Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, cả bệnh viện đi xét nghiệm máu cứu bệnh nhân

Bị một con dao gọt hoa quả đâm vào bụng, anh Tuấn bị vết thương rất nặng với tá tràng bị cắt đôi, đầu tụy bị đâm, dạ dày bị thủng… tiên tượng khả năng tử vong rất cao.

Bệnh nhân Tuấn đã qua cơn nguy kịch nhờ những giọt máu của nhân viên y tế và người xa lạ


Thủng đa tạng vì xích mích do rượu


Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn Hà Nội vừa cấp cứu một trường hợp bệnh nhân đặc biệt. Bệnh nhân Nguyễn Văn Tuấn vào viện trong tình trạng đa chấn thương.

Theo người nhà của bệnh nhân vào lúc 15:30 ngày 4 tháng 1 năm 2018, khi bữa liên hoan do anh Tuấn tổ chức vừa mới kết thúc, bạn bè đang cùng với anh Tuấn hát Karaoke, thì bỗng dưng xảy ra xích mích, mọi người say rượu nên mất sự kiểm soát.

Một trong số những người bạn đã dùng con dao gọt hoa quả đâm anh Tuấn đúng 3 nhát vào bụng. Vết thương bên ngoài chỉ nhỏ gọn vài cm nhưng tổn thương bên trong thì lại rất nghiêm trọng.
Thấy Tuấn bị thương, bạn bè nhanh chóng đưa Tuấn vào Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn để cấp cứu. Toàn bộ tá tràng bị đứt làm đôi, đầu tụy bị rách, dạ dày bị xuyên thủng, động mạch vành vị bị đứt và chảy máu dữ dội, nhánh phải tĩnh mạch gan cũng bị đứt rời, cơ hoành bị thủng gây tràn máu tràn khí màng phổi cả hai bên.

Dù đang trong tình trạng sốc mất máu quá nặng, nhưng anh Tuấn vẫn kịp ngóc đầu dậy để nói với bác sĩ một câu ngắn gọn: “Xin hãy cứu tôi”.

Bác sĩ Chuyên khoa Cấp 2 Nguyễn Văn Tụy, Trưởng khoa Ngoại của Bệnh viện cho biết thấy vết thương của bệnh nhân quá nặng, làm thế nào để cứu được mạng sống cho một bệnh nhân quá nặng với những tổn thương quá khó? Để an toàn cho bác sĩ và bệnh viện, chỉ có một cách tốt nhất là chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để giũ bỏ trách nhiệm nếu có điều xấu xảy ra nhưng đó sẽ là quyết định mà bệnh nhân chắc chắn phải trả giá bằng cái chết. Cứ nghĩ đến lời của bệnh nhân nói với bác sĩ, Bác sĩ Tuỵ lại thấy không thể để bệnh nhân đi lên tuyến trên.

Bác sĩ Tụy báo cáo nhanh với bác sĩ Nguyễn Văn Sứng, Giám đốc Bệnh viện; và ngay lập tức bác sĩ Sứng quyết định chuyển thẳng bệnh nhân lên phòng mổ.

Đó là câu lệnh ngắn gọn, ngắn gọn đến mức chỉ có động lệnh mà không có dự lệnh, nhưng đó là câu lệnh vô cùng ý nghĩa của Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Văn Sứng, nó quyết định vận mạng của một con người.

Thời gian từ lúc bệnh nhân vào viện cho đến khi mở ổ bụng, chỉ vỏn vẹn đúng 15 phút. Các y bác sĩ ngay lập tức lao vào cuộc chiến dành giật sự sống của bệnh nhân, họ truyền đến 10 đơn vị máu, nhờ những nỗ lực của đội phẫu thuật và hồi sức, cùng với những anh hùng hiến máu, ca mổ đã thành công.

Nhân viên y tế dồn dập đi xét nghiệm máu

Suốt thời gian phẫu thuật 3 tiếng đồng hồ, bệnh nhân Tuấn được truyền tổng cộng 10 đơn vị máu. Bình thường, các đơn vị máu này sẽ được lấy từ ngân hàng máu ở Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, do những người tình nguyện hiến tặng.

Trường hợp tối cấp cứu như của anh Tuấn, có một sự thật rất đơn giản, là tình trạng mất máu quá nặng làm cho anh Tuấn không có cơ hội đợi chờ máu từ ngân hàng mang đến.

Mặt khác kết quả xét nghiệm anh Tuấn thuộc nhóm máu hiếm AB, nếu truyền nhóm máu khác với số lượng nhiều sẽ rất nguy hiểm, nên bắt buộc phải truyền cùng nhóm.

Là bác sĩ, bất cứ ai cũng sẽ hiểu, rằng máu là hiện thân của bi kịch dẫn đến cái chết, nếu như nó không được cung cấp đầy đủ, không đúng chủng loại và không đúng thời điểm.

Ý thức được điều đó, nên ngay sau khi ra quyết định đẩy bệnh nhân lên phòng mổ, bác sĩ Nguyễn Văn Sứng đã xác định máu là chìa khóa cứu bệnh nhân khỏi lưỡi hái của tử thần. Và anh đã thông báo cho tất cả các khoa phòng, kêu gọi nhân viên tình nguyện đến làm xét nghiệm, tìm ra những người có nhóm máu AB đạt tiêu chuẩn đủ truyền được.

Cũng giống như các y bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, chị không có họ hàng hay thân quen gì với anh Tuấn, nhưng chị biết máu là thứ tài nguyên quý giá nhất, nó có khả năng cứu sống con người chỉ bằng một hành động đơn giản là hiến máu.

Bác sĩ Tạ Văn Sứng cho biết, bệnh viện đã từng cứu sống những bệnh nhân khó, sốc nặng, thậm chí ngừng tuần hoàn. Nhưng không vì thế  các bác sĩ được phép chủ quan. Ngoài các chuyên môn nhanh chóng của bệnh viện, BS Sứng cũng gọi điện nhờ hỗ trợ của tuyến trên nên bệnh nhân đã may mắn thoát khỏi cửa tử.


Khánh Ngọc

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !