Kẻ ngáo đá đâm chết ca sĩ: Hành động bất thường, không có triệu chứng báo trước

“Bệnh nhân phần lớn bị hoang tưởng, có những hành động bất thường do sử dụng ma túy đá thường bột phát và nhanh, không có triệu chứng báo trước…”, TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, BV Bạch Mai nói.

Ca sĩ Vũ Mạnh Dũng (SN 1978), Phó đoàn trưởng - Đoàn Ca kịch của Nhà hát nhạc Vũ kịch Việt Nam bị anh vợ ngáo đá đâm chết vào tối 18/2.

Sáng 19/2, tin từ  Công an quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) xác định, một người đàn ông bị ngáo đá đốt xe máy, khống chế cả nhà em gái rồi vung dao đâm chết em rể.

Người em rể bị kẻ ngáo đá đâm tử vong là Vũ Mạnh Dũng (SN 1978), Phó đoàn trưởng - Đoàn Ca kịch của Nhà hát nhạc Vũ kịch Việt Nam, vừa được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Đây không phải lần đầu tiên, xuất hiện trường hợp ngáo đá giết người. BS. Nguyễn Văn Tuấn (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội) phân tích “hàng đá” (một dạng tinh thể) được làm từ ma túy tổng hợp có chất methamphetamine gây kích thích. Người dùng chắc chắn sẽ bị nghiện như những loại ma túy khác. Sở dĩ loại ma túy này đang được nhiều người sử dụng vì nó đem lại cảm giác hưng phấn, gây khoái cảm, phấn khích, không còn cảm giác đói, mệt, thiếu ngủ…

Với người mới sử dụng liều thấp sẽ có biểu hiện tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng huyết áp và thân nhiệt, khô miệng, đổ mồ hôi, tiêu chảy, ăn kém ngon. Khi sử dụng liều cao, người dùng trở nên lắm lời, hiếu động, hung bạo, mất ngủ, không còn khả năng suy xét, tăng nhu cầu tình dục.

Ngoài ra, họ sẽ có những hành động kỳ quái do bị kích động. Thế nhưng, theo bác sĩ Tuấn, điều nguy hiểm nhất cho xã hội là khó phát hiện người đang dùng “hàng đá”. Ngay cả lúc thiếu “hàng”, người nghiện chỉ thể hiện trạng thái mất ngủ, mệt mỏi, ủ rũ, trầm cảm và vẫn vượt qua được cơn thiếu thuốc chứ không có triệu chứng vật vã, đau đớn như kẻ nghiện heroin.

Vì vậy, người khác nhìn vào lầm tưởng đó là phản ứng tâm lý bình thường của một người làm việc nhiều, thức khuya, căng thẳng... Người nghiện thường được phát hiện khi đã sử dụng “hàng đá” một thời gian dài.

Người dùng sẽ thay đổi hành vi, tâm tính, hiếu động, luôn có cảm giác khó chịu. Lúc này, hệ thống não đã bị tổn thương bởi chất methamphetamine, gây ra các hành vi hung bạo, liều lĩnh.

Thậm chí, một số người mắc các chứng bệnh tâm thần như: Ảo giác, loạn thần, hoang tưởng. Khi đó, tội phạm có thể ngay bên cạnh chúng ta, những người mà ta không hề có ý thức đề phòng.

Theo bác sĩ Tuấn, việc phát hiện và quản lý người nghiện ma túy, ngáo đá cần chặt chẽ hơn. Người nghiện ma túy đá dễ bị ảo giác, chẳng khác nào bị tâm thần, cần được cách ly khỏi gia đình và cộng đồng để tránh hậu họa.

Người đã tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân sử dụng ma túy đá, TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Phần lớn bệnh nhân bị hoang tưởng, có những hành động bất thường do sử dụng ma túy đá thường bột phát và nhanh, không có triệu chứng báo trước.

TS. BS Nguyễn Văn Dũng cũng nhấn mạnh, điều đáng quan ngại, không phải dùng ma túy đá nhiều hoặc thần kinh kém mới bị hoang tưởng, mà có người dùng một thời gian ngắn, một vài lần đã bị tình trạng trên. Một số dân chơi hiện nay biện minh rằng, sử dụng ma túy tổng hợp sẽ không gây nghiện như Heroin là sai hoàn toàn. Chúng hoàn toàn có thể nghiện, thậm chí nguy hại hơn là có thể dẫn tới tình trạng thần kinh bị tê liệt và không thể hồi phục được.

Cũng theo BS. Dũng, việc thiếu quan tâm, thậm chí quá tin tưởng vào con em mình cũng là nguyên nhân chính của việc trẻ nghiện ma túy đá nhưng không được phát hiện kịp thời. Bác sĩ khuyến cáo khi thấy người thân xuất hiện các triệu chứng loạn thần như: hành vi gây hấn, hoang tưởng, ảo giác… cần được đưa đi khám và điều trị sớm.

Hầu hết người sử dụng ma túy đá đều rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân thường gặp tình trạng này ngay sau khi sử dụng, mất ngủ khoảng 2-3 ngày liên tục. Sau đó, họ lại ngủ bù trong cùng khoảng thời gian đó. Theo bác sĩ Dũng, đây cũng là dấu hiệu quan trọng để thân nhân nhận biết con em mình có khả năng sử dụng ma túy đá hay không.

Một số chuyên gia cho rằng, để bảo vệ bản thân trước sự gia tăng cái ác, các bậc cha mẹ hãy dạy cho con mình khả năng tự vệ cũng như khả năng giúp đỡ và sẻ chia với người khác, tạo nên sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng. Mỗi bạn trẻ hãy rèn cho mình một lối sống, một nhân cách đúng đắn để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

N.Huyền

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !