Liên tiếp bệnh nhân suy thận do thuốc nam: Cách nhận biết dược liệu rởm

Tại bệnh viện, bác sĩ thường xuyên tiếp nhận các trường hợp suy thận, suy gan do sử dụng các loại thảo dược, thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc.
Liên tiếp bệnh nhân suy thận do thuốc nam: Cách nhận biết dược liệu rởm - ảnh 1

Bệnh nhân bị suy thận điều trị tại Bệnh viện tỉnh Tuyên Quang.

Hại thận vì thuốc nam 

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị Dung, 62 tuổi, trú tại xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, tiểu ít...

Gia đình người bệnh cho biết, từ đầu tháng 5/2017 đã đưa người bệnh đến cơ sở y tế tư nhân để khám, được chẩn đoán suy thận độ III, được tư vấn nhập viện điều trị nhưng người bệnh không đồng ý mà quyết định về nhà đi “bốc thuốc nam” để uống.

Sau 2 tuần uống không thấy đỡ, bệnh trở nặng, tiểu ít hơn, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng không tự chủ được, bệnh nhân mới chịu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh để khám bệnh và điều trị.

Sau khi người bệnh nhập viện, các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng cho thấy các chỉ số sinh hóa máu về chức năng thận đều tăng cao (ure: 20.5 mmol/l, Creatinin: 643 µmol/l...). Các bác sỹ khoa Nội Thận khớp, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã điều trị tích cực cho người bệnh bằng các phương pháp: bù dịch, điều chỉnh điện giải...

Bác sỹ CKI Nguyễn Văn Long, Phó trưởng khoa Nội Thận Khớp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Bệnh nhân Trần Thị Dung được chẩn đoán suy thận mạn, đã tự ý dùng thảo dược không rõ nguồn gốc để uống nên tình trạng bệnh đã nặng hơn.

Hiện tại, sau 2 ngày, người bệnh đã đỡ đau bụng, đỡ tức ngực, không còn buồn nôn, giảm đi ngoài, không còn bị tiểu ít và đang tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nội Thận khớp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị suy thận, nhiễm độc chì do sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.

Chỉ tính riêng Khoa Thận Tiết niệu, trung bình mỗi tháng tiếp nhận từ 3-4 bệnh nhân bị suy thận cấp do sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Thường những bệnh nhân này tiên lượng rất khó khăn do không biết chính xác độc chất trong các thảo dược không rõ nguồn gốc này hoặc do hóa chất sao tẩm và bảo quản thuốc.

Nhận biết dược liệu “rởm”

Theo báo cáo của Cục Y dược Cổ truyền, Bộ Y tế từ năm 2012 – 2015, Cục Quản lý YDCT đã phối hợp với Thanh tra Bộ, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Dược liệu đã tiến hành kiểm tra chất lượng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc đã phát hiện ra nhiều dược liệu không đảm bảo chất lượng.

Trong đó, dược liệu hay bị giả: Liên nhục (dùng phần bỏ đi sau khi lấy Liên tâm); Thỏ ty tử (trộn nhiều tạp chất).

Dược liệu kém chất lượng: Phòng phong; Cam thảo, Hoè hoa lẫn nhiều tạp chất; Ba kích (mốc bên trong); Nhục thung dung; Kim ngân hoa.

Dược liệu nhuộm chất màu: Hồng hoa nhuộm bột và màu; Hoài sơn nhuộm bột màu vàng; Đan sâm nhuộm màu đỏ.

Dược liệu sai loài so với quy định trong DĐVN và trong Danh mục thuốc được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán: Hoàng kỳ (Hồng kỳ) , Ý dĩ (hạt Bo bo), Hoài sơn (Củ mỡ, Sắn), Tang ký sinh, Dây đau xương, Nhân trần, Thạch xương bồ, Thổ phục linh, Thăng ma; Thiên ma; Xuyên bối mẫu, Uy linh tiên, Tần giao; Ngũ linh chi...

Năm 2013, Cục đã kiểm tra và phát hiện thêm 05 vị thuốc YHCT: Thăng ma, Thiên ma, Ý dĩ, Hoài sơn, Hoàng kỳ bị nhầm loại và một số dược liệu khác như: Kim ngân hoa, Phòng phong, Uy linh tiên, Khương hoạt, Hoàng bá, Tế tân, Tần giao, Đan sâm, Xuyên Khung, Phòng đẳng sâm... Hoặc nhiều dược liệu nghi ngờ kém chất lượng như bị chiết hoạt chất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị.

Theo báo cáo của Cục Y dược Cổ truyền trong năm 2014 – 2015, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức kiểm tra chất lượng dược liệu, vị thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh và trong các cơ sở kinh doanh dược liệu, trong đó tập trung kiểm tra chất lượng các dược liệu, vị thuốc đã có khuyến cáo của Bộ Y tế tại các cơ sở kinh doanh dược liệu.

Kết quả cho thấy: hầu như trong các cơ sở kinh doanh dược liệu đều có 02 loại: một loại có chất lượng tốt, đúng loài; một loại không đúng loại hoặc có chất lượng không tốt, như: Ý dĩ (có hạt Bo bo), Thăng ma, Thiên ma, Hoàng kỳ (Hồng kỳ), Hoài sơn (Củ mỡ, Sắn), Thổ phục linh và phần lớn các dược liệu chưa được chế biến đúng theo quy định.     

Bộ Y tế cũng đã đưa ra nhiều quy định để quản lý thị trường dược liệu nhập khẩu như yêu cầu tất cả dược liệu nhập vào Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, có đối tác cụ thể; dược liệu nhập khẩu trong danh mục phải có Phiếu kiểm nghiệm của từng lô của cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP hoặc Phiếu kiểm nghiệm của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Tuy nhiên, để quản lý được mặt hàng liên quan tới sức khỏe con người như dược liệu, cần có chế tài mạnh hơn trong việc kinh doanh dược liệu, phải xem dược liệu nhập lậu là hàng giả và xử lý nghiêm như thuốc giả để người dân không phải dùng thuốc kém chất lượng. 

Phương Thuý

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !