Lịch trình di chuyển bệnh nhân 962 mới mắc Covid- 19 ở Hà Nội

Ca bệnh mới mắc Covid- 19 tại Hà Nội là nhân viên ngân hàng đã từng xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính, và nằm viện cùng BN 812. 

{keywords}
Hà Nội thêm một ca mắc Covid- 19


CDC Hà Nội vừa công bố kết quả điều tra trường hợp mắc Covid-19 tại Thanh Xuân - ca bệnh 962 ở Việt Nam.

Theo đó, bệnh nhân là N.M.C. (30 tuổi, trú tại số 6 ngõ 91 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân). Bệnh nhân làm việc tại một ngân hàng tại quận Hoàn Kiếm.

Trước đó, từ ngày 20-22/7, bệnh nhân đi công tác Đà Nẵng. Tại đây, bệnh nhân lưu trú tại khách sạn 331 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Sáng ngày 21/7, bệnh nhân có đến văn phòng công chứng Đà Nẵng và UBND quận Sơn Trà; buổi chiều cùng ngày  đến UBND quận Sơn Trà lấy kết quả rồi về khách sạn; buổi tối đi ăn tại quán bún ở đường Hùng Vương (không nhớ rõ địa chỉ).

Ngày 22/7: bệnh nhân có đến chợ Cồn và ra sân bay về Hà Nội trên chuyến bay VJ520 khởi hành 11h35 về đến Hà Nội khoảng 14 giờ, bệnh nhân bắt xe Grab về ngân hàng.

Tại cơ quan bệnh nhân tiếp xúc với tất cả nhân viên tại cơ quan (khoảng 20 người). Tối cùng ngày, bệnh nhân có đến thăm vợ con tại địa chỉ 128C Đại La, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng; sau đó bệnh nhân về ngủ tại nhà trọ địa chỉ 6 ngõ 91 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân.

Trong 2 ngày tiếp theo (23-24/7), bệnh nhân đi làm bình thường, tiếp tục tiếp xúc với nhân viên trong cơ quan và tối cùng ngày lại đến thăm vợ con.

Trong 2 ngày 25-26/7, bệnh nhân có đi du lịch với cơ quan tại Sầm Sơn.

Khi trở về Hà Nội, bệnh nhân vẫn tiếp tục đi làm tại cơ quan và có tiếp xúc với các nhân viên trong cơ quan. Đến chiều ngày 30/7, sau khi đọc được thông tin dịch ở Đà Nẵng, bệnh nhân tự cách ly tại nhà.

Khi cách ly tại nhà, tối ngày 2/8, một người bạn tên là Lê Văn Hải có đến phòng bệnh nhân ăn uống.

Sáng hôm sau, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt 39 độ C được bệnh viện Thanh Nhàn lấy mẫu gửi CDC Hà Nội làm xét nghiệm PCR, kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính.

Khi đến BV Thanh Nhàn hôm 3/8, bệnh nhân ở cùng phòng với bệnh nhân Covid-19 thứ 812 - nhân viên giao bánh tại cửa hàng pizza và  một nhân viên khác, cả 3 cùng đeo khẩu trang.

Bệnh nhân cũng mượn điện thoại của bệnh nhân 812 gọi về cho gia đình.

Ngày 4/8, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2, chiều cùng ngày bệnh nhân được cho ra viện vì đã qua 14 ngày về từ Đà Nẵng và không còn triệu chứng sốt.

Khi trở về nhà, từ ngày 4- 14/8, bệnh nhân không đi làm, chủ động cách ly tại phòng trọ (ở 1 mình). Hàng ngày, bệnh nhân nhận gọi ship đồ ăn, thanh toán qua thẻ, không tiếp xúc trực tiếp với người giao hàng. Tại khu nhà trọ, bệnh nhân có tiếp xúc với chủ nhà và mẹ của chủ nhà (bệnh nhân có đeo khẩu trang).

Ngày 6/8, bệnh nhân có tiếp xúc với anh Mạnh lúc 14h45 trong 15 phút để bàn công việc tại tầng 3, tòa nhà Golden Palace, Mễ Trì, Nam Từ Liêm (cả 2 có đeo khẩu trang).

Ngày 8/8: Bệnh nhân có nhờ đồng nghiệp mua đồ đến và có tiếp xúc gần (2 người đều đeo khẩu trang). Lúc 11 giờ 30 phút, bệnh nhân có gặp và nói chuyện với chị Cúc ở đầu ngõ nhà bệnh nhân cả hai không đeo khẩu trang (địa chỉ nhà chị Cúc ở 147 Trương Định, Hai Bà Trưng).

Đến ngày 10/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng giảm vị giác, giảm khứu giác nhưng tự ở nhà theo dõi. Đến ngày 14/8, bệnh nhân tự lái xe máy đến Bệnh viện Thanh Nhàn, gửi xe tại bãi đỗ xe trước cổng viện và được chuyển vào khu cách ly T9.

Kết quả xét nghiệm sàng lọc ngày 15/8 cho thấy bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2. CDC Hà Nội cũng khẳng định kết quả xét nghiệm dương tính.

Hiện tại bệnh nhân đã được chuyển điều trị và cách ly tại bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương cơ sở 2.

Ngay sau khi xác định ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã xác minh 5 ca F1 (đã lấy mẫu và chuyển cách ly tập trung tại trường Cao đẳng Nghề Công Nghệ Cao - Nam Từ Liêm; hiện tại chưa có kết quả); 41 ca F2 của bệnh nhân tiếp tục điều tra lịch trình di chuyển của bệnh nhân, rà soát những người có liên quan, tiếp xúc với bệnh nhân để cách ly, theo dõi sức khỏe.

P.Thúy

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !