Loại cỏ rất quý nhưng ở Việt Nam chỉ cho bò ăn: Chuyên gia chỉ ra 12 tác dụng

Ít ai có thể ngờ loại cỏ mần trầu chỉ để cho bò ăn ở Việt Nam lại là một bài thuốc quý của Trung Quốc.

Cỏ mần trầu

Ở Việt Nam là cỏ dại, sang Trung Quốc là thuốc quý

Cỏ mần trầu (cỏ dế mèn) là loại cỏ dại mọc ven đường, bãi hoang, bờ ruộng tại Việt Nam. Loại cỏ này có rễ khá sâu, chính vì vậy chúng có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước trong nước rất mạnh để sinh sôi phát triển nhanh.

Đây cũng là lý do mà cỏ mần trầu được coi là hung thủ xâm chiếm đất nông nghiệp, lấy chất dinh dưỡng của cây trồng. Người dân thường sử dụng loại cỏ này để cho bò ăn, trẻ em nông thôn hay lấy cỏ mần trầu làm tổ nuôi dế mèn.

Trong khi đó, người dân Trung Quốc coi cỏ mần trầu là một bài thuốc truyền thống rất phổ biến. Tại đất nước này, cỏ mần trầu được bán với giá khoảng 20 nhân dân tệ nửa cân (khoảng 67 nghìn đồng).

Cỏ mần trầu thực sự tốt như thế nào?

Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) đã có dịp chia sẻ kinh nghiệm về cách dùng loại cỏ này. Theo vị lương y, cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica (L) Gaertn, họ Lúa (Poaceae). Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát.

Theo giới chuyên môn Đông y, cỏ mần trầu được biết đến là loại thảo dược có hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh cho cơ thể. Các thành phần của chúng khá lành tính nên điều trị được nhiều loại bệnh.

Lương y Sáng cũng chia sẻ một số bài thuốc quý báu từ cỏ mần trầu:

1. Chữa cao huyết áp

Cách dùng: Lấy tòa cây mần trầu (cả rễ) đi rửa sạch, thái nhỏ. Giã nát cùng 500g cần tây, hòa với một chén nước đun sôi để nguội, vắt lọc lấy nước cốt. Có thể cho thêm đường.

Chia 2 lần uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

2. Bệnh nhân lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng

Cách dùng: Cỏ mần trầu 40g. Sắc với 200ml, uống một lần trong ngày.

3. Phụ nữ có thai người nóng dẫn đến táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực

Cách dùng: Cỏ mần trầu khô 12 - 16g sắc với 300ml, chia uống 2 - 3 lần/ngày.

4. Trẻ em mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi

Cách dùng: Cỏ mần trầu tươi 120g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ mần trầu khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần/ngày.

5. Nóng trong người, tiểu gắt và vàng, da mẩn đỏ

Cách dùng: Cỏ mần trầu 40g. Sắc uống một lần/ngày, có thể thêm 20g Rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.

6. Chữa đái dầm ở trẻ

Cách dùng: Cỏ mần trầu 20g. Mùi tàu 20g. Rau ngổ 20g. Cỏ sữa lá nhỏ 10g. Thái nhỏ, sắc, uống sau bữa ăn chiều.

7. Chữa sốt cao co giật, hôn mê

Cách dùng: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.

8. Thanh nhiệt, giải độc

Cách dùng: Cỏ mần trầu 8g, Cỏ tranh 8g, Rau má 8g, Cỏ mực 8g, Cam thảo đất 8g, Ké đầu ngựa 8g, Gừng tươi 2g, Củ sả 4g, Vỏ quýt 4g.


9. Chữa viêm da, vàng da

Cách dùng: Cỏ mần trầu tươi 60g. Rễ cây Tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống.
Cách dùng: Cỏ mần trầu 16g, Cỏ tranh 16g. Sắc uống trong ngày.

12. Trị kiết lỵ

Cách dùng : Cỏ mần trầu 40-80g, sắc nước hòa đường mật uống, ngày 02 lần.

Lưu ý khi dùng cỏ mần trầu

Khi dùng cỏ mần trầu làm thuốc, bạn nên chọn cây xanh, không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật như thuốc sâu, thuốc diệt cỏ… để tránh bị nhiễm độc

Trước khi sử dụng bài thuốc về cỏ mần trầu cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ.

Theo khampha/Helino

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !