Làm đẹp đón Tết, ai ngờ khóc cả mùa xuân

Ngày tết ai cũng muốn “lột xác” để có diện mạo mới đón Tết, tuy nhiên nguy cơ tai biến khi làm đẹp ngày Tết cũng luôn rình rập với người muốn làm đẹp.

Một ca biến chứng sau khi hút mỡ bụng.

Khóc ròng cả Tết

Tết năm 2018, chị Vũ Bích Phương – Nho Quan, Ninh Bình cũng tranh thủ đi làm đẹp để đón Tết. Chị Phương được người quen giới thiệu tới 1 spa ở thành phố Ninh Bình để sửa sang dung nhan của mình. Kết quả, sau khi tiêm filler vào mũi và môi thì vùng môi sưng đẫn đỏ như miếng thịt trâu và cả Tết chị Phương không dám đi đâu chỉ ngồi khóc chờ đến ngày hết Tết ra Hà Nội khám lại.

Chờ đến hết Tết, chị Phương tìm tới bệnh viện lớn thì môi đã bước sang giai đoạn hoại tử.

Trường hợp như chị Phương không phải hiếm, trải qua đợt phẫu thuật hút mỡ bụng vào dịp Tết của năm 2019, chị Nguyễn Thanh Trà – 31 tuổi, Hà Nội kể lại chị mơ ước dáng hình đồng hồ cát nên đã chọn biện pháp hút mỡ. Trải qua nhiều lần tư vấn và chị Trà quyết định hi sinh 1 cái Tết để hút mỡ và nghỉ ngơi. Kết quả, sau khi hút mỡ đón Tết, cả tháng giêng chị phải điều trị ở bệnh viện vì nhân viên hút mỡ gây hoại tử vùng mỡ bụng của khách hàng.

Những ngày cuối năm, hội chị em lại thi nhau tới các trung tâm, cửa hàng làm đẹp để có một diện mạo tuyệt nhất chào đón năm mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được kết quả như ý muốn. Thậm chí, có rất nhiều trường hợp phải “khóc ra tiếng mán” sau khi “chữa lợn lành hóa lợn què”.

Tại nhiều khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ ở các bệnh viện ở Hà Nội, những ngày cận tết, nhiều bệnh nhân phải nhập viện do làm đẹp gấp gáp, làm ở các spa không có tay nghề làm đẹp. Với những người bị biến chứng do làm đẹp, họ thường rơi vào khủng hoảng tâm lý, có người khóc suốt cả dịp Tết hoặc ngại gặp bạn bè.

Bác sĩ Nguyễn Đình Minh - Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ và Hàm mặt Bệnh viện E cho biết nhiều chị em thường có tâm lý ham rẻ, muốn nhanh chóng cho xong việc nên tìm tới các cơ sở làm đẹp không an toàn.

Ngày Tết gần đến, chị em thường muốn có diện mạo, thân hình đẹp hơn đón Tết như các dịch vụ liên quan tới vùng mắt như cắt mí, nâng mũi, ghép mỡ vùng mặt. Có chị em sớm hơn khoảng 4, 5 tuần trước đã phẫu thuật nâng ngực, tạo hình thành bụng sớm để có dáng đẹp đón Tết.

Biến chứng luôn rình rập

Theo bác sĩ Minh tại khoa Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ và Hàm mặt Bệnh viện E, số lượng bệnh nhân tới làm đẹp dịp cuối năm tăng cao gấp đôi nhưng tập trung chủ yếu tiểu phẫu vùng mặt như làm mắt, mũi, tiêm filler. Nhiều chị em coi dịp Tết là ngày nghỉ cũng tranh thủ làm các cuộc đại phẫu để phẫu thuật thẩm mỹ.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua có nhiều ca tai biến vào viện. Qua tìm hiểu, bác sĩ Minh cho biết các tai biến thường liên quan tới các cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép, người làm thẩm mỹ không qua đào tạo cơ bản.

Theo bác sĩ Minh, các dịch vụ tạo hình thẩm mỹ, đơn giản nhất như tiêm filler cũng phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện chứ không phải ai tiêm cũng được. Việc thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ phải làm ở các cơ sở được cấp phép vì nó đủ điều kiện thực hiện.

Nếu không thực hiện điều này thì rất dễ tai biến. Các nguy cơ tai biến có thể gặp:

Thứ nhất, do người thực hiện không nắm được giải phẫu có thể gây biến chứng ví dụ như tiêm filler có thể tiêm vào đường đi của mạch gây tắc mạch, hoại tử, tắc mạch vùng mắt, gây mù lòa.

Thứ hai, với người không được đào tạo bài bản về gây tê, tiêm gây tê có thể tiêm nhiều quá gây ngộ độc và có thể tử vong.

Thứ ba, người làm dịch vụ này cũng không biết được các chất họ làm có bị cấm, được cấp phép hay không. Ví dụ tiêm silicon lỏng bị cấm từ rất lâu nhưng đến nay vẫn có cơ sở làm cho khách gây ra biến chứng lâu dài.

Bác sĩ Minh khuyến cáo nếu thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ ở những cơ sở thẩm mỹ không an toàn, không đảm bảo có thể gây ra các biến chứng, tai biến ví dụ như sốc phản vệ, tai biến ngộ độc thuốc tê, cơn tăng huyết áp kịch phát… họ sẽ không biết cách xử lý và người chịu rủi ro là khách hàng của họ có thể phải đánh đổi bằng cả mạng sống.

Bác sĩ Minh khuyên mọi người khi đi làm đẹp cần có đầy đủ sức khỏe như khả năng liền sẹo tốt, cơ thể đáp ứng được cuộc phẫu thuật nên khi phẫu thuật bác sĩ thường khám sàng lọc trước từ huyết áp, xét nghiệm máu để giảm nguy cơ tai biến có thể xảy ra.

K.Chi

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !