., đột ngột thay đổi. Nhận thấy nhiều du học sinh Việt Nam bỏ học đi buôn, kiếm được rất nhiều tiền, A., bỏ bê việc học, kiếm tiền hùn với vài người bạn nhập lậu hàng hóa ở Úc về Việt Nam bán thu lợi nhuận chênh lệch.

Đi đêm ắt có ngày gặp ma, nên chỉ sau 4 chuyến hàng thành công, đến chuyến thứ 5 thì bị công an phát hiện, tịch thu lô hàng. A., cùng mấy người bạn phải bỏ lại hàng hóa để khỏi bị bắt. Lúc này, A., mới nhận ra sai lầm ngớ ngẩn của mình, trở về Việt Nam thì không có bằng cấp để “trình” bố mẹ, còn ở lại thì thất nghiệp. Không tiền, không bạn bè, A., đành thất thểu trở về Việt Nam cầu viện đến bố mẹ. Quá thất vọng về hành động của con, bố mẹ A., đổ bệnh, phải nhập viện.

Việt Nam đang cần những người có trình độ, có khả năng tiếp thu cái mới, cái tiên tiến. Việc nhiều bạn trẻ Việt Nam đi du học là điều nên khuyến khích nhưng đi du như thế nào để đạt được mục đích “thành công, thành danh” là điều không phải ai cũng có thể đạt được. Vì vậy, để du học không bị “đứt gánh giữa đường”, những người trong cuộc cần phải có những bước chuẩn bị thật sự kỹ càng và chín chắn.

Xác định rõ mục tiêu đi du học

Mặt trái du học: “Du” nhiều… “học” ít
Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường du học để có cơ hội mở rộng tầm hiểu biết và giao lưu với nhiều nền văn hoá trên thế giới, đây là điều gia đình và toàn xã hội cần phải khuyến khích. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay không thể không chú ý đến là nhiều bạn trẻ lựa chọn đi du học theo cảm tính, ý muốn của gia đình, quyết định nóng vội, không xác định được ngành nghề mình muốn học, phù hợp với bản thân… Chính những sai lầm này đã khiến nhiều du học sinh Việt Nam phải chịu cảnh đứt gánh giữa đường, bỏ dở con đường du học của mình.

Đi du học luôn là một quyết định quan trọng trong cuộc đời. Vì vậy, để đi du học thành công, các bạn trẻ và gia đình cần phải xác định thật kỹ năng khiếu, năng lực của bản thân, phải tìm hiểu thật chi tiết về ngành nghề, trường đăng ký học, môi trường học tập ở nước ngoài, văn hóa ở nước sở tại... Ngoài ra, một mặt trái của việc đi du học là trình trạng du học sinh Việt Nam bị Tây hóa quá mức. Điều này không những khiến du học sinh khó hòa nhập với môi trường làm việc tại quê hương khi về nước mà còn gây xung đột về lối sống với bố mẹ, ông bà. Như vậy, việc hiểu rõ, nhận thức được các giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc là điều mà các bạn trẻ trước khi đi du học cần phải lưu tâm.

Ông Phạm Ngọc Thanh (Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)

Minh Thắng

Ông Phạm Ngọc Thanh (Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !